Tin bất động sản ngày 5/12 đáng chú ý với thông tin kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy hàng loạt vi phạm đã xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sân golf tại Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng và các sản phẩm tại dự án tổ hợp căn hộ dịch vụ The Five Residences Hanoi có giá cho thuê từ 2,4 triệu đồng/đêm...
Thanh tra Chính phủ công bố loạt vi phạm tại các sân golf ở Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế, Lâm Đồng
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch. Cụ thể, thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TP. HCM, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, Cần Thơ.
Thời kỳ thanh tra kéo dài trong vòng 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2017, gồm các nội dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch, chấp hành chính sách pháp luật về kinh doanh và đầu tư du lịch, cổ phần hóa doanh nghiệp du lịch.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, tại Hải Phòng có 2 dự án bị thanh tra là dự án khu tổ hợp resort Sông Giá do Công ty TNHH Hyundai E&C Vina Sông Giá làm chủ đầu tư và dự án đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao do Công ty TNHH Nhật Hạ (nhà đầu tư là Công ty TNHH Nhật Hạ).
Cụ thể, tại dự án khu tổ hợp resort Sông Giá, kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ nêu rõ UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết sân golf và khu nghỉ dưỡng tổ hợp trong khi sân golf trong dự án chưa có quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 04 ngày 10/1/2001; không thực hiện việc nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời chp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế quy định; việc lập quy hoạch, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch đối với dự án của các cơ quan tham mưu và UBND TP Hải Phòng còn chưa tốt, dẫn đến quá trình thực hiện quy hoạch (3 năm) đã phải điều chỉnh quy hoạch, đồng thời phải thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 8; chưa thực hiện việc đôn đốc, gia hạn đối với dự án chậm tiến độ, chưa thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định. Nhà đầu tư không thực hiện một số hạng mục của dự án (từ năm 2013 đến năm 2018), vi phạm điểm i, khoản 1 điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Đối với dự án đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, kết luận cho biết thời điểm thanh tra, UBND TP Hải Phòng chưa phê duyệt giá đất, nhà đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất do chưa ký hợp đồng thuê đất.
Tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, có 11 dự án nằm trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ lần này. Trong đó, một số dự án tiêu biểu như Khu quần thể sân golf và các dịch vụ đi kèm do Công ty cổ phần Thiên An làm chủ đầu tư.
Kết luận thanh tra cho biết công tác kiểm đếm, phê duyệt thanh toán đền bù giải phóng mặt bằng triển khai chậm và kéo dài gần 4 năm. Do nhiều lần phải tiến hành làm lại các thủ tục thay đổi điều chỉnh thiết kế, nhất là phê duyệt lại quy hoạch 1/500 nên tiến độ thực hiện không đảm bảo đúng cam kết phải xin điều chỉnh gia hạn tiến độ. Tại thời điểm thanh tra, dự án đang bị chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 khoảng 12 tháng theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 2.
Hay như tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô có nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô (được thành lập bởi Tổng công ty Phong Phú, Công ty TNHH Sơn Tùng, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phong Phú, Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam; Công ty cổ phần Phát triển nhà và đô thị Phú Quốc, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế).
Kết luận chỉ ra rằng nhà đầu tư đã thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện đầu tư dự án số tiền 19 tỷ đồng. Do có sự thay đổi nhà đầu tư góp vốn, tỷ lệ góp, tính đến ngày 31/7/2018 các doanh nghiệp đầu tư đã tiến hành góp được 57,9 tỷ đồng (khoảng 18% vốn điều lệ). Sau thời gian được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 vào tháng 11/2010 với tổng diện tích sử dụng đất 292ha, do vướng mắc trong việc sân golf chưa được bổ sung vào quy hoạch nên công tác giải phóng mặt bằng chưa được triển khai.
Năm 2017, UBND huyện Phú Lộc đã ban hành các thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại 4 đợt, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư trên 26h. Nhưng tới thời điểm thanh tra, nhà đầu tư vẫn chưa tiến hành khởi công công trình. Sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2, dự án được cấp giấy phép quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng (năm 2017), nhà đầu tư đã trình thẩm định phê duyệt quy hoạch, đã thực hiện rà soát, điều chỉnh hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch (năm 2018) nhưng chưa được các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận để thẩm định.
Thanh tra Chính phủ khẳng định, dự án chậm tiến độ khởi công theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 là 14 tháng. Đáng chú ý, trong cả 2 lần cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư xây dựng sân golf 27 lỗ chưa được lập, chưa được thẩm định, phê duyệt và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tại tỉnh Quảng Nam, đối với dự án sân golf Indochina Hội An, Thanh tra Chính phủ cho biết nhà đầu tư là Công ty cổ phần sân golf Indochina Hội An và Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng thuê đất năm 2011; UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2014.
Báo cáo kết luận chỉ ra, giai đoạn 2008-2013, nhà đầu tư sử dụng dưới 500 lao động nên sẽ không được hưởng ưu đãi về tỷ lệ % thuê đất theo quy định. Xác định lại thời gian khấu trừ hết tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất phải nộp là 5 năm 5 tháng, không phải 16 năm 10 tháng như Thông báo 6770/2014 của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 4/2013, Công ty cổ phần sân golf Indochina Hội An bắt đầu phải nộp tiền thuê đất theo quy định với tổng số tiền gần 42 tỷ đồng (chưa được cơ quan thuế thông báo nộp và chưa nộp).
Thanh tra Chính phủ còn phát hiện nhà đầu tư chưa thực hiện báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 118/2015 của Chính phủ.
Tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An (Quảng Nam), kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra tiến độ thực hiện đang chậm theo cam kết. Thời điểm tháng 7/2018 dự án mới đang triển khai thực hiện cọc thử và cọc đại trà, thi công hầm kết nối với dự án sân golf Indochina Hội An, san lấp mặt bằng, triển khai trồng dừa, chưa có hạng mục xây dựng được hoàn thành. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Indochina Thế kỷ 21 Resort (được thành lập bởi Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình và Công ty Indochina Invision Capital Ltd) chưa thực hiện báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 118/2015 của Chính phủ.
Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf Tuyền Lâm 18 lỗ ở tỉnh Lâm Đồng đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, hạ tầng giao thông cơ sở vật chất, hạng mục khách sạn 4 sao đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 11/2015. Sân golf Tuyền Lâm 18 lỗ đưa vào hoạt động từ tháng 4/2013 (theo đúng tiến độ), hạng mục khách sạn 5 sao và 400 căn biệt thự chưa đầu tư, đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch. Nhà đầu tư đang đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết dứt điểm đề xuất được chuyển hình thức trả tiền thuê đất hàng năm sang một lần cho cả thời gian thuê; cấp phép được khai thác lâm sản trên phần diện tích đã được chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện xây dựng các hạng mục công trình chưa đầu tư.
Từ những sai phạm nêu ra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND 9 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) kiểm điểm theo quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có trách nhiệm liên quan; đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý, có giải pháp sớm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được thanh tra chỉ ra.
TP HCM muốn thu thuế bất động sản thứ 2 để tránh tình trạng đầu cơ
UBND TP HCM vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội).
Theo TP HCM, Nghị quyết 54/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM sau 5 năm triển khai dù đạt được một số kết quả nhưng về cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhất là cơ chế chính sách để huy động nguồn lực, mà dư địa còn rất lớn cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Chưa kể, nhiều lĩnh vực được phân cấp nhưng quy trình, thủ tục hành chính vẫn bị vướng mắc.
Dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 được UBND TP HCM trình Chính phủ gồm 7 nhóm vấn đề: Quản lý đầu tư; Tài chính ngân sách; Quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; Quản lý văn hóa xã hội và quản lý trật tự xã hội; Tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Cơ chế xây dựng và phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM; Cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền và tổ chức bộ máy hành chính TP Thủ Đức.
Đặc biệt, TP HCM muốn được quyết định chính sách thuế thu bổ sung đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên của người dân.
Mục đích của quy định này là thí điểm chính sách về thuế bất động sản làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau, đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản hiện nay gây lãng phí nguồn lực xã hội.
TP HCM cũng kiến nghị mở rộng giới hạn các khoản vay của địa phương so với với số thu ngân sách địa phương được hưởng theo Nghị quyết 54/2017 từ 90% lên mức 120%; giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% đến năm 2025; hoàn thiện mô hình công ty đầu tư tài chính nhà nước.
Về quản lý đô thị và tài nguyên môi trường, TP HCM xin được thí điểm cơ chế bồi thường “bằng đất theo tỷ lệ” khi giải phóng mặt bằng, bảo đảm tính linh hoạt theo yêu cầu từng dự án và sự tự nguyện của người sử dụng đất. Cơ chế này có thể thí điểm tại TP HCM để tổng kết thực tiễn trước khi áp dụng rộng rãi.
TP HCM cũng mong muốn được phân cấp quyết định các nội dung liên quan đến xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, xử lý chung cư cũ, nhà ở trên, ven kênh rạch hiện nay đang gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến nhiều luật như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật đất đai cùng các văn bản dưới luật khác nhau.
Ngoài ra, TP HCM cũng muốn được phân cấp hoàn toàn trong việc xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất, được thí điểm cơ chế bồi thường bằng đất theo tỷ lệ khi giải phóng mặt bằng trên cơ sở bảo đảm tính linh hoạt theo yêu cầu từng dự án và sự tự nguyện của người sử dụng đất.
Đối với TP Thủ Đức, UBND TP HCM kiến nghị 4 nội dung gồm: cho phép HĐND TP HCM và UBND TP HCM phân cấp cho chính quyền TP Thủ Đức một số lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc chức năng của HĐND và UBND TP HCM; chuyển giao một số nhiệm vụ thuộc sở, ngành cho UBND TP Thủ Đức; quy định chế độ phụ cấp chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo của TP Thủ Đức cao hơn thành phố thuộc tỉnh nhưng thấp hơn cấp tỉnh; ưu tiên phân bổ ngân sách cho TP Thủ Đức để chi đầu tư phát triển…
Yên Bái đề xuất quy hoạch xây sân bay đón 1 triệu hành khách mỗi năm
Trong văn bản gửi tới Bộ GTVT, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đề xuất bổ sung Cảng hàng không Yên Bái vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, Cảng hàng không Yên Bái được đề xuất là sân bay cấp 4C (theo mã tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II; vị trí chức năng trong mạng Cảng hàng không dân dụng toàn quốc là Cảng hàng không nội địa.
Theo đề nghị của tỉnh Yên Bái, quy hoạch Cảng hàng không có công suất dự kiến từ 0,8 - 1 triệu hành khách/năm; hình thức đầu tư là theo hình thức đối tác công tư (PPP); thời kỳ quy hoạch là 2021 - 2030.
Theo ông Trần Huy Tuấn, Yên Bái nằm ở trung tâm của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh lên cửa khẩu Lào Cai.
Yên Bái có nguồn tài nguyên du lịch, văn hóa phong phú, hấp dẫn như: Di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh Hồ Thác Bà, “Nghệ thuật Xòe Thái” được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,...; các ngành chế biến và xuất khẩu nông - lâm sản phát triển.
Tuy nhiên, để khai thác triệt để lợi thế sẵn có thì vai trò của hạ tầng giao thông, trong đó phát triển hạ tầng hàng không là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hiện tại Yên Bái có sân bay quân sự cấp 2 do Bộ Quốc phòng quản lý thuộc địa phận các xã: Nga Quán, Cường Thịnh, huyện Trấn Yên; phường Nam Cường và xã Tuy Lộc, TP. Yên Bái.
Sân bay quân sự có tổng diện tích 279,47 ha và chiều dài đường cất, hạ cánh là 2.400m thuận lợi cho việc sử dụng theo hình thức lưỡng dụng (kết hợp khai thác dân dụng và quốc phòng).
Trước đó, vào ngày 10/11 vừa qua, Cục hàng không đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về đề xuất, bổ sung cảng hàng không sân bay Yên Bái vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Cục Hàng không cho thấy, sân bay Yên Bái khả thi cho khai thác hàng không dân dụng. Tương lai khi Cảng hàng không Sa Pa hoạt động, cần thiết lập phương thức bay bổ sung và sẽ nghiên cứu thống nhất công tác phối hợp điều hành vùng chồng lấn giữa 2 sân bay.
Dự án tổ hợp căn hộ dịch vụ The Five Residences Hanoi có giá cho thuê từ 2,4 triệu đồng/đêm
The Five Residences Hanoi có vị trí tọa lại tại số 35 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Dự án nằm gần 2 con đường đường trung tâm của thủ đô là Kim Mã & Liễu Giai, thuận tiện kết nối đến nhà ga Kim Mã và các vùng lân cận.
The Five Residences Hanoi có tổng diện tích 2.846 m2, diện tích xây dựng 1.452,6 m2 với mật độ xây dựng 51%. Dự án được thiết kế xây dựng với mô hình tòa tháp dịch vụ cao 16 tầng nổi và 3 tầng hầm.
Dự án The Five Residences Hanoi cung cấp ra thị trường 122 phòng căn hộ cao cấp và cho thuê với diện tích đa dạng từ 58 – 132 m2. Sản phẩm tại dự án bao gồm các loại hình căn hộ từ 1 – 3 phòng ngủ và căn penthouse:
* Deluxe 1 phòng ngủ: diện tích 58 – 60 m2, sở hữu giường cỡ King hoặc giường đôi.
* Phòng premier 1 phòng ngủ: diện tích 76 – 96 m2 với giường cỡ Queen, giường đôi.
* Premier 3 người 1 phòng ngủ: diện tích 76 – 96 m2 với giường cỡ Queen, giường đôi.
* Superior 2 phòng ngủ: diện tích 63 – 38 m2 với giường cỡ King, giường Queen.
* Deluxe 2 phòng ngủ: diện tích 100 – 113 m2 với giường cỡ King, giường Queen.
* Căn hộ executive 2 phòng ngủ: diện tích 100 – 113 m2 với giường cỡ King, giường Queen.
* Premier 2 phòng ngủ: diện tích 132 – 151 m2 với giường cỡ King.
* Căn hộ executive 3 phòng ngủ: diện tích 112 – 126 m2 với giường cỡ King, giường Queen.
* Premier 2 phòng ngủ: diện tích 127 – 132 m2 với giường cỡ King, giường Queen.
Dự án sở hữu hệ thống tiện ích nội khu bao gồm: đài phun nước và biểu tượng dự án, cảnh quan sân vườn, khu vui chơi giải trí & coffee, khu vui chơi trẻ em, khu tổ chức sự kiện, lối tản bộ và hàng rào cây xanh…
Chủ đầu tư dự án The Five Residences Hanoi là Công ty Cổ phần Thành Công E&C (thành viên của Tập đoàn Thành Công), được thành lập ngày 10/10/2012, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
The Five Residences Hanoi là dự án đầu tiên trong dòng sản phẩm Residences của ngành kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng The Five Hospitality mà Tập đoàn Thành Công đang phát triển, cùng các dòng sản phẩm khác như khách sạn, villas & resorts hay tổ hợp golf.
Dự án được khởi công xây dựng vào năm 2016, hiện đã hoàn thành và đi và hoạt động.
Các sản phẩm căn hộ tại dự án The Five Residences Hanoi có mức giá cho thuê từ 2.390.000 triệu đồng/đêm.
https://sohuutritue.net.vn/tin-bat-dong-san-ngay-5-12-thanh-tra-chinh-phu-cong-bo-loat-vi-pham-tai-cac-san-golf-o-quang-nam-thua-thien-hue-lam-dong-d153280.html Copy link
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.