Theo Điều 51, Luật Nhà ở 2014, trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này.
Theo Điều 51, Luật Nhà ở 2014, trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này.
Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình.
Theo luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Đối với nhà ở: Người mua nhà phải chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và khu vực.
Đối với điều kiện về thu nhập: Người mua nhà xã hội phải thuộc diện thu nhập thấp; công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; hộ nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở; người đã trả lại nhà công vụ. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không cần đáp ứng điều kiện về thu nhập.
Đối với điều kiện về cư trú: Người mua nhà ở xã hội bắt buộc có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội. Nếu không phải có tạm trú từ một năm trở lên.Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, hiện quy định mới về luật cư trú đã bỏ quy định về hộ khẩu. Chính vì vậy, quy định trên đã không còn phù hợp và điều này làm phát sinh thủ tục không cần thiết.
Quy định về ba điều kiện nhà ở, cư trú, thu nhập dẫn đến bất cập là người thu nhập thấp muốn thuê nhà xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu) cũng phải thực hiện đầy đủ thủ tục, giấy tờ chứng minh.
Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ điều kiện về cư trú.
Căn cứ tại Điều 51, Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:
+ Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;
+ Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:
+ Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;
+ Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.
Như vậy, trường hợp công dân không có hộ khẩu (đăng ký thường trú) tại TP Hà Nội thì phải có đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này.
Về việc mua nhà ở xã hội, tùy đối tượng mà có yêu cầu về giấy tờ khác nhau. Bạn có thể tham khảo Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Các đối tượng được quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi xin hỗ trợ nhà ở xã hội phải có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn, giấy tờ chứng minh về đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và giấy tờ chứng minh các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
- Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:
+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp;
+ Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận về đối tượng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ một năm trở lên nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;
+ Đối tượng quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận về đối tượng do cơ quan nơi đang làm việc về đối tượng;
+ Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng được thuê nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp;
+ Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng do cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;
+ Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền;
+ Trường hợp đối tượng là người khuyết tật quy định tại Điều 23 Nghị định này thì phải có xác nhận là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thực trạng nhà ở như sau:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ một năm trở lên nếu có thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;
+ Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà ở công vụ về việc đã trả lại nhà ở công vụ;
+ Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập về việc chưa được thuê nhà ở tại nơi học tập;
+ Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau:
+ Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;
+ Trường hợp đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại điểm a khoản này thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
+ Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2021) thì việc xác nhận đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thực hiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp đã được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau:
+ Các đối tượng quy định tại khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
+ Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật Nhà ở tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết.
- Các đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở, trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10m2/người.
- Bộ Xây dựng ban hành mẫu giấy tờ để thực hiện các quy định tại Điều này.
Như vậy trên đây là các quy về đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hộ theo Luật Nhà ở 2014. Ngoài ra, để mua nhà ở xã hội dạng chung cư cần phải có những giấy tờ được quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP.
10 đối tượng được mua nhà ở xã hội
Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014 đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
Bảo Ngọc