Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid-19, kinh tế trong nước hồi phục, tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm, phục hồi trở lại.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid-19, kinh tế trong nước hồi phục, tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm, phục hồi trở lại.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, cũng đưa ra dự báo tương tự khi cho rằng tương lai của thị trường vẫn phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Nhìn chung, người mua vẫn có tâm lý chờ đợi bất động sản giảm giá và chờ đợi thị trường khởi sắc vào năm sau.
Theo Savills, 3 tháng cuối năm, triển vọng thị trường vẫn chưa rõ ràng đối với một số loại hình bất động sản như căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề. Cả nhà đầu tư lẫn chủ đầu tư vẫn có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng các tín hiệu mới, thậm chí tạm hoãn kế hoạch bán hàng đến năm sau.
Bất động sản du lịch tiếp tục là phân khúc phụ thuộc nhiều nhất vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Phần lớn các chuyên gia đều đưa ra cái nhìn thận trọng khi nói về triển vọng của phân khúc này. Việc mở lại đường bay quốc tế thậm chí cũng không làm cho thị trường có thể ấm lên ngay trong quý cuối năm, sự phục hồi của thị trường này hiện tại đang phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch nội địa. Tuy nhiên, điều này vẫn đặt trong mối tương quan với diễn biến dịch Covid-19.
Đánh giá tổng quan thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2022, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, nguồn cung sơ cấp có nhiều tín hiệu tăng trong 6 tháng tiếp theo, nhưng sẽ tập trung nhiều ở phân khúc cao cấp, trong khi phân khúc trung cấp và bình dân tiếp tục thiếu hụt. Do đó, giá bán ở thị trường sơ cấp có nhiều khả năng sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao. Thị trường sẽ tập trung nhiều hơn cho phân khúc căn hộ đã bàn giao, có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.
Theo nhận định của Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam, trong quý IV/2022, giao dịch bất động sản sẽ sôi động với nguồn cung và sức tiêu thụ mới. Ở phân khúc căn hộ tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, trong quý I/2022, ước tính có khoảng 3.000 - 4.000 căn nhà được mở bán. Trong năm 2022, nguồn cung sản phẩm mới có thể sẽ tăng so với năm 2021 ở tất cả các phân khúc từ căn hộ đến nhà phố, biệt thự, riêng đất nền có thể sẽ không tăng do các dự án phân lô bán nền đang ngày càng bị siết chặt về thủ tục pháp lý. Dự báo cuối năm 2022, thị trường bất động sản sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung và sức mua mới.
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Công ty Colliers Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản những năm gần đây như một “chiếc lò xo bị nén”. Khi các khó khăn về chính sách được tháo gỡ, thị trường sẽ có một sức bật mạnh mẽ. Tuy nhiên, các vướng mắc pháp lý của dự án bất động sản khó có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Vì vậy, rất cần sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề của thị trường bất động sản hiện nay, đảm bảo đủ để các chủ đầu tư, nhà đầu tư có thêm niềm tin vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Mới đây, tại Hội thảo "Xu hướng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022", TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, cách đây một năm rưỡi đã có cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hệ thống chính sách của Chính phủ để có thể chuẩn bị cho tình huống đối phó với thị trường BĐS, chứng khoán cùng với thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới. Gần đây, Chính phủ đã tổ chức các hội nghị chuyên đề về chính sách tài chính hỗ trợ thị trường bất động sản.
Vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, kinh tế Việt Nam có tăng trưởng tốt khiến cho lo ngại về thị trường bất động sản, chứng khoán giảm đi.
Nói về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, ông Nghĩa cho rằng thị trường đang ở mức "chân không tới đất, đầu không tới trời". Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa qua đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở.
"Số lượng giao dịch mua để ở chỉ chiếm 0,26 phần nghìn. Thị trường bất động sản hiện nay là sân chơi của nhà phát triển dự án và nhà đầu tư thứ cấp", TS. Lê Xuân Nghĩa chỉ rõ.
Nhận định về thị trường bất động sản thời gian tới, ông Nghĩa chia sẻ nhận định của một nhóm chuyên gia về thị trường bất động sản: Giá sẽ giảm đi 30% nhưng không sụp đổ và sau đó sẽ phục hồi.
"Chúng ta đang có nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cao, lãi suất tăng ít. Nền tảng này giúp cho nhận định giá bất động sản có thể giảm 30% và sau đó có thể phục hồi trở lại như trên là đúng", ông Nghĩa phân tích.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam khẳng định, chính sách tài khóa là một trong những chính sách nổi bật và quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Đó là các biện pháp mà Chính phủ sử dụng để tác động lên hệ thống chính sách thuế và chi tiêu, thông qua đó đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô. Tất nhiên chính sách tài khóa thuộc mảng huy động nguồn lực tài chính sẽ tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản.
Theo bà Cúc, chính sách tài khóa thông qua điều tiết thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí và các khoản thu điều tiết khác đối với đất đai, bất động sản, đã được đề cập đến nhiều lần, nhiều năm qua và tại thời điểm này lại đang nóng lên khi Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính đưa ra các giải pháp về thuế trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng, chính sách tài khóa về mảng thu thuế đối với bất động sản - chính là sự điều tiết, giám sát của nhà nước trong lĩnh vực này. Chính sách tài khóa về điều tiết mà phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy, kích thích thị trường, kích thích nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Ngược lại sẽ tạo yếu tố kìm hãm nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Đại diện Hội tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) cho biết, Chính phủ đang nỗ lực đưa ra chính sách tài khóa tích cực nhất, phù hợp nhất để tác động tốt lên nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản trên lĩnh vực thuế.
Đồng thời đề xuất cần nghiên cứu ban hành chính sách điều tiết hợp lý; xây dựng chính sách thuế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ đối tượng chịu thuế tài sản, đất đai, số thuế phải nộp; hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, lượng cung và giao dịch bất động sản nhà ở tại các dự án 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 22.700 sản phẩm, giao dịch đạt xấp xỉ 11.500 sản phẩm.
Trong khi đó giá bất động sản liên tục tăng, cấu trúc thị trường phân bố mạnh vào bất động sản đầu cơ, giá cao. Dòng tiền đổ mạnh cho nhu cầu trú ẩn và đầu cơ, nhiều hơn phục vụ nhu cầu thực. Sự phân ly mạnh mẽ giữa giá đất nền và giá căn hộ.
Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị bất động sản đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí tăng, lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung thấp tiếp tục khiến chi phí tăng vọt.
"Thanh khoản sẽ giảm, dòng tiền dễ không còn. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và trở nên thận trọng hơn", Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định.
Từ thực tế thị trường, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam kiến nghị cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra "mềm" hơn.
Phù Dung