Bất động sản Biz

Bản tin bất động sản 9/9: Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được cho phép thi công trở lại

Thứ sáu, 09/09/2022 | 12:09 Theo dõi BĐS Biz trên

Bản tin bất động sản 10 9 đáng chú ý với việc Bộ Công Thương đồng ý với đề xuất của EVN về việc cho phép thi công trở lại đối với Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng và Dự án khu dân cư Long Cang Residence tại tỉnh Long An chỉ có giá từ 12,5 triệu đồng m2...

Cho phép thi công trở lại Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Thực hiện công văn số 5659 ngày 30/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo hồ sơ đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 302 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra và làm việc về sạt lở khu vực thi công hố móng Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Trên cơ sở báo cáo số 2400 ngày 6/5/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau khi xem xét, Bộ Công Thương đồng ý với đề xuất của EVN về việc cho phép thi công trở lại đối với Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

EVN chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Chính phủ và Bộ Công Thương về kết quả báo cáo đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Trong quá trình tổ chức thi công, yêu cầu EVN bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nhất là đập thủy điện Hòa Bình, an toàn tuyệt đối với tượng đài Bác Hồ và các công trình hiện hữu. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, thi công xây dựng công trình và các quy định pháp luật liên quan.

Theo Bộ Công Thương, hồ sơ báo cáo đánh giá tổng thể Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng do EVN trình đã thể hiện rõ quá trình rà soát các bước thiết kế công trình, thông qua kết quả quan trắc, khảo sát bổ sung để phân tích, đánh giá điều kiện địa chất thực tế trong thời gian thi công vừa qua.

Qua đó, đánh giá việc thi công Dự án là phù hợp với thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, không ảnh hướng đến an toàn của đập Thủy điện Hòa Bình, Tượng đài Bác Hồ, đường dây 500 kV và các công trình hiện hữu.

Cho đến thời điểm này, công tác thi công xử lý khối sạt đợt 1, 2, 3 giai đoạn I đã được EVN tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành, tuân thủ phương án thiết kế đã được Bộ Công thương thẩm định, thông qua. Toàn bộ khối sạt cơ bản đã được xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho khu vực hố móng nhà máy và khu vực bãi quay xe chân Tượng đài Bác Hồ.

Hiện báo cáo đánh giá tổng thể Dự án đã được Tư vấn thiết kế (Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1) lập trên cơ sở cập nhật kết quả khảo sát bổ sung, rà soát lại các tính toán trong quá trình lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình, tính toán kiểm tra lại kết cấu các hạng mục công trình căn cứ hồ sơ mô tả địa chất sau khi mở móng.

Sau khi nghiên cứu, tính toán, thẩm tra hồ sơ báo cáo đánh giá tổng thể Dự án do Tư vấn thiết kế lập, Tư vấn thẩm tra độc lập (Liên danh Viện Kỹ thuật Công trình và Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo) đã có Văn bản số 170 ngày 29/4/2022 khẳng định: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình là phù hợp với điều kiện thực tế sau khi mở móng.

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được cho phép thi công trở lại.
Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được cho phép thi công trở lại.
 

Cùng với đó, các giải pháp thiết kế mà Tư vấn thiết kế đưa ra là phù hợp với thực tế thi công, đảm bảo an toàn ổn định theo yêu cầu, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận như đập Thủy điện Hòa Bình, Khu tượng đài Bác Hồ, khu nhà hành chính của tỉnh Hòa Bình, cột điện 500 kV…

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng được đầu tư với mục tiêu tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện (tăng khả năng phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, tăng tính linh hoạt trong vận hành hệ thống, nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện…), từ đó góp phần trực tiếp giảm chi phí sản xuất của hệ thống điện.

Thống kê tình hình vận hành của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trong 17 năm gần đây cho thấy, số giờ vận hành trung bình là 5.427 giờ/năm và đang có xu thế tăng cao từ khi hồ Sơn La, Lai Châu vào vận hành. Con số này được cho là cao hơn so với các nhà máy thủy điện khác đang vận hành và thể hiện còn lãng phí năng lượng của sông Đà.

Việc mở rộng Thủy điện Hòa Bình còn nhằm tận dụng khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện, góp phần bổ sung điện năng vào các tháng 5, 6, 7, 8. Số liệu quan trắc thủy văn trong 19 năm gần đây (1999-2018) cũng cho thấy, tổng lượng nước xả thừa không qua phát điện lên tới 175 tỷ m3, chiếm 19% lượng nước về hồ.

Điểm đặc biệt nhất của việc có thêm 2 tổ máy mới ở Hòa Bình chính là điều chỉnh tần số của hệ thống điện và linh hoạt trong việc cân bằng công suất phát với phụ tải, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định, trong điều kiện năng lượng tái tạo có xu thế ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống nhưng có tính không ổn định.

Chính phủ ra Nghị quyết mới, tiếp tục gỡ vướng cho cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Nghị quyết số 119/NQ-CP giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến Dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).

Sửa đổi cơ chế đặc thù khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Nghị quyết 119/NQ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 1 về cơ chế đặc thù khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như sau:

Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác:

- Trước khi khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, nhà thầu thi công phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản; thực hiện đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; trình tự thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sau khi đã khai thác khoáng sản đủ khối lượng cung cấp cho Dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý theo quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

Chính phủ ra Nghị quyết mới, tiếp tục gỡ vướng cho cao tốc Bắc - Nam. Ảnh minh họa
Chính phủ ra Nghị quyết mới, tiếp tục gỡ vướng cho cao tốc Bắc - Nam. Ảnh minh họa
 

Về một số nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu việc bố trí vốn thực hiện Dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu; hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án.

Bộ Xây dựng hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, vật liệu xây dựng, quản lý chất lượng thi công và hợp đồng xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra các địa phương công bố giá các loại vật liệu xây dựng thông thường theo đúng quy định pháp luật.

Về một số nhiệm vụ cụ thể của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, Nghị quyết 119/NQ-CP giao UBND các tỉnh có trách nhiệm "công bố giá các loại vật liệu xây dựng thông thường theo thẩm quyền và quy định pháp luật", thay thế nhiệm vụ "Xây dựng, công bố giá các loại vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi…) đến chân công trình cho từng gói thầu/dự án thành phần, bao gồm vật liệu xây dựng tại các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng hàng tháng để áp dụng riêng cho các gói thầu/dự án thành phần. Việc xây dựng, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phải đảm bảo phù hợp yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện và tiến độ thi công xây dựng, khả năng cung ứng và mặt bằng giá thị trường, phản ánh đúng mức độ biến động giá xây dựng trên thị trường khu vực xây dựng".

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan có nhiệm vụ "kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng thông thường theo quy định pháp luật"; thay thế nhiệm vụ "Kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho từng gói thầu/dự án thành phần phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, nâng giá".

Bổ sung điểm l vào khoản 6 Điều 1: Trong quá trình thực hiện Dự án, các bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát chặt chẽ, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình; Quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng ngừa sai phạm.

Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ chủ trương xây sân bay Lai Châu

Bộ Giao thông Vận tải vừa ra Thông báo số 363/TB – BGTVT thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu, trong đó có việc đầu tư sân bay Lai Châu.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ chủ trương đầu tư cảng hàng không Lai Châu với mục tiêu xây dựng cảng hàng không có chức năng lưỡng dụng nhằm vừa đáp ứng nhu cầu vận tải, vừa phục vụ công tác quốc phòng an ninh.

"Đề nghị UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động nghiên cứu phương án đầu tư cảng hàng không Lai Châu. Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Lai Châu trong quá trình tổ chức thực hiện", thông báo của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.

Trước đó, UBND tỉnh Lai Châu đã có tờ trình gửi Thủ tướng về việc xin đầu tư xây dựng cảng hàng không Lai Châu theo hình thức PPP và giao cho tỉnh này làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án.

Theo UBND tỉnh Lai Châu, cảng hàng không Lai Châu đã được Thủ tướng xác định trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không tại quyết định số 236 ngày 23/2/2018.

Cụ thể, cảng hàng không Lai Châu được định hướng đến giai đoạn 2030 là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III, công suất 0,5 triệu hành khách/năm, diện tích sử dụng đất là 167 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng, địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ngày 30/8/2022, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5644/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành về việc đầu tư xây dựng cảng hàng không Lai Châu.

Cụ thể, xét kiến nghị của UBND tỉnh Lai Châu về việc đầu tư xây dựng cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư và giao UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án, Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Lai Châu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.

Dự án khu dân cư Long Cang Residence tại tỉnh Long An chỉ có giá từ 12,5 triệu đồng/m2

Dự án Khu dân cư Long Cang Residence có vị trí tại đường đại lộ Nguyễn Trung Trực, thuộc xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Dự án Long Cang Residence cách sân bay Tân Sơn Nhất, chợ Bến Thành, chợ An Đông, khu đô thị Phú Mỹ Hưng 40 phút di chuyển.

Dự án Khu dân cư Long Cang Residence có diện tích 42 ha; diện tích đất cây xanh 13.048 m2; mật độ xây dựng 47%. Khu dân cư Long Cang Residence được quy hoạch thành 5 phân khu bao gồm: Lotus Riverside, Vins Residence, Tây Nam Center, Long Cang Riverpark và Long Cang New.

Dự án Khu dân cư Long Cang Residence có quy mô 132 block, phát triển với các loại hình đất nền, nhà phố, biệt thự, shophouse cung ứng ra thị trường gần 2.500 sản phẩm đất nền xây dựng tự do, diện tích từ 72 m2 - 220 m2, lộ giới từ 10 m - 12 m - 15 m - 20 m.

Tiện ích Khu dân cư Long Cang Residence Long An: Kết nối đến trung tâm huyện Bến Lức, quốc lộ 1A, liền kề với nhiều khu công nghiệp đang hoạt động như khu công nghiệp Long Định, Long Cang với diện tích trên 170 ha; khu công nghiệp Thuận Đạo mở rộng 815 ha; khu công nghiệp Cầu Tràm quy mô 79 ha tại xã Long Trạch; khu công nghiệp và cầu cảng Quốc tế; cụm khu công nghiệp và cảng Đồng Tâm…

Dự án khu dân cư Long Cang Residence tại tỉnh Long An chỉ có giá từ 12,5 triệu đồng/m2
Dự án khu dân cư Long Cang Residence tại tỉnh Long An chỉ có giá từ 12,5 triệu đồng/m2
 

Dự án Khu dân cư Long Cang Residence Long An do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Địa ốc Tây Nam Land làm chủ đầu tư; Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Địa ốc Phúc Land làm đơn vị phát triển; sàn F1, F2 Tây Nam Land và Phúc Land làm đơn vị tiếp thị phân phối; Công ty TNHH Xây dựng Trần Đại Nghĩa làm đơn vị thi công.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Địa ốc Tây Nam Land hoạt động ngày 12/20/2017, trụ sở chính nằm tại số D9/9 Hương lộ 11, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty do ông Trần Hải Quân làm người đại diện pháp luật, công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Các sản phẩm đất nền dự án Khu dân cư Long Cang Residence Long An có giá bán trên thị trường từ 12,5 triệu đồng/m2. Ngân hàng VIB hỗ trợ cho vay khi mua sản phẩm tại dự án Khu dân cư Long Cang Residence.

Ngọc An

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Bất động sản Nhật Nam bị UBND tỉnh Hòa Bình cảnh báo rủi ro

Bất động sản Nhật Nam bị UBND tỉnh Hòa Bình cảnh báo rủi ro

Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình gần đây đã ban bố văn bản về việc xử lý nội dung có liên quan tới CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) khi doanh nghiệp này có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế.
DIC Corp chi tiền lập công ty bất động sản khu công nghiệp

DIC Corp chi tiền lập công ty bất động sản khu công nghiệp

DIC Corp vừa thông qua kế hoạch thành lập công ty con với mục đích làm chủ đầu tư các dự án khu công nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh nghiệp đang có nhiều dự án chậm triển khai dẫn tới đội vốn đầu tư.
Tin bất động sản ngày 8/9: Hà Nội sẽ đối thoại với người dân về thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai vào tháng 10

Tin bất động sản ngày 8/9: Hà Nội sẽ đối thoại với người dân về thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai vào tháng 10

Thái Nguyên mời đầu tư 4 khu đô thị ở thành phố Sông Công; Nghệ An chấn chỉnh tình trạng dự án treo, chậm tiến độ; Chủ tịch Quảng Nam tháo gỡ vướng mắc tại các khu tái định cư vùng Đông… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
DIC Corp thành lập công ty con, lấn sân sang bất động sản khu công nghiệp

DIC Corp thành lập công ty con, lấn sân sang bất động sản khu công nghiệp

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group, mã CK: DIG) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển Đô thị & Khu công nghiệp DIC (DIC - Urbiz).
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/11: Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng san lấp đất nông nghiệp trái phép

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/11: Hà Nội xử lý nghiêm tình trạng san lấp đất nông nghiệp trái phép

Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz