Bất động sản Biz

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Thứ hai, 22/07/2024 | 11:04 Theo dõi BĐS Biz trên

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ra toà.
 

Với số lượng người được triệu tập lớn nhất từ trước đến nay – gần 100.000 người, TAND TP.Hà Nội bố trí 2 hội trường và 1 khu vực dựng rạp để xét xử vụ án.

Phiên tòa dự kiến kéo dài trong nhiều ngày. Thẩm phán Vũ Quang Huy được phân công làm chủ tọa phiên tòa. 6 kiểm sát viên thuộc Viện KSND TP.Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố tại phiên xử.

Để phục vụ xét xử, tòa án triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS, với tư cách là bị hại; đồng thời, triệu tập 63.092 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Với số lượng người được triệu tập thuộc diện lớn nhất từ trước tới nay, công tác chuẩn bị cho phiên xử được TAND TP.Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Có khoảng 80 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có 4 luật sư bào chữa.

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết 2
TAND Hà Nội dựng rạp ngoài sân để phục vụ phiên tòa.
 

“Vua lùa gà"?

Theo cáo trạng từ VKSND, từ tháng 5/2017 đến tháng 1/2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.

Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, bị cáo Quyết chỉ đạo "xả hàng" cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng.

Trước đó, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, bị cáo Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng.

Tiếp đó, các bị cáo tạo lập hồ sơ, đề nghị chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros. Niêm yết cổ phiếu thành công, bị cáo Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu Công ty Faros, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của nhà đầu tư.

Sau những phi vụ đỉnh cao, nhiều chứng sỹ đã phong cho ông Quyết là “vua lùa gà", “thánh úp bô".

Loạt cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước và HOSE liên đới

Vụ án có 50 bị cáo hầu tòa, gồm 27 người bị tạm giam, 23 người được tại ngoại. Ông Trịnh Văn Quyết bị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Hai em gái ông Quyết bị truy tố với vai trò đồng phạm, gồm Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga.

Nhiều cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC và các công ty trong "hệ sinh thái" cũng vướng lao lý, gồm: Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC), Nguyễn Thiện Phú (cựu Kế toán trưởng Tập đoàn FLC), Nguyễn Quỳnh Anh (cựu Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS)…

Ngoài ra, hàng loạt cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị xét xử với trách nhiệm liên đới. Điển hình như: Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE), Lê Hải Trà (cựu Phó giám đốc HOSE), Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước)…

Minh Khang

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay.
Câu chuyện thứ Hai: 6 tỷ phú Việt Nam trong danh sách giàu nhất thế giới 2024 là ai?

Câu chuyện thứ Hai: 6 tỷ phú Việt Nam trong danh sách giàu nhất thế giới 2024 là ai?

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú năm 2024. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới 2024 này, 6 tỷ phú Việt Nam góp mặt là: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng...
Bất động sản Biz