Bất động sản Biz

Dự án mang thương hiệu cao cấp của Tiến Phước khiến người dân bất an

Thứ tư, 25/10/2023 | 22:32 Theo dõi BĐS Biz trên

Người dân tại Senturia Vườn Lài cho rằng nếu phải tháo dỡ các tiện ích mà Công ty Tiến Phước từng quảng cáo về dự án (hiện nay được xác định là xây sai quy hoạch) sẽ làm mất đi nơi sinh hoạt chung và giảm giá trị thương mại nhà ở.

Nhiều người dân tại khu dân cư Senturia Vườn Lài (phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM) bất ngờ trước thông tin Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước (Công ty Tiến Phước) xây sai quy hoạch ở hạng mục hồ bơi và công trình nhà câu lạc bộ.

Năm 2016, Công ty Tiến Phước triển khai bán dự án Senturia Vườn Lài. Theo đó, các ấn phẩm, tài liệu do Công ty Tiến Phước làm chủ đầu tư phát hành thể hiện rõ nhà ở câu lạc bộ bao gồm hồ bơi cùng các tiện ích. Thay vì chọn mua các dự án khác, người dân "xuống tiền" mua nhà ở tại Senturia Vườn Lài vì các tiện ích của dự án, đặc biệt là hồ bơi.

khu dan cu
Người dân tại Senturia căng băng rôn phản đối việc phá bỏ hồ bơi và nhà cộng đồng.

Từ năm 2016, nhà câu lạc bộ bao gồm hồ bơi đã có từ khi dự án bắt đầu thi công. Năm 2017, dự án hoàn thành, bàn giao và đưa vào vận hành, người dân bắt đầu sử dụng. 

Trước đó, nhà câu lạc bộ được cơ quan chức năng sử dụng để truyền đạt các chủ trương, chính sách,… Bên cạnh đó, Công ty Tiến Phước cũng dùng để tổ chức các sự kiện, họp dân cư, đặt văn phòng tại khu vực này. Nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, hồ bơi là nơi mà các em nhỏ tập trung học bơi tại đây.

Ngày 15/5/2023, UBND Quận 12 có công văn gửi Công ty Tiến Phước sau khi rà soát. "Đối với hạng mục hồ bơi và công trình nhà câu lạc bộ tại khu công viên cây xanh đầu tư không phù hợp quy hoạch được duyệt, không có giấy phép xây dựng; đề nghị Công ty Tiến Phước khẩn trương khắc phục, tháo dỡ các hạng mục không phù hợp quy hoạch được duyệt, liên hệ Sở Xây dựng để được hướng dẫn khắc phục theo quy định", công văn nêu rõ.

Thực hiện công văn của UBND Quận 12, Công ty Tiến Phước lần lượt gửi các thông báo đến người dân với nội dung sẽ tháo dỡ công trình hồ bơi và nhà cộng đồng. Lúc này, các cư dân ở đây mới biết Công ty Tiến Phước xây sai quy hoạch.

Mới đây, ngày 12/10, Công ty Tiến Phước đã gửi thông báo đến cư dân và ban quản lý về việc thực hiện cải tạo khu vực với nội dung như xả nước khu vực hồ bơi; tháo gỡ phòng gym, nhà cộng đồng; vận chuyển xà bần cát lấp khu vực hồ bơi,…

Trước công văn này, nhiều người dân tại đây bức xúc và luôn ở trong tình trạng lo lắng, canh chừng vì sợ hồ bơi, khu tiện ích bị phá bỏ.

khu vuc ho boi
 Khu vực hồ bơi xây sai quy hoạch.

Bà Đặng Thanh Hương – người dân sinh sống tại Senturia Vườn Lài - bất ngờ khi biết tin tháo dỡ khu tiện ích. Bà Hương và nhiều người dân mong muốn được điều chỉnh lại quy hoạch giữ được khu tiện ích này, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.

"Mong muốn của chúng tôi là khu tiện ích được giữ lại, vì hồ bơi, nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ lợi ích chung cho cư dân. Bên cạnh đó, khu vực này nằm giữa khu dân cư, không ảnh hưởng đến an ninh của cá nhân, gia đình nào. Mong muốn cuối cùng của tôi là làm sao chủ đầu tư, các cấp chính quyền xem xét nguyện vọng của cư dân, để cư dân hưởng tiện ích này", bà Hương nói.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Phan Hoàng Mỹ - người dân sinh sống tại Senturia Vườn Lài - mong muốn được giữ lại được hồ, vì đây là tài sản của cư dân. Ông Mỹ cũng cho rằng, mục đích lâu dài để cho các cháu nhỏ tại khu dân cư được tập bơi. "Trước khi vào khu này, vì có các tiện ích như hồ bơi, tôi mới quyết định mua. Tôi kì vọng cơ quan chức năng và Công ty Tiến Phước cùng dân đồng tình giữ lại hồ bơi", ông Mỹ bày tỏ nguyện vọng.

Còn bà Vũ Thu Phương – người dân sinh sống tại đây - cho rằng Tiến Phước không được tháo dỡ công trình, vì đó là tài sản của người dân. "Khi mua nhà ở tại đây, Tiến Phước nói 60% để xây dựng tiện ích chung, trong đó có 25 tiện ích chung, 40% là ngôi nhà của chúng tôi", bà Phương bức xúc và đặt ra câu hỏi tại sao công trình không được phê duyệt mà vẫn xây?

"Nguyện vọng của chúng tôi là mong muốn giữ lại công trình, điều chỉnh lại quy hoạch. Trước đây khu vực này trẻ em đã được học bơi và biết bơi, bên cạnh đó, đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động ngày lễ. Nếu khu trung tâm của khu dân cư bị đập đi, nhà của chúng tôi giảm đi 50% giá trị", bà Phương nói.

anh chup man hinh1
Chủ đầu tư cho rằng trong thiết kế phê duyệt thể hiện rõ đây là khu vực mặt nước và hồ cảnh quan. Tuy nhiên, người dân cho biết khi rao bán, chủ đầu tư lại giới thiệu có hồ bơi.

Trao đổi với PV Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, đại diện Công ty Tiến Phước cho biết cũng băn khoăn, trăn trở trước vấn đề này.

"Nếu họp các bên đồng thuận, rõ ràng, Công ty sẽ đồng hành cùng người dân. Hai bên ngồi với nhau, thống nhất các nội dung gửi sở, ban, ngành mong muốn điều chỉnh quy hoạch. Nếu đồng tình, tất cả hộ dân kí nhận vào đó", đại diện Công ty Tiến Phước nói.

Vị đại diện này cũng cho biết thêm vấn đề này chỉ là do một nhóm nhỏ cư dân bức xúc, nóng vội. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, tổng số hộ dân tại khu dân cư là 194 hộ. Trong đó, gần 100 hộ bất ngờ trước việc xây sai quy hoạch nhưng khi rao bán thì Công ty Tiến Phước lại giới thiệu có hồ bơi và nhà cộng đồng.

Bình Tú

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Tin bất động sản ngày 4/12: Lập quy hoạch Khu du lịch Măng Đen hơn 90.000ha

Tin bất động sản ngày 4/12: Lập quy hoạch Khu du lịch Măng Đen hơn 90.000ha

Liên danh nhà đầu tư đề xuất 2 dự án nghìn tỷ tại Quảng Trị; Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án dân cư mới; Lào Cai đấu giá 175 thửa đất, khởi điểm từ 1 triệu đồng/m2…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản tuần qua: Không quy định thời hạn sở hữu chung cư

Tin bất động sản tuần qua: Không quy định thời hạn sở hữu chung cư

Thanh Hóa xử phạt doanh nghiệp xây dựng nhà điều trị chất lượng cao không phép; Hà Nội rà soát hơn 700 dự án chậm triển khai; Nghệ An sắp có dự án khu nhà ở hơn 510 tỷ tại thị xã Cửa Lò; Hà Nội bổ sung 3 dự án nhà ở xã hội…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật tuần qua.
Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Nhiều ĐBQH cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn sẽ tránh tình trạng đối tượng “cò” tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.
Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Long An đấu giá hơn 200 lô đất với mức giá lên đến hơn 4,6 tỷ/lô;Hải Phòng quy hoạch khu công nghiệp 687ha; Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Theo báo cáo, tính đến ngày 20/11, ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 2,87 tỷ USD nguồn vốn FDI, giảm 31,4% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Ngày 28/11, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với hơn 94% đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo quy định mới, chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản buộc phải thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm kiểm soát dòng tiền giao dịch bất động sản của chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%

Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%

Sáng 28/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc lên trên 20% giá trị tài sản nhằm hạn chế tình trạng cò đấu giá và bỏ cọc.
Bất động sản Biz