Mới đây, UBND tỉnh Yên Bái vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam xem xét bổ sung cảng hàng không Yên Bái vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Được biết, Sân bay Yên Bái hiện là sân bay quân sự cấp 2 do Trung đoàn 921, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng quản lý thuộc địa phận các xã: Nga Quán, Cường Thịnh, huyện Trấn Yên; phường Nam Cường và xã Tuy Lộc, TP Yên Bái. Có tổng diện tích 279,47 ha và chiều dài đường cất, hạ cánh là 2.400m thuận lợi cho việc sử dụng theo hình thức lưỡng dụng (kết hợp khai thác dân dụng và quốc phòng).
Ảnh minh họa
Địa phương đề xuất quy hoạch Cảng hàng không Yên Bái cấp 4c và sân bay quân sự cấp 2; vị trí chức năng trong mạng Cảng hàng không dân dụng toàn quốc là Cảng hàng không nội địa. Công suất thiết kế dự kiến phục vụ 0,8 - 1 triệu hành khách/năm. Dự kiến đầu tư dự án theo hình thức PPP (đối tác công - tư); quy hoạch trong giai đoạn 2021 - 2030.
Trước đó, UBND tỉnh Yên Bái đã làm việc với Cục hàng không Việt Nam về đề xuất, bổ sung cảng hàng không sân bay Yên Bái vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, sân bay Yên Bái khả thi cho khai thác hàng không dân dụng. Tương lai khi Cảng hàng không Sa Pa hoạt động, cần thiết lập phương thức bay bổ sung và sẽ nghiên cứu thống nhất công tác phối hợp điều hành vùng chồng lấn giữa 2 sân bay.
Theo tìm hiểu, tỉnh Yên Bái nằm ở trung tâm của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh lên cửa khẩu Lào Cai.
Tuy nhiên, để khai thác triệt để lợi thế sẵn có thì vai trò của hạ tầng giao thông, trong đó phát triển hạ tầng hàng không là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long - Công ty Cổ phần Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 2 dự án khu đô thị sinh thái Thịnh Hưng 1 và 2 ở Yên Bái.
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững cho Thủ đô.
Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP HCM đi tỉnh Đồng Nai, được khởi công năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.