Theo báo cáo tái chính hợp nhất năm 2023 mới công bố, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Khang Điền) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 730 tỷ đồng, giảm 42,7% so với năm trước (1.082 tỷ đồng). Bên cạnh, kết quả kinh doanh kém sắc, lượng hàng tồn kho của Khang Điền tại các dự án cũng gây chú ý với số tiền 18.786 tỷ đồng.
Hàng tồn kho của Khang Điền chủ yếu nằm ở các "siêu dự án"/Ảnh minh họa
Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2023, Hàng tồn kho của Khang Điền tăng hơn 50% so với đầu năm, lên 18.787 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc (Khang Phúc là công ty con của Khang Điền với quyền sở hữu và quyền biểu quyết là 100%) đang có lượng hàng tồn kho hơn 10.044 tỷ đồng, bao gồm: Khu dân cư Tân Tạo là 6.527 tỷ đồng, Khu định cư Phong Phú 2 là 1.675 tỷ đồng, An Dương Vương là 1.233 tỷ đồng và Khu Dân cư Bình Hưng 11A là gần 610 tỷ đồng.
Như vậy, riêng lượng hàng tồn kho của Khang Phúc đang chiếm 53,5% tổng hàng tồn kho của công ty mẹ Khang Điền.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho dự án Bình Trưng Đông do Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Nhà Đoàn Nguyên (Đoàn Nguyên) làm chủ đầu tư (Đoàn Nguyên là công ty con sở hữu gián tiếp của Khang Điền với quyền sở hữu 50,85%, quyền biểu quyết 100%) là 3.380 tỷ đồng. Đây là hàng tồn kho lớn thứ 2 của Khang Điền sau dự án Khu dân cư Tân Tạo.
Hàng tồn kho của Khang Điền gần 19.000 tỷ đồng/Nguồn: BCTC hợp nhất 2023
Hàng tồn kho lớn thứ 3 của Khang Điền cũng là dự án Bình Trưng Đông do Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng (Bình Trưng) làm chủ đầu tư (Bình Trưng là công ty con sở hữu gián tiếp của Khang Điền với quyền sở hữu 99,9% và quyền biểu quyết là 99,95%).
Tuy nhiên, nếu tính riêng dự án thì “siêu dự án” Bình Trưng Đông đang là hàng tồn kho lớn nhất của Khang Điền với giá trị hơn 7.500 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Khang Điền, phần lớn giá trị hàng tồn kho gia tăng của doanh nghiệp địa ốc này đến từ các dự án đã được hình thành từ trước đó.
Cũng theo báo cáo, Nhóm Công ty đã vốn hóa chi phí lãi vay cho kỳ kế toán 12 tháng kết thúc ngày 31/12/2023 là hơn 760 tỷ đồng, con số này ở năm 2022 là gần 553 tỷ đồng. Các chi phí này liên quan đến các khoản vay nhằm tài trợ cho việc xây dựng và phát triển các dự án bất động sản của Nhóm Công ty.
Ngày 22/2 vừa qua, HĐQT Khang Điền đã thông qua bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay 4.270 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc (Khang Phúc) tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh TP.Hà Nội. Và hiệu lực bảo lãnh được duy trì đầy đủ cho đến khi công ty Khang Phúc hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay tại Vietinbank.
Cũng trong tháng 2/2024, ĐHĐCĐ Khang Điền cũng vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, dự kiến thu về 3.000 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ vay.
Số tiền 3.000 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành này được Khang Điền ưu tiên thanh toán các khoản nợ vay trong hai năm 2024 và 2025. Công ty sẽ dành 2.700 tỷ đồng cho việc này. Ngoài ra, Khang Điền cũng dự kiến góp thêm vốn vào Công ty con là Khang Phúc để công ty này thanh toán các khoản nợ vay.
Về nguyên tắc, nợ vay của công ty con cũng được ghi nhận trong báo cáo hợp nhất của Khang Điền. Vì vậy có thể nói mục đích của Khang Điền là dùng toàn bộ số tiền thu được để thanh toán nợ vay.
Nợ phải trả của Khang Điền hơn 10.000 tỷ đồng/Nguồn: BCTC hợp nhất 2023
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Khang Điền là 26.417 tỷ đồng, tăng 22,7% so với đầu năm. Trong đó, Tài sản ngắn hạn là 24.719 tỷ đồng, tăng 20,5%. Tiền và các khoản tương đương là 3.729 tỷ đồng, tăng 35,5%. Hàng tồn kho là 18.787 tỷ đồng, tăng 50,9%. Như vậy, Hàng tồn kho đang chiếm 76% Tài sản ngắn hạn của Khang Điền tính đến thời điểm cuối năm 2023.
Nợ phải trả của doanh nghiệp là 10.957.815 tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm. Trong đó, Nợ ngắn hạn là 5.345 tỷ đồng, tăng 52,1%. Nợ vay tài chính là hơn 6.345 tỷ đồng, bao gồm: khoản vay ngắn hạn hơn 1.067 tỷ đồng tại Vietinbank, khoản vay dài hạn gần 4.200 tỷ đồng tại ngân hàng OCB và nợ trái phiếu 1.100 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, đáo hạn vào giữa năm 2025.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 22/3, giá cổ phiếu KDH của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền giao dịch ở mức 37.100/đ/cp.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) (Địa chỉ: Tầng 11, 12 Tòa nhà Saigon Centre Office, 67 Lê Lợi, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM) tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền được thành lập vào năm 2001. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển và kinh doanh bất động sản nhà ở. Địa bàn hoạt động kinh doanh chính của KDH là Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập đoàn Đất Xanh đặt kỳ vọng lớn vào năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu, lợi nhuận và quy mô vốn, trong bối cảnh thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi rõ nét.
Trong khuôn khổ Triển lãm và Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch T&T Energy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chia sẻ về việc liên danh T&T Group - Cospowers (Trung Quốc) sẽ ra mắt pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026....
Ngày 17/4/2025, HBC chính thức ký kết hợp tác với Ascending Strategies, đánh dấu bước đi lớn trong hành trình quốc tế hóa. Trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu toàn thế giới có nhiều biến động, liệu Hòa Bình sẽ lột xác thành công khi tiến vào thị trường xây dựng trị giá hàng trăm tỷ USD ở Australia?
Viglacera khởi đầu năm 2025 đầy khởi sắc với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn dắt bởi mảng khu công nghiệp và dịch vụ vận hành. Báo cáo tài chính quý I cho thấy nhiều điểm sáng về doanh thu, lợi nhuận và tiềm năng phát triển dài hạn.
Công ty cổ phần xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức đảm nhiệm vai trò tổng thầu thi công các hạng mục quan trọng tại dự án Eco Retreat Long An quy mô hơn 220ha của Ecopark. Trong năm tài chính 2025, Coteccons đặt mục tiêu doanh thu thuần 25.000 tỷ đồng, kỳ vọng duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững 20–30% mỗi năm trong giai đoạn tiếp theo.
Liên tiếp thắng thầu, liên tiếp khởi công, Vinaconex (VCG) đang tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2025. Không chỉ vậy, ông lớn này còn đặt ra mục tiêu tài chính đầy tham vọng, chuẩn bị cho một năm bứt phá cả về quy mô lẫn hiệu quả hoạt động.
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Đây là công trình trọng điểm cấp quốc gia, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới khi hoàn thành.
Theo báo cáo thường niên năm 2024 của VHM, tổng số cư dân tại các dự án Vinhomes trên toàn quốc đạt gần 493.000 người, đưa vào vận hành và quản lý hơn 110.000 căn hộ.