Bất động sản Biz

VinaCapital muốn thoái toàn bộ vốn tại Nhà Khang Điền sau 1 tháng, ước lãi hàng trăm tỷ

Thứ năm, 08/12/2022 | 23:41 Theo dõi BĐS Biz trên

Quỹ ngoại VOF Investment Limited (quỹ thành viên thuộc VinaCapital) vừa đăng ký bán toàn bộ 10 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,41% vốn điều lệ.

Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 12/12/2022 - 10/1/2023, phương thức thực hiện là thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích giao dịch là cơ cấu danh mục đầu tư. Nếu hoàn tất, VOF sẽ không còn là cổ đông của Khang Điền.

Đáng chú ý, 10 triệu cổ phiếu nói trên vừa được quỹ ngoại này mua vào trong khoảng thời gian từ 31/10 đến 8/11/2022 – giai đoạn KDH vẫn đang miệt mài dò đáy. Thời điểm đó, giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận với giá trị ước tính vào khoảng 200 tỷ đồng.

Capture
VinaCapital muốn bán toàn bộ 10 triệu cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền sau 1 tháng mua vào.

Như vậy VOF muốn thoái vốn tại KDH chỉ sau 1 tháng gom mua cổ phần tại doanh nghiệp địa ốc này. Sau đó cổ phiếu KDH đã hồi phục mạnh từ đáy và hiện đang dừng ở mức 29.900 đồng/cổ phiếu, tăng 57% trong gần một tháng.

Như vậy tính theo thị giá hiện nay, khoản đầu tư của VOF đã lời gần 40%. Ước tính tại mức thị giá này, VOF có thể thu về gần 300 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn. Nếu giao dịch thành công, quỹ đầu tư này sẽ lãi khoảng trăm tỷ nhờ lướt sóng cổ phiếu KDH trong thời gian ngắn.

Mới đây, nhóm quỹ ngoại khác do Dragon Capital quản lý cũng đã thực hiện mua vào 1,1 triệu cổ phiếu KDH trong phiên 25/11 để tăng tỷ lệ sở hữu lên 9,07%. Trước đó, nhóm quỹ của Dragon Capital đã hoàn tất mua thêm 19 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền trong ngày 11/11, quay trở lại làm cổ đông lớn khi tăng sở hữu từ 4,99% lên 7,64%.

Từ ngày 4 đến 29/11, Chủ tịch HĐQT Nhà Khang Điền bà Mai Trần Thanh Trang đã hoàn tất mua vào 100% số lượng cổ phiếu đã đăng ký là 10 triệu đơn vị. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu bà Trang nắm giữ tăng từ 10,3 triệu đơn vị lên 20,3 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 1,44% lên 2,84% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Về kết quả kinh doanh, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 802,7 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng 8,9% so với cùng kỳ, đạt 344,8 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.678 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 970,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 46,7% và tăng 22,9% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Nhà Khang Điền lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu dự kiến 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 16% so với thực hiện trong năm 2021. Với kết quả đạt được sau 9 tháng đầu năm, công ty hoàn thành được 42% chỉ tiêu doanh thu và 69% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Quý 3 này, Khang Điền tiếp tục phải chịu áp lực về nguồn vốn do hàng tồn kho tăng mạnh. Điều này phần nào thể hiện rõ trên mục lưu chuyển tiền tệ và các hoạt động vay nợ của Khang Điền trong kỳ.

Theo đó, cuối quý 3/2022, dòng tiền kinh doanh chính của Khang Điền ghi nhận âm 2.315 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 âm 845 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư vẫn ở mức âm gần 4,2 tỷ đồng. Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 3.665,5 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ 4.118,7 tỷ đồng. Nhằm mục đích, bù đắp thâm hụt vào dòng tiền kinh doanh.

1

Từ năm 2018 đến nay, Khang Điền thường xuyên duy trì dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phải huy động dòng vốn bên ngoài để tài trợ. Trong đó, dòng tiền kinh doanh năm 2018 ghi nhận âm 718,95 tỷ đồng, năm 2019 âm 163,53 tỷ đồng, và năm 2021 công ty tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 2.009,7 tỷ đồng.

Điều này, làm gia tăng gánh nặng lãi vay cũng như rủi ro về tài chính. Nếu công ty không cơ cấu được nguồn vốn để trả các khoản nợ đến hạn. Thậm chí là kéo dài, công ty có thể sẽ mất khả năng thanh toán.

Quý 3/2022, dư nợ vay tài chính của doanh nghiệp ở mức 7.206 tỷ đồng. Phần lớn là, các khoản vay dài hạn ngân hàng của Khang Điền đạt 5.849 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với con số 2.070 tỷ đồng hồi đầu năm. Nhà Khang Điền công ty đẩy mạnh vay nợ tài chính nhằm tài trợ vốn cho các dự án: Tân Tạo – khu A, Lê Minh Xuân mở rộng, 11A Bình Hưng, khu nhà ở Phú Hữu, thông qua vay vốn ngân hàng OCB và Vietinbank với lãi suất 10,5- 11,4%/năm.

Ngoài ra, Khang Điền cũng đang sở hữu hai khoản nợ trái phiếu 1.100 tỷ đồng. Đây là hai lô trái phiếu doanh nghiệp, không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyên. Kỳ hạn trái phiếu 4 năm, lãi suất 12%/năm, được thanh toán 6 tháng/lần.

Mới đây nhất, Nhà Khang Điền đã thông qua Nghị quyết của HĐQT về việc mua lại trước hạn 100 trái phiếu, tương đương 100 tỷ đồng theo yêu cầu của trái chủ Vietnam Debt Fund SPC (quỹ thành viên thuộc Dragon Capital).

Giá mua lại trái phiếu trước hạn là 100% khoản nợ gốc cộng lãi, lãi chậm trả (nếu có) phát sinh và chưa thanh toán. Ngày mua lại dự kiến là 14/12. Công ty giao cho Tổng giám đốc thực hiện các thủ tục liên quan tới việc mua lại trái phiếu.

Nam Phong

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz