Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm nay theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). So với báo cáo công ty tự lập trước đó, báo cáo sau kiểm toán của Vingroup đã ghi nhận một số thay đổi trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm.
Cụ thể, trên báo cáo tài chính kiểm toán, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vingroup đạt , giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. So với báo cáo tự lập, khoản doanh thu thuần sau kiểm toán đã giảm khoảng .
Tương tự, chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kiểm toán của Vingroup cũng thấp hơn số liệu ghi nhận trên báo cáo công ty tự lập, kéo theo đó là thay đổi ở hàng loạt chỉ tiêu như lợi nhuận gộp, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác…
Đáng chú ý, nhờ việc ghi nhận chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể so với cùng kỳ và số liệu công ty tự tính, lợi nhuận trước thuế ghi nhận trên báo cáo kiểm toán của Vingroup đã đạt , vẫn giảm 46% so với cùng kỳ nhưng cao hơn so với báo cáo tự lập.
Lợi nhuận sau thuế bán niên 2022 theo đó cũng tăng từ mức trên báo cáo chưa kiểm toán lên .
Theo ban lãnh đạo Vingroup, tổng doanh thu thuần kỳ này sụt giảm gần một nửa so với năm 2021 là do các dự án bất động sản của tập đoàn đang trong quá trình xây dựng và dự kiến được bàn giao nhiều trong nửa sau của năm nay. Trong khi đó, các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt như mảng khách sạn, vui chơi giải trí tăng 80%; y tế và giáo dục tăng lần lượt 43,6% và 14%...
Tính đến cuối tháng 6, Vingroup có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn ở mức , tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho của tập đoàn này tăng tới 61%, đạt gần do tăng chỉ tiêu bất động sản để bán đang xây dựng liên quan đến dự án mới mở bán Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire.
Vingroup cho biết dự án này sẽ được bàn giao nhà từ quý III năm nay và bắt đầu ghi nhận doanh thu giúp hoàn thành mục tiêu đề ra ở mảng bất động sản.
Đáng chú ý, đi cùng đà tăng tổng tài sản kỳ này là khoản nợ phải trả của Vingroup đã tăng mạnh từ mức hơn đầu năm lên 396.900 tỷ cuối tháng 6, tương đương mức tăng ròng 48%.
Trong cấu phần các khoản nợ phải trả này, thay đổi lớn nhất nằm ở số dư người mua trả tiền trước khi tăng gần gấp 3 lần, đạt trên . Thực tế, đây chủ yếu là các khoản tiền được người mua nhà của Vingroup trả tiền trước theo các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản đã ký kết. Số dư này, cũng bao gồm cả khoản ứng trước từ ngân sách Nhà nước cho mục đích thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Nếu tính tổng số tiền khách hàng và các đối tác trả trước để mua các sản phẩm của tập đoàn này (chủ yếu là bất động sản) số dư đến cuối tháng 6 lên tới hơn , tương đương 1/3 tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các khoản phải trả ngắn hạn khác nhưng chưa đến hạn thanh toán, như nợ nhà cung cấp, thuế và các khoản chi phí xây dựng trích trước cũng chiếm trên . Theo Vingroup, đây là các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường xuyên của tập đoàn và đều được cân đối với các khoản phải thu.
Như vậy, tổng nợ vay bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, trái phiếu của Vingroup đến cuối tháng 6 vào khoảng , tăng 27% so với đầu năm.
Với số dư tiền mặt và tương đương tiền đến cuối tháng 6 đạt trên , chỉ tiêu nợ vay thuần (nợ vay sau khi trừ đi số dư tiền mặt) trên tổng tài sản của Vingroup chỉ vào khoảng 0,24 lần.
Liên quan hoạt động của VinFast, Vingroup cho biết ngày 15/7 vừa qua công ty đã chính thức dừng kinh doanh ôtô chạy xăng nhưng vẫn duy trì sản xuất để hoàn tất bàn giao xe cho các khách đã ký hợp đồng. Cùng với đó công ty sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện.
Kiều Ly
Theo sohuutritue.net.vn
Copy