Các yếu tố về kinh tế vĩ mô, khó khăn tài chính và lo ngại về khả năng chi trả đã ảnh hưởng đến thị trường nhà ở tại Hà Nội khi chỉ có 2.100 căn hộ và 101 biệt thự liền kề được bán.
Các yếu tố về kinh tế vĩ mô, khó khăn tài chính và lo ngại về khả năng chi trả đã ảnh hưởng đến thị trường nhà ở tại Hà Nội khi chỉ có 2.100 căn hộ và 101 biệt thự liền kề được bán.
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý III/2023 được Savills Việt Nam, tình hình hoạt động của thị trường nhà ở tại Hà Nội và TP HCM vẫn trầm lắng do tâm lý người mua không tốt, nguồn cung mới cực kỳ hạn chế, hàng tồn kho đắt đỏ và sự thận trọng của các chủ đầu tư.
Tại thị trường nhà ở TP HCM, nguồn cung căn hộ sơ cấp đạt 7.772 căn. Nguồn cung biệt thự/nhà phố sơ cấp chạm mức thấp nhất trong 10 năm ở mức 766 căn. Doanh số bán căn hộ tại TP HCM tăng 561% theo quý và 102% theo năm lên 2.003 căn. Doanh số bán biệt thự/nhà phố trong Q3/2023 chỉ đạt 64 căn do nhu cầu mua yếu, nguồn cung hạn chế và hàng tồn kho đắt đỏ.
Hoạt động của thị trường nhà ở tại Hà Nội cũng trầm lắng. Mặc dù giảm -3% theo quý và -6% theo năm, nguồn cung căn hộ sơ cấp vẫn cao hơn TP HCM với 19.808 căn. Nguồn cung sơ cấp biệt thự, nhà liền kề, shophouse chỉ có 724 căn. Các yếu tố về kinh tế vĩ mô, khó khăn tài chính và lo ngại về khả năng chi trả đã ảnh hưởng đến thị trường nhà ở tại Hà Nội khi chỉ có 2.100 căn hộ và 101 biệt thự/liền kề được bán.
Theo bà Giang Huỳnh, Trưởng phòng Nghiên cứu và S22M, Savills TP HCM, ở cả TP HCM và Hà Nội, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ là nền tảng cho sự phát triển của thị trường nhà ở trong tương lai. Điển hình như các tuyến đường vành đai kết nối giữa khu trung tâm và các khu vực vệ tinh, nơi quỹ đất phong phú hơn với mức giá dễ chịu hơn. Điều này khuyến khích các chủ đầu tư phát triển các dự án, đồng thời thúc đẩy nhu cầu vì các sản phẩm bất động sản ở khu vực xung quanh TP HCM và Hà Nội thường có giá cả phải chăng hơn.
Lam Phương