Bất động sản Biz

Ngân hàng OCB lãi hơn 4.300 tỷ đồng trong năm 2022

Thứ năm, 02/02/2023 | 18:31 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo báo cáo tài chính (BCTC), năm 2022 tổng tài sản và các mảng kinh doanh tại ngân hàng OCB đều tăng trưởng, đặc biệt là hoạt động chuyển đổi số và bán lẻ. Tuy nhiên, số dư nợ xấu và dòng tiền không mấy lạc quan.

Lợi nhuận ngân hàng OCB giảm 

Mới đây, ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – mã: OCB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với lợi nhuận trước thuế cả năm đạt hơn 4.389 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước.

Trong đó, thu nhập lãi thuần của ngân hàng OCB tiếp tục tăng trưởng hơn 22% đạt hơn 6.947 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi cũng ghi nhận tăng trưởng như lãi thuần từ mảng dịch vụ tăng gần 23% mang về hơn 1.014 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 45% đạt hơn 145 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng hơn 60% mang về hơn 644 tỷ đồng

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư năm 2022 lỗ tới 140 tỷ đồng trong khi năm 2021 lãi hơn 1.744 tỷ đồng và chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 77 tỷ đồng trong khi năm 2021 lãi hơn 203 tỷ đồng.

Như vậy, tổng thu nhập hoạt động trong năm 2022 tại ngân hàng OCB sụt giảm 4% so với năm ngoái, mang về hơn 8.533 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng 28% lên mức gần 3.077 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tăng nhẹ 7% lên hơn 1.067 tỷ đồng. Đây là lý do khiến tăng trưởng lợi nhuận tại OCB đảo chiều trong năm 2022.

loi-nhuan-ngan-hang-OCB

Lợi nhuận tăng trưởng âm, dòng tiền tại OCB cũng đang trong trạng thái âm.

Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh ngân hàng OCB âm tới 3.157 tỷ đồng, trong khi năm ngoái vẫn dương 5.556  tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền hoạt động đầu tư và tài chính cũng ghi nhận mức âm lần lượt là 96 tỷ đồng và 7,7 tỷ đồng.

Như vậy, kết thúc năm 2022, dòng tiền thuần trong kỳ của OCB âm tới 3.253 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn ghi nhận dương 5.489 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng tăng 5,2% đạt 193.994 tỷ đồng. Số dư tiền gửi của OCB tăng nhẹ 3,4% đạt 102.211 tỷ đồng và tăng trưởng cho vay khách hàng của OCB đạt 17,4% với 119.803 tỷ đồng.

Đáng chú ý về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tại thời điểm 31/12/2022 của ngân hàng OCB là 2.671 tỷ đồng, tăng thêm 1.321 tỷ đồng (tương đương tăng gần 98%) so với đầu năm.

Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng đến 106% so với đầu năm, xuống còn 670,5 tỷ đồng, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gấp gần 3 lần, lên mức 626 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng đến 88% lên mức 1.375 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của OCB tăng từ 1,32% hồi đầu năm lên mức 2,23%.

no-xau-tai-OCB
Chi tiết các nhóm nợ xấu tại ngân hàng OCB (nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2022)

Bên cạnh nợ xấu tăng mạnh, tính đến 31/12/2022, lãi dự thu tại OCB tăng 33% so với đầu năm, tương đương tăng thêm 476 tỷ đồng, từ 1.460 tỷ đồng lên 1.937 tỷ đồng.

Lãi dự thu là khoản lãi dự kiến sẽ thu được trong tương lai và là một phương thức hạch toán trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, Tuy nhiên, nếu lãi dự thu không thể thu hồi trong thời gian dài có thể do nợ xấu hoặc bên phải trả mất khả năng thanh toán thì sẽ có những rủi ro nhất định. Con số lãi dự thu càng lớn, khả năng tác động đến lợi nhuận ngân hàng càng cao.

Ngân hàng số OCB OMNI có số lượng người dùng tăng gấp 1,7 lần cùng kỳ

Trong năm 2022, ngân hàng OCB đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm mới như: Nền tảng vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home; ra mắt tài khoản số ngắn - số đẹp; giải pháp thanh toán số dành cho doanh nghiệp - OCB ProPay; thẻ tín dụng trả góp 0 đồng - Installment Card… Chính sự đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động số hóa đã giúp OCB tăng trưởng mạnh trong hoạt động của mảng Bán lẻ (Retail Banking).

Tính đến hết quý 4/2022, huy động của khối bán lẻ tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; dư nợ cho vay bán lẻ tăng 31%. Tổng số khách hàng tăng 48% so với năm 2021.

Năm 2022, ngân hàng số OCB OMNI có số lượng người dùng tăng gấp 1,7 lần cùng kỳ. Trong đó, khách hàng đăng ký mới tăng 200% so với năm 2021, tổng số lượng giao dịch tăng hơn 83%.

Tổng số tiền gửi tiết kiệm trực tuyến trên OCB OMNI trong năm 2022 tăng 55% so với 2021.

Với mảng kinh doanh thẻ, kết thúc quý 4/2022, số lượng thẻ phát hành mới tăng 161% so với năm 2021; tổng thu thuần phí và lãi tăng 166% so với năm 2021, cơ cấu thu nhập từ thẻ có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của thu phí từ mức 32% năm 2020 lên 58% năm 2022.

Số lượng khách hàng sử dụng ProPay năm 2022 tăng vọt, số lượng khách hàng sử dụng gói cơ bản tăng 203%, gói nâng cao và chuyên biệt tăng 170%.

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz