Bất động sản Biz

Thiên Nam Group là doanh nghiệp gì? Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam kinh doanh ra sao?

Thứ ba, 08/08/2023 | 21:39 Theo dõi BĐS Biz trên

Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam đứng vị trí 146 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay. Thiên Nam Group là doanh nghiệp gì? Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam kinh doanh ra sao?

Thiên Nam Group là doanh nghiệp gì?
 

Thiên Nam Group là doanh nghiệp gì?

Xuất nhập khẩu Thiên Nam là cách gọi tắt để chỉ về Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (HOSE: TNA; tên giao dịch tiếng Anh: Thien Nam Trading Import Export JSC). Doanh nghiệp này có trụ sở chính tại Tòa nhà văn phòng Thiên Nam, Số 111-121 Ngô Gia Tự - Phường 2 - Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh.

Theo tìm hiểu Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam tiền thân là Công ty Thương mại-Dịch vụ- Xuất nhập khẩu (Tenimex), trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận 10. Công ty TENIMEX được thành lập theo Quyết định số 4103/GP-UB-NCVX do Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh ký ngày 03/12/1994 trên cơ sở sáp nhập 02 Doanh nghiệp Công ty Thương mại-Dịch vụ Quận 10 và Công ty sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Quận 10.

Thực hiện chương trình cổ phần hóa, ngày 24/5/2000 Thủ Tướng Chính phủ ký quyết định số 58/2000/QĐ-TTg chuyển Công ty Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu Quận 10 thành Công ty cổ phần TM-XNK Thiên Nam với số vốn điều lệ là 13 tỷ đồng.

Ngày 01/11/2000 Công ty cổ phần TM-XNK Thiên Nam chính thức hoạt động với Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000195 do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Căn cứ vào Giấy Phép phát hành số 36/UBCK – GPNY do Chủ Tịch Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp ngày 04 tháng 05 năm 2005; Công ty cổ phần TM-XNK Thiên Nam đã công bố việc niêm yết cổ phiếu của Công ty tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và ngày giao dịch đầu tiên 20/07/2005.

Ngày 27/12/2006 Công ty phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 13 tỷ đồng lên 33 tỷ đồng;

Ngày 31/07/2009, Công ty tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng;

Năm 2017, VĐL nâng lên125.921.670.000 đồng;

Năm 2018, VĐL nâng lên345.940.600.000 đồng.

Lĩnh vực kinh doanh của Thiên Nam Group

Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, điện tử, xe gắn máy, nguyên nhiên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị, phân bón, phương tiện vận tải, vật liệu xâydựng và trang trí nội thất, mỹ phẩm;

Dịch vụ nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà nước cho phép;

Tổ chức các hoạt động dịch vụ cầm đồ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, karaoke (không kinh doanh tại trụ sở), cho thuê văn phòng đại diện, kinh doanh vàng bạc, salon auto, sửa chữa xe, tráng rọiảnh màu, máy văn phòng, photocopy, diệt trừ mối;

Mua bán, đại lý, ký gởi các mặt hàng công nghệ phẩm, lương thực, thực phẩm, vật tư thiết bị, phương tiện vận tải, rượu, thuốc lá nội, nông sản, thủy hải sản, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư, máy móc thiết bị, mỹ phẩm, sách và văn hóa phẩm;

Kinh doanh sắt thép xây dựng là lĩnh vực cốt lõi của Thiên Nam Group
 

Mua bán hàng điện gia dụng, hạt nhựa, vật tư ngành ảnh, văn phòng phẩm, băng nhạc - đĩa nhạc, đồ điện gia dụng, giày da, túi xách, đồng hồ, mắt kính, cơ điện lạnh, máy giặt, xe gắn máy và phụ tùng, xe đạp, quần áo, bia, nước giải khát (trừ kinh doanh dịch vụ ăn uống);

Đại lý ký gởi hàng hóa;

Thu mua và chế biến hàng nông-thủy-hải sản xuất khẩu (không hoạt động tại trụ sở);

Dịch vụ sửa chữa máy ảnh, chụp ảnh, quay video, cho thuê đồ cưới, cho thuê xe du lịch;

Cho thuê, kinh doanh nhà;

Môi giới bất động sản;

Mua bán sắt thép, kim loại phế liệu và dịch vụ phá dỡ tàu thuyền, ô tô cũ (không hoạt động tại trụ sở);

Mua bán xe ô tô;

Mua bán gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu;

Dịch vụ khai thuê hải quan;

Dịch vụ giao nhận hàng hóa;

Kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô;

Kinh doanh lữ hành nội địa.

Kinh doanh bất động sản.

Lãnh đạo Thiên Nam Group là ai?

Chủ tịch HĐQT của Thiên Nam Group là ông Nguyễn Quang Hòa (quê Quảng Nam). Ông Hòa từng học Đại học Thể dục Thể thao, từ năm 1990 ông Hòa đã công tác tại Công ty TNHH TMDV Thiên Nam Hòa. Từ ngày 27 tháng 03 năm 2008 đến tháng 03 năm 2018: Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam; Từ ngày 09 tháng 04 năm 2005 đến ngày 27 tháng 03 năm 2008 : Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam. Ông Hòa đang là cổ đông lơn của Thiên Nam Group.

Chủ tịch HĐQT của Thiên Nam Group là ông Nguyễn Quang Hòa
 

Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam kinh doanh ra sao?

Năm 2022, Thiên Nam Group ghi nhận doanh thu 6.448 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 26,8 tỷ đồng, bằng 19% so với kế hoạch đề ra.

Những bất ổn của tình hình thị trường chung, do sức mua giảm, chi phí chiết khấu giảm giá lớn, chi phí vận chuyển, lãi suất tăng làm hao mòn lợi nhuận. Đặc biệt, công ty chưa hoàn tất thoái vốn đầu tư của dự án Vũng Tàu House 20,24 ha, để thu về 68,14 tỷ đồng lợi nhuận như kế hoạch.

Đại hội nhất trí thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023. Cụ thể, công ty mẹ đặt doanh thu 5.701 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 73,9 tỷ đồng; các công ty con đặt doanh thu 192 tỷ đồng, lợi nhuận 7,82 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất là 5.888,9 tỷ đồng và 81,7 tỷ đồng lợi nhuận.

Công ty đặt ra các nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch. Đơn cử, với mảng kinh doanh sắt thép tập trung kinh doanh hàng nội địa (như thép dự ứng lực), chỉ nhập khẩu mặt hàng có biên lợi nhuận cao, tối ưu hiệu quả kinh doanh, quản trị tồn kho tốt, giảm chi phí vận chuyển để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty sẽ khai thác mạnh thị trường xuất khẩu, tìm kiếm các đối tác phù hợp, xây dựng gian hàng trên nền tảng Alibaba đẩy mạnh thương mại quốc tế, làm tiền đề phát triển phân phối thêm những nhóm hàng mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối với mảng kinh doanh văn phòng cho thuê, công ty tối ưu tỷ lệ lấp đầy diện tích, giữ chân và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, công ty phát triển thêm các dịch vụ thuê mới phù hợp xu thế hiện đại (văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ...), tăng 2.000 m2 sàn mặt bằng mới phục vụ phương án thuê mới, cũng như tiến tới hoạt động môi giới cho thuê các toà nhà của các chủ đầu tư khác.

Việc quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của các công ty con đang được giám sát chặt chẽ, bám vào trọng tâm quản lý tốt công nợ và tồn kho để tối ưu dòng vốn và lợi nhuận. Đặc biệt, việc khai thác đẩy mạnh nhãn hiệu riêng được ưu tiên trong chiến lược phát triển, ví dụ nhãn hàng riêng Uiza của Thiên Nam Food, nhãn hàng Glowel của Nahaviwel. Phát huy từ thành công của dây chuyền sản xuất que hàn, năm nay và các năm tiếp theo, Công ty cổ phần Nahaviwel dự kiến đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất que hàn và dây hàn, nâng công suất sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Hệ thống trường mầm non Thiên Nam - SSK sẽ đẩy mạnh tuyển sinh, lấp đầy công suất thiết kế, tiếp tục quá trình chuẩn hóa quy trình, làm nền tảng mở thêm các điểm trường mới trong tương lai.

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ

Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ

Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu

Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu

Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1

Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1

CTCP Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...
Bất động sản Biz