Người Việt Nam mất 169 năm để mua nhà mặt phố, hơn 20 năm để mua nhà chung cư tại Hà Nội và TP HCM

Thứ hai, 15/05/2023 | 07:49 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo các chuyên gia bất động sản, với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng năm. Nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà mặt phố tại Hà Nội, người dân cần làm việc 169 năm, sở hữu biệt thự thì cần 132 năm, mua nhà riêng sẽ mất 47 năm, còn mua căn hộ chung cư mất 23 năm.

Người Việt Nam mất 169 năm để mua nhà mặt phố, hơn 20 năm để mua nhà chung cư tại Hà Nội và TP HCM
Người Việt Nam mất 169 năm để mua nhà mặt phố, hơn 20 năm để mua nhà chung cư tại Hà Nội và TP HCM
 

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, giá rao bán trung bình các loại hình nhà ở Hà Nội hiện nay là 22,8 tỷ đồng/căn với nhà mặt phố, 17,8 tỷ đồng/căn với biệt thự, 6,3 tỷ đồng/căn với nhà riêng và 3,1 tỷ đồng/căn đối với chung cư. Batdongsan.com.vn ước tính thu nhập bình quân của người lao động Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm.

Như vậy, để sở hữu một căn nhà mặt phố tại Hà Nội, người dân thủ đô cần "cày cuốc" 169 năm, muốn sở hữu biệt thự thì cần 132 năm, mua nhà riêng sẽ mất 47 năm, còn mua căn hộ chung cư mất 23 năm. Thế nhưng, đây là giả thiết nếu họ dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà.

Trong khi đó, tại TP HCM, mức thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2023 được Batdongsan.com.vn ước tính khoảng 148 triệu đồng/năm.

Thế nhưng, giá rao bán trung bình một căn nhà mặt phố là 25 tỷ đồng, tương đương với 169 năm thu nhập bình quân của người lao động tại thành phố này. Giá trung bình mỗi căn biệt thự là 24 tỷ đồng, tương đương 162 năm thu nhập của người dân. Giá nhà riêng rơi vào khoảng 7,9 tỷ đồng/căn, tương đương 53 năm thu nhập.

Còn chung cư được rao bán với mức giá trung bình 3,5 tỷ đồng/căn, gần bằng 24 năm thu nhập.

Dù số năm tích lũy để mua chung cư Hà Nội và TP HCM là hơn 20 năm, thấp hơn nhiều so với các loại hình khác nhưng đây vẫn là một con số lớn. Trong khi đó, giá trung bình căn hộ chung cư tại Vùng thủ đô Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2019 chỉ bằng 8,8 năm thu nhập bình quân hộ gia đình ở thủ đô Tokyo và khu vực lân cận, theo dữ liệu từ Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức).

Cũng theo đơn vị này, giá căn hộ sơ cấp Singapore năm 2020 tương đương 15,4 năm thu nhập bình quân hộ gia đình.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, việc mua nhà ở các đô thị lớn Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn, do đó người dân cần có kế hoạch tích lũy, gia tăng thu nhập để sớm mua được nhà thay vì chờ đợi giá giảm sâu.

Báo cáo của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á về mức độ chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập bình quân của người lao động. Từ năm 2018 đến 2021, tỷ lệ chênh lệch giá bất động sản với thu nhập bình quân của người Việt Nam không ngừng tăng, vượt cả Singapore. Trong khi chỉ số này ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan có dấu hiệu giảm.

"Giá bất động sản Việt Nam sẽ khó có xu hướng giảm và khoảng cách giữa giá nhà với thu nhập bình quân của người dân sẽ ngày càng tăng lên", ông Nguyễn Quốc Anh dự báo.

Người dân Hà Nội và TP.HCM mất 169 năm để mua nhà mặt phố, hơn 20 năm để mua nhà chung cư. Ảnh minh họa
Người dân Hà Nội và TP.HCM mất 169 năm để mua nhà mặt phố, hơn 20 năm để mua nhà chung cư. Ảnh minh họa
 

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững được tổ chức vào giữa tháng 2/2023, TS Cấn Văn Lực cho rằng, bất động sản đang bất thường ở chỗ, kinh tế vĩ mô rất tốt nhưng thị trường bất động sản lại gần như "đóng băng".

Nguyên nhân suy giảm, theo ông Lực, do xu hướng điều chỉnh chung của thế giới và trong nước sau 2 năm tăng trưởng khá "nóng" (giá bất động sản thế giới tăng khoảng 10 - 20% và của Việt Nam tăng khoảng 20 - 50%).

Ngoài ra, còn do vướng mắc về pháp lý chưa được giải quyết kịp thời; nguồn vốn bị thu hẹp hơn trong năm vừa qua; nhiều vụ việc vi phạm liên tiếp xảy ra khiến cho niềm tin nhà đầu tư bị giảm sút, thanh khoản thị trường giảm nhanh; giá cả chưa hợp lý.

Đặc biệt, giá bất động sản đang ở mức tương đối cao so với thu nhập của đa số người dân.

Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền và dư thừa ở một số phân khúc khác (đặc biệt là phân khúc cao cấp); chi phí ở các khâu làm dự án đều cao...

Ông Lực đề xuất Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu mà dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội); sớm sửa đổi các nghị định, thông tư trong thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là liên quan đến chuyển nhượng dự án, xác định tiền thuê đất, định giá đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch nhà ở xã hội.

Đối với gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỉ đồng, ông Lực đề nghị Chính phủ nên cân nhắc có một đề án tổng thể, căn cơ để phát triển nhà ở xã hội như mô hình của Singapore, Hàn Quốc khá thành công; cần rút kinh nghiệm 6 điểm bất cập khi triển khai gói 30.000 tỉ đồng trước đây.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, cân nhắc sớm cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ngay trong tháng này để tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện sớm.

Đặc biệt, Bộ Tài chính cần sớm trình Nghị định 65 sửa đổi, phối hợp Bộ Xây dựng có hướng dẫn đổi trái phiếu lấy bất động sản. Đây là một giải pháp mà Trung Quốc đã làm tốt.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, theo TS Lực, thứ nhất cần nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động vốn, sử dụng vốn. Đặc biệt, xem xét có phương án cụ thể, quyết liệt để giải quyết căng thẳng thanh khoản khi các trái phiếu đáo hạn. Một số phương án như: doanh nghiệp có thể phải bán tài sản, kể cả chấp nhận mức chiết khấu cao 30 - 40% để tạo thanh khoản, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính với trái chủ...

Ngọc An

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ

Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ

Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2023; Lai Châu thu hồi hơn 210ha đất để làm dự án; Phú Thọ công bố 3 dự án nhà ở xã hội vay gói 120.000 tỉ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Vì sao người mua nhà 'sợ' vay gói tín dụng 12 nghìn tỷ?

Vì sao người mua nhà "sợ" vay gói tín dụng 12 nghìn tỷ?

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa kế thừa đầy đủ tinh thần của Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2013....
HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, bởi lẽ nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 02 tiêu chí sau đây:
Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình

Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình

Thừa Thiên Huế quy hoạch mới KĐT du lịch sinh thái biển Cảnh Dương; Đà Nẵng đấu giá 2 khu đất lớn ở quận Cẩm Lệ; Long An tìm nhà đầu tư khu đô thị hơn 7.000 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á

Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á

Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn về lạm phát và bất ổn địa chính trị toàn cầu, khu vực này được đánh giá có sức chống chọi tốt hơn trong tương quan với thị trường tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có thông báo thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại khối nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (đợt 9).
Khánh Hòa: Chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Khánh Hòa: Chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, cơ quan này thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền đối với công tác quản lý thuế hoạt động chuyển nhượng bất động sản như biên soạn Tài liệu tuyên truyền, khuyến nghị bằng nhiều hình thức đến người nộp thuế về nghĩa vụ khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong đó nhấn mạnh hậu quả pháp lý nếu kê khai không trung thực giá trị giao dịch.
Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Ngày 5/6, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa thì mới bán và cho thuê đúng đối tượng, nếu không sẽ rơi vào “kênh” nhà ở thương mại.
Bất động sản Biz