Bất động sản Biz

Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Thứ sáu, 08/11/2024 | 15:51 Theo dõi BĐS Biz trên

Taseco Land báo lãi cao gấp 20 lần cùng kỳ nhưng vẫn còn cách khá xa kế hoạch lợi nhuận

CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, UPCoM: TAL) hiện là công ty con của Taseco Group, tập đoàn đa ngành tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ mặt đất tại các sân bay, đầu tư bất động sản, cơ sở hạ tầng nhà ga sân bay và đầu tư tài chính.

Hiện tại, Taseco Land đang phát triển 40 dự án bất động sản với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 3.000ha tại các tỉnh thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Bình và Đồng Nai. Theo kế hoạch, Taseco Land đặt mục tiêu mở rộng quỹ đất cho các dự án bất động sản lên đến 2.000ha vào năm 2025.

Năm 2023, bất động sản nhà ở là hoạt động kinh doanh cốt lõi chiếm hơn 80% tổng doanh thu và lợi nhuận gộp của Taseco Land. Tuy nhiên, trong quý III/2024 và 9 tháng đầu năm 2024, góp phần lớn vào kết quả kinh doanh tại Taseco Land đến từ thoái vốn.

Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây)
 

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 311 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cải thiện từ 46 tỷ đồng lên 68 tỷ đồng.

Điểm nhấn đáng chú ý chính là doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh mẽ, đạt 258 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 đạt 18,8 tỷ đồng. Yếu tố then chốt là khoản lãi 249 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại công ty con - CTCP Đầu tư TAH.

Theo thuyết minh BCTC, vào ngày 27/4/2023, HĐQT Taseco Land đã thông qua quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư TAH với tổng giá trị 847 tỷ đồng, tương ứng 99,9% tỷ lệ sở hữu. Đến ngày 31/7/2024, công ty đã hoàn tất thoái vốn tại TAH.

Taseco Land là chủ đầu tư dự án Tổ hợp Văn phòng kết hợp Thương mại Dịch vụ tại lô đất ký hiệu B2-CC4 thuộc dự án khu đô thị Starlake - Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Dự án có tổng diện tích 1,13ha, tổng mức đầu tư 1.730 tỷ đồng.

Nhờ khoản doanh thu tài chính tăng đột biến đã góp phần lớn vào kết quả kinh doanh của Taseco Land, bất chấp chi phí lãi vay cao gấp 5 lần so với cùng kỳ lên tới 51 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng cao gấp 11,7 lần lên mức hơn 17 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 23% lên mức hơn 50 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi thuế phí, Taseco Land báo lãi sau thuế quý III/2024 đạt 185 tỷ đồng, cao gấp 20,6 lần so với cùng kỳ, đồng thời bỏ xa khoản lãi 17 tỷ đồng của nửa đầu năm 2024.

Có thể nhìn thấy, kỳ kinh doanh vừa qua, Taseco Land phải chịu áp lực chi phí nặng nề. Động lực chính cho sự tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của Taseco Land là hoạt động tài chính.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của Taseco Land đạt 1.249 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ. Trong đó, chủ yếu là doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 744 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần và doanh thu hợp đồng xây dựng đạt 306 tỷ đồng, tăng 20%. Lợi nhuận sau thuế đạt 202 tỷ đồng, cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất quý III/2024
 

Đáng nói, dù lãi lớn trong quý III song 9 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 43% kế hoạch lãi sau thuế 475 tỷ đồng đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

Hơn 3.700 tỷ đồng nợ vay đang “bủa vây” Taseco Land, thế chấp loạt dự án

Tính đến 30/9/2024, bức tranh tài chính của Taseco Land ghi nhận một số chuyển biến đáng chú ý.

Cụ thể, tổng tài sản đạt 9.426 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với 4.964 tỷ đồng, tăng 29% so với thời điểm đầu năm.

Hàng tồn kho tại Taseco Land tăng chủ yếu đến từ các dự án đang trong giai đoạn triển khai, bao gồm: Dự án số 4 thuộc Khu đô thị mới TP. Thanh Hóa (1.670 tỷ đồng); dự án thành phần B3-CC2-A Starlake (781 tỷ đồng); dự án nhà ở cao tầng ô đất A3/CT2 tại Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội (871 tỷ đồng).

Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất quý III/2024
 

Nợ phải trả tại Taseco Land tính đến 30/9/2024 giảm nhẹ 4% so với đầu năm, xuống còn 5.715 tỷ đồng. Trong đó, có 376 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn; 204 tỷ đồng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; 727 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác.

Đặc biệt, nợ vay tài chính ghi nhận 3.764 tỷ đồng, chiếm tới 66% nợ phải trả. Cơ cấu nợ vay tại Taseco Land theo hướng dài hạn gồm nợ vay ngắn hạn giảm 25% xuống còn 846,5 tỷ đồng và nợ vay dài hạn tăng 36% lên hơn 2.917 tỷ đồng. Tình hình nợ vay tài chính cao khiến chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, lên tới 117 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tính đến 30/9/2024 giảm nhẹ so với đầu năm, ghi nhận gần 3.711 tỷ đồng, thấp hơn cả dư nợ vay tài chính của doanh nghiệp.

Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
 
Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
 
Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
 
Tích cực mở rộng quỹ đất, Taseco Land đang kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?
Chi tiết tình hình nợ vay tại Taseco Land (nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2024).
 

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, Taseco Land đang vay ngắn hạn tại Vietinbank hơn 96,5 tỷ đồng và vay dài hạn hơn 938 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho các khoản nợ vay dài hạn tại Vietinbank gồm quyền tài sản phát sinh từ dự án khu tái định cư Hải Yến tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa; Quyền tài sản phát sinh từ dự án tổ hợp Thương mại, dịch vụ, hỗn hợp Nam Thái tại Thái Nguyên; Các động sản hình thành tự dự án khu công nghiệp Đồng Văn 3 tại Hà Nam và một số tài sản khác.

Taseco Land cũng đang vay BIDV hơn 111,8 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là một số sàn văn phòng tại tòa ICON4 thuộc sở hữu CTCP Đầu tư và Xây dựng số 4; Quyền sử dụng đất tại Lô ODT-CT-5F.05, khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise.

BIDV còn cho Taseco Land vay dài hạn hơn 92 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là một số sàn văn phòng tòa nhà 243 thuộc sở của Công ty ICON4 tại Đống Đa, Hà Nội; Các căn hộ hình thành trong tương lai theo hợp đồng mua bán căn hộ hình thành tương lai số 02/HĐMB/CC/HANCORP/NO1T6 và các khoản phải thu phát sinh từ văn bản/hợp đồng chuyển nhượng/hợp đồng mua bán căn hộ hình thành trong tương lai giữa Taseco Land và bên thứ ba.

Ngoài ra, chủ nợ tại Taseco Land còn có ngân hàng VIB, MBBank,... với tài sản đảm bảo như quyền tài sản gắn liền Dự án Khu đô thị mới thuộc Dự án số 4 khu Đô thị mới Trung tâm thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa;...

Ngoài vay ngân hàng, Taseco Land cũng huy động vốn qua phát hành trái phiếu.​

Taseco Land có thể đem về 1.200 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng

Theo báo cáo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), Taseco Land cũng thực hiện việc chuyển nhượng dự án Landmark 55 năm tại lô B3 CC2 Khu đô thị Starlake.

Đây là dự án rộng 23.600m2, gồm hai lô đất xây tòa văn phòng (13.600 m2) và tòa khách sạn (10.000 m2). Trong đó, khối văn phòng hiện đã được Taseco Land ký hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng cho Mapple Tree, giao dịch dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2025, giúp ghi nhận khoảng 560 tỷ đồng doanh thu tài chính. Ngoài ra, Taseco Land cũng đang tích cực tìm đối tác chuyển nhượng khối khách sạn với lợi nhuận kỳ vọng trên 500 tỷ đồng.

Như vậy, hoạt động chuyển nhượng các lô đất trên sẽ đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng lợi nhuận cho Taseco Land trong giai đoạn 2024 - 2026, đồng thời là nguồn tiền quan trọng để doanh nghiệp tiến hành đầu tư các dự án khu đô thị, khu công nghiệp trọng điểm trong chu kỳ mới.

Hoàng Trang

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz