Bất động sản Biz

Bất động sản thế chấp tại OCB hiện ra sao?

Thứ ba, 19/09/2023 | 13:00 Theo dõi BĐS Biz trên

Tài sản thế chấp tại ngân hàng OCB biến động ra sao?

Trong cuộc đối thoại mở về chủ đề "Nguồn vốn cho bất động sản" diễn ra vào tháng 7/2022, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cho rằng, rủi ro nhất trong hoạt động cho vay bất động sản đó chính là vấn đề pháp lý chưa đầy đủ, và làm không đúng theo chuẩn mực. Còn nếu cho vay đúng theo chuẩn mực thì rủi ro rất thấp.

Có vẻ như "cho vay bất động sản an toàn nhất" nên danh mục tài sản thế chấp của khách hàng tại OCB những năm vừa qua chủ yếu là bất động sản. Theo đó, tài sản thế chấp tại OCB tăng mạnh từ giai đoạn 2019 đến nay.

Cụ thể, năm 2019 tài sản thế chấp hơn 154.344 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản bảo đảm thế chấp bằng bất động sản chiếm tới 61% tổng tài sản thế chấp, ghi nhận hơn 94.217 tỷ đồng. Bên cạnh đó, OCB cũng nắm các tài sản thế chấp là động sản, giấy tờ có giá của khách hàng cùng các tài sản đảm bảo khác.

Đến năm 2022, giá trị tài sản thế chấp tại OCB đã lên mức 271.321 tỷ đồng. Trong đó, lượng bất động sản thế chấp chiếm tới 62% tổng tài sản thế chấp, ghi nhận hơn 170.536 tỷ đồng, tương đương tăng tới 81% so với năm 2019.

Đáng chú ý, tính đến 30/6/2023, bất động sản thế chấp bỗng nhiên lại ‘dậm chân tại chỗ’. Theo đó, giá trị tài sản thế chấp tại nhà băng này đạt hơn 277.000 tỷ đồng, trong đó bất động sản thế chấp xấp xỉ so với đầu năm, chỉ ghi nhận 170.587 tỷ đồng. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ 6%, ghi nhận 127.573 tỷ đồng.

Bất động sản thế chấp tại OCB hiện ra sao?
Bất động sản thế chấp tại OCB hiện ra sao?

Việc nắm giữ lượng lớn bất động sản thế chấp tại OCB liệu có an toàn khi hiện nay thị trường bất động sản giảm giá, thanh khoản thấp đã tác động rất lớn tới khả năng xử lý nợ xấu của các ngân hàng, không dễ dàng để thu lại toàn bộ gốc của khoản vay.

Tại ngân hàng OCB, tổng nợ xấu tính đến 30/06/2023 ghi nhận 4.601 tỷ đồng, tăng tới 52% so với đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng vọt 104% so với đầu năm, ghi nhận hơn 1.276 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn tăng tới 95% lên hơn 1.309 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ 7% ghi nhận hơn 1.475 tỷ đồng. Do đó kéo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ mức 2,23% đầu năm lên 3,18% (vượt mức quy định của Ngân hàng nhà nước).

Đề xuất hạn chế thế chấp bất động sản

Thời gian qua, có một số đề xuất cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần nghiên cứu tạo lập các kênh thông thoáng nhưng có kiểm soát hợp lý để tạo nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động; cho phép các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thế chấp bằng máy móc, sản phẩm đầu ra, đầu vào để hạn chế phải thế chấp bằng bất động sản.

Phản hồi về vấn đề này, NHNN cho biết thực tế, thời gian qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay với nhiều loại hình tài sản khác nhau, như ô tô, tài sản hình thành trong tương lai, hàng hóa luân chuyển, quyền đòi nợ, bất động sản… hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm (TSBĐ) trên cơ sở đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng tài chính để hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó, khách hàng làm việc trực tiếp với TCTD cho vay để đề xuất cụ thể về TSBĐ của khoản vay.

Trong bối cảnh thị trường nhà đất có dấu hiệu đóng băng, giá nhiều loại bất động sản đi xuống dẫn đến nguy cơ thiệt hại cho các khoản vay của ngân hàng, đề xuất như trên có thể phần nào giúp hạn chế rủi ro cho các TCTD.

Số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đã tăng từ mức 1,53% thời điểm tháng 6/2022 lên gần gấp đôi ở mức 2,47% trong nửa đầu năm 2023. Nhiều khoản vay đang được tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023-TT-NHNN, nhưng có thể thấy khi thông tư này hết hiệu lực, nợ xấu chắc chắn sẽ còn tăng cao.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tài sản bảo đảm bằng bất động sản vẫn đang chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang quản lý, khi lên tới 60-80%, việc hạn chế dần các tài sản bảo đảm bằng bất động sản có vẻ bất khả thi.

Lê Thanh - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Bất động sản thế chấp tại LienVietPostBank tăng 44%

Bất động sản thế chấp tại LienVietPostBank tăng 44%

Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank) vừa công bố kết quả Báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán năm 2022. Theo đó, tổng lợi nhuận trước thuế LienVietPostBank đạt 5.689 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, mảng bất động sản thế chấp tại nhà băng này lên hơn 418 nghìn tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021.
Bất động sản thế chấp lớn, 'ông lớn' ngân hàng chật vật thanh lý

Bất động sản thế chấp lớn, 'ông lớn' ngân hàng chật vật thanh lý

Khoảng 70% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng là bất động sản. Khi thị trường bất động sản gặp khó khăn khiến việc phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu gặp trở ngại.
Ngân hàng VIB 'sở hữu' hơn 300.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp

Ngân hàng VIB 'sở hữu' hơn 300.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp

Ngân hàng VIB đang tăng tốc rao bán hàng loạt tài sản đảm bảo là bất động sản thế chấp của khách hàng cá nhân để nhanh chóng thu hồi nợ xấu. Tính đến hết quý 3/2022, nhà băng này cũng đang ôm' hơn 300.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp.
Nợ xấu ngân hàng MSB giảm, hơn 131.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp

Nợ xấu ngân hàng MSB giảm, hơn 131.000 tỷ đồng bất động sản thế chấp

Tính đến hết quý 3/2022, ngân hàng MSB đang cho vay lĩnh vực bất động sản hơn 21.000 tỷ đồng và có hơn 131.000 tỷ đồng bất động sản đang thế chấp. Đặc biệt, nợ xấu ngân hàng đã giảm 5% nhưng nợ cần chú ý lại tăng tới 80%.
Ngân hàng nắm giữ hàng trăm nghìn tỷ đồng bất động sản thế chấp

Ngân hàng nắm giữ hàng trăm nghìn tỷ đồng bất động sản thế chấp

Bất động sản thế chấp tại ngân hàng bao gồm đất đai, nhà ở, nhà xưởng, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với công trình xây dựng. Đó có thể là các tài sản hiện có, cũng có thể là các tài sản hình thành trong tương lai
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Bất động sản Biz