Sau Nghị định 08, Fecon vẫn cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn

Thứ bảy, 18/03/2023 | 18:57 Theo dõi BĐS Biz trên

Mới đây, Công ty cổ phần Fecon chi gần 27 tỷ đồng để mua lại trước hạn một phần của hai lô trái phiếu với lãi suất 10-11%/năm. Trước đó, Fecon cũng nhiều lần rải rác mua lại các lô trái phiếu đã phát hành.

Dù Nghị định 08 cho phép (doanh nghiệp) đàm phán kéo dài thời hạn trái phiếu, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.

Đơn cử tại CTCP Fecon (mã: FCN), ngày 13/3 vừa qua đã chi gần 27 tỷ đồng để mua lại trước hạn 1 phần của 2 lô trái phiếu FCNH2223001 và FCNH2123001. Cả hai lô trái phiếu này có lãi suất 10-11%/ năm.

fecon-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-2
fecon-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-3
Nguồn: HNX

Theo tìm hiểu, lô trái phiếu FCNH2123001 có giá trị 95 tỷ đồng, được phát hành năm tháng 6/2021 và đáo hạn tháng 6/2023 với lãi suất 10%/năm. Mục đích phát hành trái phiếu để hợp tác kinh doanh với Cty cổ phần đầu tư Năng lượng Ecotech Việt Nam để thực hiện dự án với Cty TNHH Điện giớ Quốc Vinh Sóc Trăng.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm và được bảo lãnh thanh toán, có lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.

Tài sản đảm bảo là cổ phiếu CTCP khoáng sản Fecon, cổ phần CTCP Fecon South và cổ phần CTCP Năng lượng Fecon.

Còn lô trái phiếu FCNH2223001 có tổng giá trị 150 tỷ đồng được phát hành tháng 6/2022 và đáo hạn tháng 12/2023 với lãi suất 11%. Mục đích phát hành để tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.

Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này đều là cổ phần Cty cổ phần đầu tư Fecon và cổ phần Cty cổ phần công trình ngầm Fecon.

Trước đó, từ năm 2022 đến nay, Fecon cũng nhiều lần rải rác mua lại các lô trái phiếu đã phát hành.

fecon-mua-lai-trai-phieu-truoc-han
Từ năm 2022 đến nay, Fecon rải rác mua lại các lô trái phiếu đã phát hành. (Nguồn: HNX)

Đi lên từ một nhà thầu trong lĩnh vực công trình ngầm, Fecon sau đó lấn sân sang mảng năng lượng tái tạo và hiện đang từng bước gia nhập sân chơi bất động sản.

Theo đó, đầu năm 2023, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có quyết định chấp thuận chủ trương cho CTCP FECON Phổ Yên là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 24,68 ha) với tên thương mại là Khu đô thị Quảng Trường (Square City).

Trước đó, ngày 26/12/2022, CTCP FECON Hiệp Hòa cho biết đã nhận quyết định trở thành chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án Cụm Khu công nghiệp Danh Thắng – Đoan Bái tại Bắc Giang với diện tích 75 ha, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Thời gian triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ năm 2023 và bắt đầu khai thác từ quý III/2024.

Tháng 2 vừa qua,  Fecon thông báo ghi nhận thêm 4 gói thầu mới với tổng giá trị đạt 463 tỷ đồng.

Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2022, Fecon đạt doanh thu thuần hợp nhất 3.044 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước đó và thực hiện được hơn 60% kế hoạch năm. Doanh thu tài chính đạt hơn 161 tỷ đồng, gấp đến 8,8 lần năm trước, trong đó lãi từ bán khoản đầu tư gần 138 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính trong năm lên gần 222 tỷ đồng, gần gấp rưỡi năm trước đó, riêng chi phí lãi vay và thuê tài chính gần 213 tỷ đồng. Sau cùng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ được hơn 39 tỷ, chỉ đạt khoảng 15% mục tiêu năm.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của FCN đạt 7.566 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm khi tăng nhẹ 1%. Cơ cấu tài sản cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền giảm 45% còn khoảng 171 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty có 1.690 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, giảm 18% so đầu năm; hàng tồn kho ghi nhận 1.675 tỷ

Nợ phải trả thời điểm cuối năm còn hơn 4.100 tỷ đồng. Cơ cấu nợ cho thấy vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 17% lên 1.564 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn không đổi nhiều còn 1.141 tỷ đồng.

fecon-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-1
Tháng 2/2023, Fecon trúng thêm 4 gói thầu mới với tổng giá trị đạt hơn 460 tỷ đồng. (Ảnh: Fecon).

Hiện nay, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu, có không ít công ty chủ động mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo số liệu của Công ty xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, tháng 2 vừa qua, quy mô trái phiếu mua lại trước đáo hạn đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2022. Dù vậy, FiinRatings đánh giá, trong bối cảnh kiểm soát tín dụng bất động sản, hoạt động mua lại sẽ gặp nhiều thách thức trong thời gian tới.

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm 2023 ước tính ở mức 235.000 tỷ đồng, trong đó số dư ở các doanh nghiệp bất động sản là 100.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong hai quý sắp tới lần lượt ở mức 36.200 tỷ đồng (quý II), và 35.400 tỷ đồng (quý III).

FiinRatings kỳ vọng: "Các chính sách mới hiện nay, bao gồm Nghị định 08 về trái phiếu riêng lẻ và Nghị quyết 33 vừa ban hành của Chính phủ, sẽ là nền tảng tạo điều kiện cho các thành viên thị trường thực hiện hoạt động tái cấu trúc nợ; đồng thời hỗ trợ chủ đầu tư tiếp cận nguồn tín dụng mới khi các biện pháp cho vấn đề pháp lý bất động sản được triển khai”.

Hoàng Long (t/h)

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Tập đoàn Novaland đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn

Tập đoàn Novaland đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, NVL) và các công ty con đều tích cực đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn sau tâm thư xin lỗi khách hàng.
Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp

Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp

Năm 2022, chỉ số ROE tại Tập đoàn Hòa Phát (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ghi nhận mức thấp từ 38% năm 2021 xuống còn 8,8%.
'Trùm BOT' Tasco: Chủ nợ lớn nhất là ai, các công ty con đang làm ăn ra sao năm 2022?

'Trùm BOT' Tasco: Chủ nợ lớn nhất là ai, các công ty con đang làm ăn ra sao năm 2022?

CTCP Tasco (Mã: HUT) là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào hạ tầng VETC tại Việt Nam. Hiện nay doanh nghiệp này đang tăng tốc phát triển bất động sản và bảo hiểm. Vì vậy, hệ sinh thái của 'trùm BOT' Tasco ngày càng mở rộng.
Loạt doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công gần 12.000 tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công gần 12.000 tỷ đồng trái phiếu

Khi nghị định 08 được ban hành, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu trở lại cuộc đua huy động vốn bằng phát hành trái phiếu sau nhiều tháng 'ám binh bất động'.
Thế giới di động bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức, không chia cổ phiếu ESOP năm 2022

Thế giới di động bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức, không chia cổ phiếu ESOP năm 2022

Năm 2023, Thế giới Di động (MWG) vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng nhẹ so với năm 2022. Đặc biệt, công ty không đề cập đến kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023.
Tasco đặt mục tiêu doanh thu gấp 21 lần trong năm 2023

Tasco đặt mục tiêu doanh thu gấp 21 lần trong năm 2023

Công ty Cổ phần Tasco (Mã: HUT) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 dự kiến tổ chức ngày 25 3 tại Hà Nội. So với thực hiện năm 2022, kế hoạch này của Tasco có phần khá táo bạo khi doanh thu gấp gần 21 lần và lợi nhuận gấp hơn 4 lần.
CapitaLand có thể chi 1,5 tỷ USD mua lại bất động sản từ Vinhomes

CapitaLand có thể chi 1,5 tỷ USD mua lại bất động sản từ Vinhomes

Theo hai nguồn tin giấu tên chia sẻ với Reuters, tập đoàn bất động sản khổng lồ của Singapore là CapitaLand Group đang đàm phán để mua khối bất động sản của Vinhomes trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức bị cưỡng chế gần 91 tỷ đồng tiền thuế

Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức bị cưỡng chế gần 91 tỷ đồng tiền thuế

Mới đây, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) công bố thông tin bất thường về việc bị Cục Thuế TP HCM cưỡng chế với số tiền gần 91 tỷ đồng.
Bất động sản Biz