Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức có tỷ phú USD thứ 7 vào tháng 4 2022 đến nay theo danh sách công bố của Forbes, nhiều tỷ phú Việt Nam đã chứng kiến khối tài sản sụt giảm mạnh.
Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức có tỷ phú USD thứ 7 vào tháng 4 2022 đến nay theo danh sách công bố của Forbes, nhiều tỷ phú Việt Nam đã chứng kiến khối tài sản sụt giảm mạnh.
Vào ngày 4/4/2022, Forbes công bố danh sách tỷ phú USD thế giới. Theo đó, Việt Nam có 7 tỷ phú USD là: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch THACO Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và nhân vật mới là Chủ tịch Novagroup Bùi Thành Nhơn.
Cụ thể, ông Phạm Nhật Vượng hiện tại là người giàu nhất Việt Nam với tổng tài sản lên đến 6,2 tỷ USD, đứng thứ 411 trong danh sách.
Đứng thứ 2 Việt Nam là ông Trần Đình Long giá trị tài sản ròng của ông tính tới ngày 4/4/2022 là 3,2 tỷ USD, đứng thứ 951 trên thế giới.
Đứng thứ 3 là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo với giá trị tài sản ròng của bà tính tới ngày 4/4/2022 là 3,1 tỷ USD, đứng thứ 984 trên thế giới. Bà cũng là người phụ nữ giàu nhất Châu Á, thuộc top 52 Người phụ nữ quyền lực năm 2019, theo Forbes.
Trong danh sách tỷ phú USD của Forbes 2022, Việt Nam có thêm một tỷ phú mới là ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch tập đoàn Novaland, với giá trị tài sản ròng tính đến 4/4/2022 là 2,9 tỷ USD, đứng thứ 1.053 trên thế giới.
Đứng thứ năm là ông Hồ Hùng Anh với giá trị tài sản ròng của ông tính tới ngày 4/4/2022 là 2,3 tỷ USD, đứng thứ 1.341 trên thế giới
Đứng thứ 6 và 7 là ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch tập đoàn Masan, với giá trị tài sản ròng là 1,9 tỷ USD, đứng thứ 1.579 trên thế giới và ông Trần Bá Dương, chủ tịch tập đoàn Thaco và gia đình, với giá trị tài sản ròng của ông tính tới ngày 4/4/2022 là 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1.818 trên thế giới.
Tuy nhiên, sau 7 tháng kể từ lúc Forbes công bố danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2022, những tình hình kinh tế, chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo thống kê mới nhất của Forbes, tính đến đầu tháng 11/2022, sau khoảng 7 tháng kể từ khi Forbes công bố danh sách người giàu nhất thế giới năm 2022, 7 tỷ phú của Việt Nam đã có những biến đổi về thứ tài sản cũng như thứ hạng của các tỷ phú.
Cụ thể, sau 7 tháng, Việt Nam vẫn còn đủ 7 tỷ phú USD như trong bảng xếp hạng hồi tháng 4/2022. Tuy nhiên, 7 tỷ phú này có tài sản giảm tổng cộng 8,3 tỷ USD trong chưa đầy 8 tháng.
Thống kê cho thấy, tính đến ngày 5/11, cả 7 tỷ phú USD Việt có tổng tài sản đạt 12,3 tỷ USD, thấp hơn so với mức 21,2 tỷ USD ghi nhận trong bảng xếp hạng hồi tháng 3/2022.
Ông Phạm Nhật Vượng là người mất nhiều tiền nhất, với khối tài sản giảm 2,3 tỷ USD, tụt xuống hạng 702 thế giới. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Bùi Thành Nhơn cùng ghi nhận tài sản giảm 1,1 tỷ USD.
Hiện bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang đứng 1419 thế giới, và ông Bùi Thành Nhơn đứng thứ 2084.
Tỷ phú Trần Đình Long trong khi đó tụt từ vị trí người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam (theo xếp hạng của Forbes) xuống vị trí cuối cùng, thứ 2395 thế giới, ngang với ông Nguyễn Đăng Quang Masan, thứ 2101 thế giới.
Ông Trần Bá Dương và gia đình mất ít tiền nhất, với tài sản chỉ giảm 200 triệu USD do doanh nghiệp chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hiện ông Dương và gia đình đang ở mức 1910 thế giới.
Sở dĩ các tỷ phú Việt Nam chứng kiến tài sản (theo xếp hạng của Forbes) giảm mạnh, mất 8,3 tỷ USD trong một khoảng thời gian ngắn là do thị trường cổ phiếu Việt Nam lao dốc kể từ đầu tháng 4 tới nay. Chỉ số VN-Index tụt từ mức trên 1.520 điểm xuống 990 điểm tính tới hôm nay ngày 9/11.
SHTT