Bất động sản Biz

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Thứ hai, 18/11/2024 | 16:07 Theo dõi BĐS Biz trên

Hoạt động bán bảo hiểm mới được đẩy mạnh 4-5 năm gần đây nhưng đã trở thành nguồn thu ngoài tín dụng lớn nhất tại nhiều ngân hàng. Theo đó, từ năm 2019, ngoài hoạt động cho vay truyền thống, động lực tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngân hàng nói chung và riêng MBBank còn đến từ việc "bội thu" nhờ hoạt động dịch vụ với tăng trưởng mạnh mẽ từ mảng kinh doanh bảo hiểm - kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance).

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
 

Kết thúc năm 2019, MBBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế kỷ lục hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018 và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của MBBank tăng 24%, mang về 3.186 tỷ đồng và đóng góp tới 13% tổng thu nhập hoạt động. Riêng hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đóng góp tới 1.788 tỷ đồng lãi thuần, chiếm 56% lợi nhuận mảng dịch vụ, tăng trưởng 18% so với năm 2018 và gấp gần 5 lần năm 2017.

Năm 2020, thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm tại MBBank đạt hơn 5.850 tỷ đồng và đến năm 2021 con số này đã lên tới 8.386 tỷ đồng.

Tại MBBank, ngoài việc hợp tác bán chéo với các công ty bảo hiểm, việc trực tiếp sở hữu 2 công ty bảo hiểm là MIC (MB sở hữu 68,37%) và MB Ageas Life (61%) trong cả hai phân khúc nhân thọ và phi nhân thọ đã đóng góp một phần quan trọng vào thành quả trên. Ngân hàng từng cho biết, khoảng 85 - 90% doanh thu mới của MB Ageas Life đến từ việc phân phối trực tiếp thông qua hệ thống giao dịch của MBBank.

Đến năm 2022, mảng kinh doanh bảo hiểm mang về cho MBBank hơn 10.184 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước và chiếm 71,5% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (14.243 tỷ đồng).

Tuy nhiên, sau giai đoạn bùng nổ, đến năm 2023, ngành bảo hiểm – “người bảo vệ” giúp khách hàng sẵn sàng ứng phó những giai đoạn khó khăn lại phải đối mặt cuộc khủng hoảng xảy ra với chính mình. Loạt lùm xùm liên quan tới kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã kéo niềm tin trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung suy giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển tại Việt Nam.

Do đó, mảng kinh doanh bảo hiểm tại MBBank cũng bị ảnh hưởng, ghi nhận sụt giảm nhẹ. Cụ thể, năm 2023, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại MBBank đạt hơn 13.137 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2022. Trong đó, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm chiếm tới 63% tổng thu nhập hoạt động dịch vụ, đạt hơn 8.228 tỷ đồng nhưng giảm 19% so với năm 2022.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
 

Số liệu mới nhất, tính đến 9 tháng đầu năm 2024, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại MBBank hơn 10.453 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 5.989 tỷ đồng, không đổi so với cùng kỳ 2023 cũng đạt hơn 5.989 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024.
 

Năm 2023 là thời điểm “vận hạn” của thị trường bảo hiểm, đặc biệt là hoạt động bancassurance khi hàng loạt sai phạm lớn lần lượt được phát hiện và xử lý. Trong đó, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) - công ty con của MBBank cũng gặp "hạn" khi bị thanh tra Bộ Tài chính "điểm" vi phạm.

Cụ thể, quy trình quản lý, đánh giá lực lượng bán hàng kênh bancass chưa có chốt kiểm soát giám sát lại các đầu mục công việc cấp quản lý cần thực hiện; cơ chế giám sát báo cáo chưa được quy định cụ thể; chưa xây dựng các tiêu chí mang tính định lượng liên quan đến công tác quản lý chất lượng nhằm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cấp quản lý. Quy trình tuyển dụng, đào tạo đại lý kênh bancass chưa có bước đối soát với ngân hàng về danh sách nhân viên tham gia đào tạo trước khi tổ chức đào tạo.

Về các trường hợp đại lý bảo hiểm không thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm, kết luận chỉ ra rằng qua thanh tra chọn mẫu phát hiện 31 trường hợp đại lý bảo hiểm chưa thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm.

Theo báo cáo tài chính năm 2023 của MB Ageas Life, giữa MBBank và công ty bảo hiểm này xuất hiện các giao dịch với nội dung: Chi phí hoa hồng bảo hiểm gần 452 tỷ đồng (năm 2022 hơn 753 tỷ đồng); phí bảo hiểm gốc hơn 42 tỷ đồng (năm 2022 hơn 40 tỷ); chi phí thưởng bảo hiểm hơn 717 tỷ đồng (năm 2022 hơn 315 tỷ đồng); chi phí dịch vụ thu hộ hơn 9 tỷ đồng (năm 2022 hơn 10,7 tỷ đồng).

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Nguồn: BCTC năm 2023 của MB Ageas Life.
 

Hoàng Trang

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
BIDV Investor Days: Tối ưu hóa bài toán đầu tư cho khách hàng cao cấp

BIDV Investor Days: Tối ưu hóa bài toán đầu tư cho khách hàng cao cấp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khởi động chuỗi sự kiện Investor Days mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn dành riêng cho khách hàng cao cấp. Được tổ chức tại các không gian giao dịch ưu tiên BIDV Premier tại các chi nhánh, chương trình góp
Vì sao Trung Nam Group lỗ gần 8 tỷ đồng mỗi ngày

Vì sao Trung Nam Group lỗ gần 8 tỷ đồng mỗi ngày

Năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 2.878 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, công ty lỗ khoảng 7,9 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh 'kém sắc' của Trung Nam Group

Kết quả kinh doanh "kém sắc" của Trung Nam Group

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa công bố một số chỉ tiêu tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Đầu tư Nam Long lại vừa có thêm 1.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu

Đầu tư Nam Long lại vừa có thêm 1.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu

Từ đầu năm 2024 đến nay, CTCP Đầu tư Nam Long (mã: NLG) đã chào bán thành công 4 lô trái phiếu, hút về 2.500 tỷ đồng với lãi suất cao nhất lên đến 10,11%/năm.
Eximbank Bắc tiến, đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc

Eximbank Bắc tiến, đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, Eximbank thống nhất chuyển trụ sở về địa điểm mới là Số 27-29 Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Dư nợ tài chính của doanh nghiệp bất động sản đang ra sao?

Dư nợ tài chính của doanh nghiệp bất động sản đang ra sao?

Diễn biến trái chiều về tình hình nợ vay tài chính của loạt doanh nghiệp bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2024 kéo theo chi phí lãi vay cũng biến động.
Nhiều ngân hàng đang 'ưu ái' cho vay kinh doanh bất động sản?

Nhiều ngân hàng đang "ưu ái" cho vay kinh doanh bất động sản?

Dù hoạt động kinh doanh bất động sản là lĩnh vực bị đánh giá rủi ro cao, song nhiều ngân hàng vẫn "ưu ái" cho vay, rót hàng chục nghìn tỷ đồng. Thậm chí, có ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cho vay lĩnh vực này lên đến 3 chữ số.
Tập đoàn Hòa Phát: Lợi nhuận mảng nông nghiệp và bất động sản hiện ra sao?

Tập đoàn Hòa Phát: Lợi nhuận mảng nông nghiệp và bất động sản hiện ra sao?

Tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản và nông nghiệp hiện là mảng kinh doanh chủ lực.
Bất động sản Biz