Bất động sản Biz

Những phát ngôn của ông Phạm Nhật Vượng tại đại hội cổ đông Vingroup 2023

Thứ sáu, 19/05/2023 | 11:45 Theo dõi BĐS Biz trên

Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023 của Tập đoàn Vingroup – CTCP (HoSE: VIC), với vai trò chủ trì Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã giải đáp nhiều thắc mắc của cổ đông tới hoạt động của công ty. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng có những giải đáp, chia sẻ ấn tượng.

Chủ đề đầu tư vào xe điện, sự phát triển của VinFast chiếm gần như toàn bộ nội dung phần hỏi đáp tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Vingroup (VIC) sáng 17/5.

"Khi nào thì VinFast có lãi? Đâu là lĩnh vực khó, liệu có phải là kênh đầu tư mạo hiểm hay không?", cổ đông hỏi.

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng trả lời: “Khi sản lượng tăng cao, chúng tôi sẽ tối ưu chi phí và dần có lãi. Thu hồi vốn có 2 hình thức, vừa từ sản xuất kinh doanh, hai là huy động thêm vốn. Nếu định giá sau khi niêm yết với mức đầu tư 8 tỷ thì chi phí đó không phải quá lớn. Đợi khi thị trường sầm uất trở lại, VinFast có đầy đủ dải sản phẩm, kinh doanh có lãi thì sẽ sớm mang lại niềm vui về tài chính cho mọi người”.

“VinFast IPO thành công thì cổ đông có được ưu đãi gì khi mua cổ phiếu không, cổ đông trung thành có hưởng lợi gì không?” – Một cổ đông đặt câu hỏi cho Ban lãnh đạo Tập đoàn Vingroup tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 tổ chức vào sáng ngày 17/05, sau khi e ngại nhắc về chuyện cổ phiếu VIC của Vingroup đã giảm hơn một nửa trong 2 năm qua.

Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT khẳng định: “Giá trị của VIC rất thấp so với giá trị thật. Việc Vinfast IPO thì cổ đông của Vingroup không được ưu đãi gì, nhưng nếu là cổ đông trung thành thì sẽ không mất gì cả, anh chỉ mất khi anh bán, chưa bán thì chưa mất gì cả, theo thời gian, thị giá VIC sẽ trở lại”.

Ông Vượng cũng nói thêm: “Có thể do tin đồn, thị trường chung khó khăn làm nhà đầu tư cảm thấy không vui và tháo chạy còn tôi không thấy lý do để bán cổ phiếu”.

Liên quan đến việc VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Black Spade là công ty huy động vốn niêm yết sẵn trên sàn chứng khoán Mỹ. Khi VinFast hoàn tất thủ tục sáp nhập, được Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận, thì quá trình niêm yết mới hoàn tất.

Có thể nói chúng ta đã niêm yết được một nửa, còn một số thủ tục nữa sẽ hoàn tất việc niêm yết. Bản chất, VinFast vẫn là chủ sở hữu tuyệt đối công ty sau sáp nhập. Trong bối cảnh đại dịch và chuyển đổi, VinFast có sự ủng hộ của cổ đông lớn, chia sẻ rất lớn chi phí.

Ông Phạm Nhật Vượng cho rằng VinFast là dự án rất tiềm năng, là dự án tốt nhất của Vingroup. Ảnh: Vingroup.
Ông Phạm Nhật Vượng cho rằng VinFast là dự án rất tiềm năng, là dự án tốt nhất của Vingroup. Ảnh: Vingroup.
 

Việc thu hồi vốn gồm 2 phần, đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động thêm. Với định giá 23 tỷ USD, Vingroup và các cổ đông đã đầu tư 8 tỷ USD vào VinFast thì việc thu hồi vốn không phải quá khó.

Chỉ chờ “gió đông” – thị trường đông vui, thanh khoản lớn, đầy đủ dải sản phẩm kinh doanh có lãi, VinFast sẽ sớm mang lại niềm vui tài chính cho mọi người, song không phải ngày một ngày hai, mà lâu dài".

Tuy nhiên, một cổ đông khác đặt vấn đề về việc Vingroup đã thay đổi phương án kinh doanh cũng như dàn nhân sự khá “tốc độ”, gây ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. Thực tế, quyết định bỏ sản xuất xe xăng và sản xuất điện thoại của Vingroup đều bất ngờ và nhanh chóng.

Ông Phạm Nhật Vượng cho biết: “Nếu nói bỏ xe xăng điện thoại làm ảnh hưởng đến thương hiệu, tôi nghĩ khác. Những gì yếu kém thì phải loại bỏ. Khi chúng ta làm, sẽ có rất nhiều người không hiểu. Nhưng trong xã hội, có một nửa số người hiểu chúng ta, đã là quá mạnh rồi”.

Nói về câu chuyện làm xe, ông Vượng chia sẻ, khi bắt đầu, Vingroup không thể làm ngay xe điện vì cách đây 5 năm hầu như rất ít người mong muốn dùng xe điện và việc làm xe điện thông minh rất khó. Thậm chí ở thời điểm này có làm cũng chưa bán được và chưa làm được. Sau khi thấy cơ hội xe điện rất mạnh, lập tức Vingroup dồn toàn tâm toàn lực, nếu VinFast niêm yết thành công sẽ là hãng xe lớn thứ 3 thế giới.

“Với những lời khen chê, lời chê mà đúng thì chúng tôi lập tức học, làm theo, sửa. Nếu bôi nhọ, vu khống thì lập tức chiến đấu. Bằng hành động, bằng kết quả của chúng tôi, họ sẽ hiểu. Cái nào có hướng đi sáng thì cần làm mạnh. Ngồi đấy để đốt thêm tiền đi vào hư vô thì chưa đúng” - Chủ tịch Vingroup nhấn mạnh.

Về câu chuyện xe Trung Quốc, ông Vượng thẳng thắn: “Quan điểm là nước sông không phạm nước giếng, họ có khách hàng của họ, chúng tôi có phân khúc của chúng tôi”.

Theo ông Vượng, sản phẩm đắt hay rẻ phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Ở Việt Nam, có rất nhiều người yêu nước, ủng hộ VinFast và với hệ sinh thái Vingroup hỗ trợ, ông Vượng “không ngại thị trường Việt Nam”.

Cổ đông tiếp tục hỏi về tham vọng với lĩnh vực xe điện, ông Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh đến 2 yếu tố. Thứ nhất là nhu cầu đóng góp của Vingroup cho xã hội, cho đất nước.

“Chúng tôi Không phải đơn thuần nhắm đến việc kinh doanh. Vingroup đã là doanh nghiệp lớn và thành đạt, có năng lực nhất định và muốn đóng góp thêm cho đất nước. Chúng tôi muốn xây dựng một thương hiệu công nghệ đẳng cấp cao, có sức ảnh hưởng trên thế giới”, ông nói.

Chủ tịch Vingroup cho biết doanh nghiệp không đơn giản chỉ kinh doanh kiếm tiền mà muốn thể hiện trách nhiệm xã hội, lòng yêu nước của mình.

Thứ hai, khi thấy cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế xanh, Vingroup đã chuyển đổi và bắt đầu với mảng sản xuất, sau đó là xe điện. Ông Vượng bày tỏ vui mừng khi đội ngũ VinFast đã phát triển nhanh, làm chủ được công nghệ. Hiện tỷ lệ nội địa hóa của Vingroup đã đạt 60%.

“Khi thấy mảng xe điện có cơ hội, chúng tôi dồn toàn tâm toàn ý vào. Chúng tôi cảm thấy mình thực sự làm chủ được công nghệ, cảm hứng và sức sáng tạo ngày càng quyết liệt. Về mặt kinh doanh đây là dự án rất tiềm năng, đây sẽ là dự án tốt nhất của Vingroup”, ông Vượng nói.

Kết thúc năm tài chính 2022, doanh thu thuần của Vingroup đạt 101.794 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 12.756 tỷ đồng và 2.044 tỷ đồng.

Sau khi loại đi các khoản chi phí tài chính đến từ việc trích lập dự phòng lỗ tỷ giá, chi phí liên quan đến quyết định dừng sản xuất xe xăng, rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại, lợi nhuận sau thuế của Vingroup đạt 5.278 tỷ đồng, thực hiện 88% kế hoạch.

Trong năm 2022, Vingroup đã huy động gần 1,1 tỷ USD từ thị trường vốn quốc tế.

Ngọc An

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz