Bất động sản Biz

Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải và hành trình ghi dấu CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Thứ sáu, 09/09/2022 | 16:54 Theo dõi BĐS Biz trên
Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải - BatdongsanBiz
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Công ty cổ phần Xây dựng Hoà Bình.
 

Ông Lê Viết Hải là ai?

Ông Lê Viết Hải sinh năm 1958 trong một gia đình có 11 anh chị em tại Thừa Thiên Huế. Bố làm hiệu trưởng trường Bồ Đề (Huế), mẹ kinh doanh buôn bán nhỏ. Năm 1967, khi ông lên 9 tuổi, gia đình ông chuyển vào Sài Gòn. Ông Hải phụ giúp cha mẹ với đủ thứ nghề từ bán thuốc tây, điện máy cho đến việc hợp tác mở trường tư thục, sản xuất bánh mứt…

Tuy gia đình không khá giả, nhưng ông Hải vẫn được cho ăn học đàng hoàng. Ông Hải tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh với tấm bằng kiến trúc sư vào năm 1985. Tuy nhiên, ông không đi theo con đường đã chọn mà chuyển hướng sang làm một kỹ sư xây dựng, bởi ông cho rằng nhu cầu của xã hội trong ngành này còn rất lớn.

Sau khi tốt nghiệp, ông Hải đầu quân tại Công ty Quản lý Nhà TP Hồ Chí Minh với công việc thiết kế thi công một số công trình nhà ở tư nhân. Tích lũy được một ít vốn cùng với kinh nghiệm sau hơn bốn năm công tác tại đây, ông Hải quyết định ra kinh doanh riêng.

Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải - BatdongsanBiz

Hành trình ghi dấu Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình trên thị trường xây dựng

Con đường lập nghiệp

Năm 1987, ông Lê Viết Hải sáng lập và điều hành văn phòng Xây dựng Hòa Bình với 5 kỹ sư và 20 người thợ, chủ yếu nhận thiết kế và thi công các công trình nhà ở tư nhân. Đây chính là giai đoạn để xây dựng nguồn nhân lực, xác định phương hướng phát triển. Tuy đội ngũ nhân viên cón ít, tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm lâu năm nhưng với khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ và tinh thân học hỏi; làm việc trách nhiệm cao đã khiến Hòa Bình ngày càng lớn mạnh hơn.

Công ty ông bắt đầu nhận thi công nhiều công trình thương mại như nhà hàng, khách sạn, văn phòng… trên toàn quốc. Doanh nghiệp là đơn vị tiên phong trong đầu tư nhà xưởng; trang thiết bị máy tính cá nhân cho văn phòng với công nghệ tiên tiến hàng đầu trong chuyên môn cũng như quản lý và vận hành xây dựng. Chính sự đầu tư này đã giúp gia tăng hiệu suất công việc, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao sự năng động; sáng tạo, đề cao tinh thần đổi mới của mọi nhân viên.

Năm 2000, ông Hải trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (thành lập vào ngày 01/12/2000, vốn điều lệ hơn 56,4 tỷ đồng) dựa trên nền tảng và đội ngũ nhân viên của văn phòng cũ.

Năm 2001, Tổ chức quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực thi công, xây dựng của Hòa Bình đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.

Ngày 27/12/2006, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình chính thức niêm yết mã cổ phiếu HBC trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP Hồ chí Minh (HOSE). Nhờ đó, tác động mạnh mẽ tới những cơ hội, tạo động lục phát triển của doanh nghiệp một cách mạnh mẽ hơn. Trong thời điểm đó, Hòa Bình chính là nhà thầu đầu tiên tại khu vực phía Nam niêm yết thị trên trường chứng khoán Việt Nam. Khoảng thời gian này có ý nghĩa đặc biệt, giúp Hòa Bình đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự phát triển trong 18 năm hình thành, góp phần đưa tên tuổi của Hòa Bình thuộc top 5 nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại thị trường Việt Nam với tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế.

Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải - BatdongsanBiz
Logo Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình.
 

Sau 17 năm phát triển, công ty chính thức được đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và hoạt động cho đến ngày nay với phương châm “Tập trung cao”, “Chuyên biệt để khác biệt” và lấy xây dựng làm cốt lõi.

Đồng thời, Hòa Bình đã liên tục đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời làm chủ công nghệ kỹ thuật và thi công tiên tiến trong việc thực hiện hàng loạt công trình cao tầng quy mô khủng với tiêu chuẩn kỹ - mỹ thuật cao với vai trò là tổng thầu xây dựng, thi công trọn gói dự án.

Năm 2011, công ty có bước phát triển ra thị trường nước ngoài với dự án Le Yuan ở Malaysia. Năm 2012, Công ty cổ phần xây dựng Hoà Bìn nhận Huân chương Lao động Hạng Ba biểu trưng cho thương hiệu quốc gia lần thứ ba trong đợt kỷ niệm 25 năm thành lập.

Năm 2014, Công ty cổ phần xây dựng Hoà Bình là tổng thầu chính dự án Saigon Centre với tầng hầm sâu nhất Việt Nam lên tới 28m. Năm 2015, Hoà Bình hoàn thiện dự án chung cư GEMS với vị trí tọa lạc tại Yangon – Myanmar.

Sau 30 năm điều hành Tập đoàn Hòa Bình với vốn điều lệ lên đến 2.300 tỷ đồng (tháng 1/2020), ông Hải đã nhận được những giải thưởng dành cho cá nhân xuất sắc.

Ông Hải có mặt trong Top 10 doanh nhân được vinh dự nhận danh hiệu “50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp – Mark of Respect 2013” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức; giải thưởng Top 100 “Doanh nhân TP Hồ Chí Minh tiêu biểu” do UBND TP Hồ Chí Minh trao tặng.

Ngoài chức Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, ông Hải còn nắm giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) nhiệm kỳ IV (2016 – 2020); Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh

Đến nay, Tập đoàn Hòa Bình do ông Hải điều hành đã thi công gần 400 công trình bao gồm 80 công trình đang thi công trải dọc từ Bắc đến Nam, tạo công ăn việc làm cho hơn 30.000 lao động cùng với 9 công ty thành viên (8 ở TP Hồ Chí Minh, 1 ở Long An) hoạt động trên khắp cả nước và tại thị trường quốc tế như Malaysia, Myanmar...

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Top 1 Nhà thầu xây dựng uy tín Việt Nam năm 2022

Chiều 22/04/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Lễ Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản – Xây dựng –Vật liệu Xây dựng năm 2022 do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet – Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đã diễn ra thành công. Tại đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình một lần nữa được vinh danh đứng đầu Top 10 Nhà thầu Xây dựng Việt Nam uy tín 2022. Trước đó, vào năm 2020 Hòa Bình cũng đã đứng đầu bảng xếp hạng này.

Đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các bên liên quan trong ngành, cụ thể bao gồm: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan trong giai đoạn 2021 - 2022 cũng được sử dụng như yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành.

Trong suốt hai năm 2020, 2021, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng cũng không ngoại lệ khi đã trải qua giai đoạn khó khăn này với nhiều thử thách. Tuy nhiên, với kinh nghiệm ứng phó trước dịch bệnh từ năm 2020 và tinh thần cùng cả nước vượt bão giông, Hòa Bình vẫn luôn nỗ lực hết mình và đạt được những thành tựu đáng kể và trở thành điểm sáng trong nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2021, Hòa Bình đã có thành tích kinh doanh rất đáng tự hào với việc trúng nhiều gói thầu lớn với tổng giá trị trúng thầu đạt 16.471 tỉ đồng, vượt 18% so với kế hoạch đề ra. Kết quả kinh doanh cho thấy năng lực của người đứng đầu Lê Viết Hải.

Chân dung doanh nhân Lê Viết Hải - BatdongsanBiz
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đứng đầu trong danh sách 10 nhà thầu xây dựng uy tín 2022.
 

Chủ tịch HBC Lê Viết Hải ví Tập đoàn Hoà Bình ‘như cá voi trong ao tù’

Người đứng đầu Hoà Bình cho rằng thị trường xây dựng nội địa “quá chật chội” vì mất cân đối cung cầu nên công ty phải ra nước ngoài để có doanh thu tỷ USD.

Kiều Ly

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Hòa Bình: Một doanh nghiệp bất động sản nợ gần 330 tỷ đồng tiền thuế

Hòa Bình: Một doanh nghiệp bất động sản nợ gần 330 tỷ đồng tiền thuế

Mới đây, Cục Thuế Hòa Bình đã công khai danh sách 105 doanh nghiệp nợ thuế chốt đến ngày 31/7/2022 với số tiền 529 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần dự án khu đô thị Thống Nhất chủ đầu tư dự án Khu đô thị Thống Nhất - Hòa Bình New Center nợ tới 328 tỷ đồng.
Loạt 'ông lớn' bất động sản cam kết tham gia xây dựng nhà ở xã hội: Thực trạng NOXH hiện nay ra sao?

Loạt 'ông lớn' bất động sản cam kết tham gia xây dựng nhà ở xã hội: Thực trạng NOXH hiện nay ra sao?

Hàng loạt “ông lớn” bất động sản như Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco… cam kết sẽ tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Vậy thực trạng nhà ở xã hội hiện nay ra sao?
'Ông lớn' xây dựng Coteccons lỗ nặng còn Xây dựng Hòa Bình lãi nhờ thoái vốn

"Ông lớn" xây dựng Coteccons lỗ nặng còn Xây dựng Hòa Bình lãi nhờ thoái vốn

Quý 2/2022, Coteccons lỗ ròng 24 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi liên quan tới khoản nợ của Tân Hoàng Minh. Trong khi đó, Xây dựng Hòa Bình dù quý 2 lãi giảm song tính chung nửa đầu năm, lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ thoái vốn các khoản đầu tư. Đáng chú ý, nợ vay tại Coteccons tăng đột biến.
Thực lực tại Xây dựng Hòa Bình: Đòn bẩy nợ cao và rủi ro dòng tiền âm

Thực lực tại Xây dựng Hòa Bình: Đòn bẩy nợ cao và rủi ro dòng tiền âm

Biên lợi nhuận gộp quý 2/2022 của CTCP Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) giảm xuống mức thấp nhất kể từ quý 3/2009. Đáng nói, HBC đang sử dụng đòn bẩy nợ khá cao, nợ vay qua kênh trái phiếu tăng mạnh.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Bất động sản Biz