Bất động sản Biz

Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Người đàn ông giàu nhất Việt Nam

Thứ tư, 10/08/2022 | 06:10 Theo dõi BĐS Biz trên

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới trong năm 2022, trong đó Việt Nam có 7 tỷ phú. Ông Phạm Nhật Vượng lần thứ 10 góp mặt, với tài sản 6,2 tỷ USD, ông Vượng đứng thứ 411 thế giới, đồng thời cũng là người có khối tài sản lớn nhất Việt Nam.

Với khối tài sản khổng lồ hiện lên đến 6,2 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục là cái tên dẫn đầu danh sách các tỷ phú Việt Nam lọt top giàu nhất thế giới năm 2022 theo bảng tổng kết của tạp chí Forbes.

Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VinGroup. Liên tiếp trong 10 năm qua, ông lọt top những người giàu nhất thế giới trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn và nghiễm nhiên trở thành người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản kếch sù.

Trước khi trở thành tỷ phú như hiện nay, ông từng kinh doanh nhiều thứ nhỏ lẻ và hoàn toàn làm nên cơ đồ từ hai bàn tay trắng.

Tóm tắt tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng

Họ & tên: Phạm Nhật Vượng

Ngày sinh: 5 tháng 8, 1968 Quốc tịch: Việt Nam

Dân tộc: Kinh

Cung hoàng đạo: Sư tử

Chiều cao: Đang cập nhật

Nơi sinh: Hà Nội

Quê gốc: Hà Tĩnh

Nổi tiếng như: Doanh nhân, tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam

Cha mẹ: Phạm Nhật Quang (cha)

Vợ: Phạm Thu Hương

Các con: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh

Học vấn: Đại học Thăm dò Địa chất LB Nga (1992), Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Chân dung ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú giàu nhất Việt Nam.
Chân dung ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú giàu nhất Việt Nam.
 

Cuộc đời và sự nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình có ba anh em mà ông là anh cả, ba ông là một quân nhân, mẹ ông làm nghề bán nước chè dạo. Trong những năm 1969 – 1970, kinh tế Việt Nam nói chung và những gia đình ở vùng nông thôn nói riêng rất khó khăn. Do đó, nhiều thanh niên mong muốn cố gắng học thật giỏi để được thoát ly, kiếm tiền lo cho gia đình và ông Vượng cũng không ngoại lệ.

Khởi nghiệp trái ngành đến danh xưng "ông vua của thức ăn chế biến"

Năm 1987, nhờ thành tích học Toán vượt trội, Phạm Nhật Vượng đã thi đỗ vào trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Và từ đây, ông được Chính phủ cử đi du học ở Moskva (Nga) với chuyên ngành “Kinh tế địa chất”. Năm 1993, Liên bang Xô Viết tan rã, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học đã kết hôn với bà Phạm Thu Hương và rẽ hướng sang kinh doanh tại thủ đô Nga. Sau đó, ông chuyển đến Ukraine để mở nhà hàng và vay mượn người thân, bạn bè 10.000 USD để thành lập Công ty Technocom chuyên sản xuất mỳ gói tại cố đô Kharkov.

Với ưu thế nguyên liệu tươi ngon được trực tiếp nhập từ Việt Nam, thương hiệu mỳ ăn liền Mivina được đông đảo người dân ưa chuộng và chiếm tới 97% thị trường tại đây vào năm 2004. Năm 2007 thừa thắng xông lên, Phạm Nhật Vượng đã mở rộng hoạt động sản xuất sang các sản phẩm khác như các loại súp đóng gói và thức ăn nhanh… Liên tục gặt hái được những thành công, ông được người dân tại Ukraine nhìn nhận với danh xưng “ông vua của thức ăn chế biến”.

Từ ông vua mì gói đến chủ tịch tập đoàn Vin Group

Đến năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang một bước ngoặt khác khi Nestle mua lại công ty Technocom với mức giá không được tiết lộ. Sau đó Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam, ông nảy ra ý tưởng biến một số đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang 225 phòng ra đời.

Một năm sau, ông khai trương Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông bổ sung 260 phòng nữa tại Vinpearl và lắp cáp treo xuyên biển dài 3,2 km. Ông cũng cho xây dựng Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó, Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập.

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.

Tháng 2/2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn. Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).

Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhât Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện máy). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ phủ trên thị trường.

Vinpearl Resort Nha Trang
Vinpearl Resort Nha Trang - "Cơ ngơi" đầu tiên của Phạm Nhật Vượng ở Việt Nam.
 

Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup

Hiện nay, VinGroup là tập đoàn đa ngành và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh ở những lĩnh vực sau:

– Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp

– Vineco: Sản phẩm nông nghiệp sạch

– Vinmart: Hệ thống bán lẻ

– Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ

– Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…

– Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp

– Vincity: Bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ

– Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại

– Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp

– Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế

Và một số lĩnh vực khác.

Khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng hiện nay

Do ảnh hưởng từ dịch covid-19 và biến động thị trường, năm nay, khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng giảm hơn 1 tỷ USD so với năm ngoái, hiện chỉ còn 6,2 tỷ USD. Song, chủ tịch VinGroup vẫn là người giàu nhất Việt Nam và đứng thứ 411 trên bảng xếp hạng chung.

Tuy nhiên, Trước đó, hồi cuối năm 2021, Forbes vẫn ghi nhận ông Vượng có 7,4 tỷ USD, tăng 100 triệu so với đầu năm. Kết quả này cũng phù hợp với diễn biến giá cổ phiếu VIC thời gian qua. Cổ phiếu này tăng vọt trong giai đoạn đầu năm, ghi nhận mức đỉnh gần 130.000 đồng vào giữa tháng 4, cùng biên độ vượt thị trường chung. Thế nhưng, nửa cuối năm VIC lại nhường sân khấu cho nhóm khác dẫn dắt và giảm về dưới 100.000 đồng cuối tháng 12. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VIC vẫn tiếp đà đi xuống, hiện giao dịch quanh mức 80.000 đồng.

Năm 2021 cũng là lần đầu tiên Vingroup báo lỗ nghìn tỷ do chuyển hướng hoàn toàn sang xe điện và tài trợ cho hoạt động chống dịch. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng vẫn đóng góp hơn 6.000 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống dịch và các hoạt động tài trợ khác.

Phạm Nhật Vượng với ước mơ Vinfast mang tầm thế giới

Xuất khẩu xe VinFast: “Chắc chắn sẽ ổn”

Nói về chiến lược phát triển VinFast, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa diễn ra sáng 11/5, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup khẳng định về lâu dài sẽ xuất khẩu xe VinFast. Theo ông Vượng, việc cho rằng có những thị trường, khách hàng chỉ quan tâm đến thương hiệu là không phù hợp. Ông Vượng lấy ví dụ người Mỹ rất thực tế, cứ xe tốt, xe rẻ, xe phù hợp là mua. “Thực tế, Huyndai vào thị trường Mỹ chưa lâu đã chiếm tới 10% thị phần của Mỹ, đó là một con số khủng khiếp. Vậy thì VinFast khác gì Huyndai?”, ông Vượng nói.

“Hoặc những thị trường chúng ta có thế mạnh như Liên Xô cũ nơi mà tôi học tập và sinh sống hai mươi mấy năm, mối quan hệ rất nhiều, thị trường hiểu rất rõ. Đây là những thị trường thế mạnh mà chúng tôi có và cũng là thị trường mấy trăm triệu dân. Thì tại sao không phải là VinFast? VinFast chẳng lẽ cạnh tranh với Lada với Volga (hai hãng xe của Nga – PV) mà không thành công hay sao? Chắc chắn là sẽ ổn”, Chủ tịch Vingroup khẳng định.

Phạm Nhật Vượng và ước mơ Vinfast.
Phạm Nhật Vượng và ước mơ Vinfast.
 

Hướng kinh doanh chiến lược

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng khẳng định thêm rằng, việc sản xuất xe ô tô VinFast không chỉ là câu chuyện hiện thực hoá giấc mơ ô tô của Vingroup, “mà thứ nhất là chúng tôi làm ra ô tô xịn và thứ hai đó cũng là hướng kinh doanh về lâu dài là rất chiến lược”.

Theo nội dung Tờ trình của HĐQT Tập đoàn Vingroup đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại kỳ họp thường niên sáng 11/5, Vingroup cho biết, năm 2022, VinFast giới thiệu các mẫu xe ô tô điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9.

Đồng thời, VinFast tiếp tục bàn giao mẫu xe VF e34 đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam và chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8, VF 9 cho thị trường toàn cầu từ cuối năm. Các mẫu xe điện mới được tập đoàn kỳ vọng sẽ giúp VinFast tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường quốc tế bao gồm Mỹ, Canada và châu Âu.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh "Anh hùng từ thiện châu Á"

Bên cạnh sự đóng góp to lớn với nền kinh tế, Forbes cho biết tỷ phú Phạm Nhật Vượng - người đàn ông giàu nhất Việt Nam đã tiếp tục đóng góp đáng kể vào việc giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng.

Bắt đầu từ năm ngoái, ông Vượng - người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - đã trao hơn 320 triệu USD cho công tác cứu trợ Covid-19 của Việt Nam. Tổ chức từ thiện "Trái tim nhân ái" của tỉ phú này đã thực hiện 30 chương trình giúp đỡ những người khó khăn, từ trao học bổng đến cứu trợ thiên tai.

Danh sách "Những anh hùng từ thiện" của Forbes bao gồm 15 nhân vật nổi bật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Họ cam kết giúp đỡ từ cứu trợ đại dịch cho đến biến đổi khí hậu và giáo dục.

Kiều Ly

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Cổ phiếu VIC rớt giá, vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng mất hơn 3.500 tỷ đồng

Cổ phiếu VIC rớt giá, vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng mất hơn 3.500 tỷ đồng

Cổ phiếu VIC bốc hơi 15,8%
Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz