Bất động sản Biz

KCN Dốc Đá Trắng – Cứ điểm chiến lược mới của Viglacera

Thứ sáu, 04/04/2025 | 09:52 Theo dõi BĐS Biz trên

Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng không chỉ là một dự án đơn thuần mà còn là cứ điểm chiến lược mới của Viglacera tại miền Trung.

Viglacera bứt tốc đầu năm 2025

Theo thông tin trên Website chính thức của Tổng công ty Viglacera - CTCP, ngày 2/4/2025, tại Khu Kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ long trọng tổ chức Lễ động thổ Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng.

Buổi Lễ được tổ chức đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa 2/4/1975 - 2/4/2025 và 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước 30/4/1975 - 30/4/2025. 

KCN Dốc Đá Trắng có diện tích 288ha. (Ảnh: Viglacera)
KCN Dốc Đá Trắng có diện tích 288ha. (Ảnh: Viglacera)

Trước đó, ngày 18/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 234/ QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa”. Dự án do Công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ - một công ty con của Tổng công ty Viglacera -CTCP (MCK: VGC) làm chủ đầu tư. Quy mô sử dụng đất của dự án là 288ha, với tổng số vốn đầu tư ước tính 1.807,474 tỷ đồng.

Địa điểm thực hiện dự án tọa lạc tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Địa điểm thực hiện dự án: xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Viglacera)

Tính từ đầu năm 2025 đến nay, Viglacera liên tiếp ghi dấu ấn với các dự án trọng điểm như: CT3 - Khu nhà ở xã hội Thăng Long Green City và Khu công nghiệp Sông Công II – Giai đoạn 2. 

Vậy điều gì khiến KCN Dốc Đá Trắng trở thành một lựa chọn mang tính chiến lược trong danh mục đầu tư của Viglacera, giữa hàng loạt địa phương đang đẩy mạnh thu hút công nghiệp hiện nay?

Tại sao KCN Dốc Đá Trắng là lựa chọn chiến lược của Viglacera?

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng là dự án tiên phong đầu tiên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được triển khai sau khi các đồ án quy hoạch chiến lược trọng yếu được phê duyệt, bao gồm: Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự án được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội cả trên phạm vi toàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và Khu Kinh tế Vân Phong nói riêng.

Theo kế hoạch, đến quý II/2025, nhà đầu tư sẽ hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng khu vực 1 với quy mô 100ha. Các khu vực còn lại sẽ tiếp tục được triển khai theo đúng tiến độ đã được phê duyệt trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nằm trong lòng Khu Kinh tế Vân Phong, KCN Dốc Đá Trắng sở hữu vị trí địa lý chiến lược hiếm có. 

Thêm tiêu đề
KCN Dốc Đá Trắng sở hữu vị trí địa lý chiến lược hiếm có. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Nhìn rộng hơn, KCN Dốc Đá Trắng còn tiếp nối tới Quốc lộ 26B, Tỉnh lộ 1A, Tỉnh lộ 1B. Việc di chuyển tới sân bay quốc tế Cam Ranh, TP. Nha Trang và Cảng tổng hợp Vân Phong đều hết sức thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc Nam là sự bổ sung hữu hiệu về vận chuyển hàng hoá.

Theo quy hoạch, còn có cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, đường sắt tốc độ cao, sân bay Vân Phong. Mạng lưới giao thông đa dạng này thực sự là một chỉnh thể toàn diện để kết nối nội địa cũng như giao thương quốc tế, phục vụ các nhà đầu tư trong suốt quá trình xây dựng - khai thác- vận hành.

Ngoài ra, KCN Dốc Đá Trắng còn nằm tọa lạc trong cụm 3 vịnh biển chiến lược của tỉnh Khánh Hòa: Nha Trang – Vân Phong – Cam Ranh. Khu vực này không chỉ sở hữu hệ sinh thái biển đa dạng và giàu tài nguyên, mà còn đóng vai trò trọng điểm trong định hướng phát triển kinh tế biển quốc gia.

KCN Dốc Đá Trắng tiếp nối tới Quốc lộ 26B, Tỉnh lộ 1A, Tỉnh lộ 1B. Việc di chuyển tới sân bay quốc tế Cam Ranh, TP. Nha Trang và Cảng tổng hợp Vân Phong đều hết sức thuận lợi (Ảnh: Viglacera)

Theo định hướng trong Quy hoạch tổng thể, Khu Kinh tế Vân Phong được xác định là đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế không chỉ cho Khánh Hòa mà còn cho cả vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Theo chiến lược phát triển KKT Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh sống, làm việc của chuyên gia, người lao động và cư dân. Đồng thời, tỉnh cũng thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi.

Đối với các nhà đầu tư vào KCN Dốc Đá Trắng, ngoài việc được hỗ trợ thủ tục hành chính thông qua cơ chế “một cửa” từ Ban quản lý KKT và chủ đầu tư, còn được hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất hiện nay: áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Đặc biệt, hiện nay, huyện Vạn Ninh vẫn chưa có khu công nghiệp hay cụm công nghiệp, do đó việc đầu tư xây dựng KCN Dốc Đá Trắng không chỉ có ý nghĩa về mặt quy hoạch không gian công nghiệp mà còn mở ra cơ hội đột phá trong phát triển kinh tế địa phương.

Viglacera cho biết, khi hoàn thành, KCN Dốc Đá Trắng sẽ tạo thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư thứ cấp, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho cả khu vực. 

Tiềm lực tài chính của Viglacera

Theo thông tin từ Website chính thức của Viglacera, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ – đơn vị trực tiếp đầu tư dự án KCN Dốc Đá Trắng là thành viên của Tổng công ty Viglacera – CTCP. Đây là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp tại Việt Nam, với danh mục hơn 12 khu công nghiệp trong và ngoài nước, tổng diện tích trên 4.000ha.

Các khu công nghiệp do Viglacera đầu tư đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn của thế giới như: Samsung, Amkor, Hyosung, Qisda, Canon, Foxconn, BYD..., có tổng mức đầu tư khoảng 16 tỷ USD. 

Viglacera - VNF - 4
Hình minh hoạ

Theo thông tin trong báo cáo thường niên năm 2024 của Tổng công ty Viglacera. Năm 2024, nền kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều biến động, tạo ra cả thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Viglacera-CTCP. 

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.630 tỷ đồng đạt 147% KH ĐHĐCĐ giao. Trong đó, Lợi nhuận trước thuế Công ty Mẹ đạt 1.481 tỷ đồng, vượt 35% KH  ĐHĐCĐ giao, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 22%, tăng 2% so với kế hoạch ban đầu.

Doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty Viglacera-CTCP đạt 11.906 tỷ đồng, đạt 89% KH được ĐHĐCĐ giao. Riêng Công ty Mẹ đạt 3.935 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế KH được ĐHĐCĐ giao. Dù chưa đạt mục tiêu doanh thu, nhưng lợi nhuận hợp nhất và của công ty mẹ đều vượt kế hoạch cho thấy hiệu quả trong quản lý và điều hành vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt.

Theo báo cáo, tình hình tài chính của Công ty Mẹ ổn định, vốn được sử dụng hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu của Công ty mẹ đạt 37,6%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 15,5%, trên tổng tài sản (ROA) 7,5%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đến ngày 31/12/2024 là 1,0 lần đối với Công ty Mẹ và 1,49 lần đối với toàn Tổng công ty.

Tổng vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư khác đến thời điểm 31/12/2024 là 3.793 tỷ đồng. Nguồn thu cổ tức từ các công ty con và công ty liên kết vẫn đảm bảo ổn định; trong năm 2024, lợi nhuận thu được từ cổ tức đạt 164 tỷ đồng.

Về lĩnh vực vật liệu, năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị tiếp tục biến động và cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng của Tổng công ty, khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu. Đồng thời, nhu cầu thị trường nội địa giảm mạnh, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2024, lĩnh vực vật liệu có lỗ phát sinh, tuy nhiên đã giảm lỗ so với năm 2023. Doanh thu đạt trên 9.200 tỷ đồng, bằng 89% mục tiêu kế hoạch và bằng 97% so với năm 2023.

Đối với lĩnh vực bất động sản, lãi trước thuế đạt trên 1.900 tỷ đồng, đạt 140% KH năm; Doanh thu lĩnh vực đạt trên 5.200 tỷ đồng. Lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng cho Công ty Mẹ hoàn thành vượt kế hoạch năm đã được ĐHĐCĐ thông qua. 

Trong năm 2024 nhờ sự thay đổi lớn trong hệ thống pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản (với các dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS) đã trợ lực cho các doanh nghiệp Bất động sản trong nước, góp phần tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ thi công, kinh doanh các dự án. 

Hình minh hoạ

Mặc dù có những thách thức khó khăn không nhỏ cả về khách quan và chủ quan, năm 2024 Tổng công ty Viglacera tiếp tục hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận được ĐHĐCĐ giao, đồng thời tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp tiên phong trong ngành vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam với những giải thưởng thương hiệu vinh dự đạt được như: Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 (lần thứ 7 liên tiếp), Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và trong Top 10 Công ty sản xuất VLXD, Top 10 nhà phát triển bất động sản công nghiệp (VNR500), vinh danh "Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam 2024", Top 10 Giải thưởng Thương hiệu xanh Việt Nam 2024; Khu nhà ở công nhân tại KCN Đồng Văn IV do Viglacera làm chủ đầu tư vinh dự được trao tặng là “Dự án đáng sống". 

Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của Công ty mẹ là 16.746 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 7.963 tỷ đồng. Năm 2024, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của Công ty mẹ là 7,5%. Toàn bộ tài sản cố định được quản lý, sử dụng và trích khấu hao tuân thủ quy định của nhà nước và quy định nội bộ của Tổng công ty.

Ngọc Diệp

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz