Bất động sản Biz

Tiến Phước dồn dập phát hành trái phiếu huy động vốn cho hai dự án 10.000 tỷ đồng ở Vũng Tàu

Thứ tư, 08/09/2021 | 14:14 Theo dõi BĐS Biz trên

Từ đầu năm đến nay, Tiến Phước đã huy động thành công 800 tỷ đồng để hợp tác phát triển khu đô thị Cỏ May, dự án Châu Pha tại Bà Rịa - Vũng Tàu và các dự án khác của doanh nghiệp. Trước đó, các đơn vị trong “hệ sinh thái” Tiến Phước cũng huy động thành công gần 2.600 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu.

Tiến Phước huy động gần 3.400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước (Tiến Phước Group) vừa công bố kết quả phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu cho 73 nhà đầu tư cá nhân, được thực hiện vào giữa tháng 5 vừa qua. Trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cố định 11% mỗi năm.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo là 60 triệu cổ phiếu của Tiến Phước và do Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Phước bảo lãnh thanh toán.

Tiến Phước dự kiến sử dụng nguồn vốn 300 tỷ đồng này để tăng quy mô vốn hoạt động kinh doanh và đầu tư, hợp tác phát triển khu đô thị Cỏ Mây, dự án Châu Pha (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các dự án khác của doanh nghiệp.

Thông tin phát hành trái phiếu của Tiến Phước.

Theo tìm hiểu, Khu đô thị Cỏ Mây có diện tích hơn 149 ha, thuộc phường Phước Trung, TP. Bà Rịa. Phía Bắc dự án giáp đường dẫn khí Nam côn Sơn; phía Đông và Nam giáp sông Vũng Vằn; phía Tây là Rạch Bồng giáp quốc lộ 51.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.940 tỷ đồng và được chia làm 4 giai đoạn triển khai, mỗi giai đoạn thực hiện trong ba năm.

Trong đó, giai đoạn 1 của dự án được triển khai với 12,56 ha và vốn đầu tư hơn 1.397 tỷ đồng; giai đoạn 2 triển khai 45,1 ha với vốn đầu tư 1.684 tỷ đồng; giai đoạn 3 triển khai 28,95 ha với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; giai đoạn 4 triển khai 62,4 ha với vốn đầu tư hơn 4.834 tỷ đồng.

Dự án Châu Pha có quy mô nhỏ hơn với trên 51 ha, nằm ở ấp Tân Ro, xã Châu Pha, huyện Tân Thành. Theo đề xuất ban đầu của Tiến Phước, mục tiêu của dự án nhằm sản xuất năng lượng tái tạo bằng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, có công suất thiết kế 48 MWp. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.178 tỷ đồng.

Trước đó, vào hồi tháng 4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Phước cũng đã huy động được 500 tỷ đồng qua 2 đợt phát hành trái phiếu tại HNX. Mục đích của 2 đợt phát hành đều huy động vốn cho dự án Châu Pha tại Vũng Tàu.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, Tiến Phước đã huy động thành công 800 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu cho 2 dự án lớn của doanh nghiệp tại Vũng Tàu.

Khu đô thị Cỏ Mây dự kiến được chia thành 4 giai đoạn đầu tư. (Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trước đó, các thành viên trong “hệ sinh thái” Tiến Phước cũng tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu để gia tăng nguồn lực phục vụ cho các kế hoạch đầu tư, phát triển và duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường khó khăn.

Trong đó, nổi bật là ba thành viên trong "nhóm Tiến Phước" là Tiến Phước Group, CTCP Sàn giao dịch Bất động sản Tiến Phước (Tiến Phước Land), CTCP Tư vấn Đầu tư và Kỹ thuật Mê Kông, chỉ tính riêng năm 2019, ba đơn vị này đã huy động gần 2.600 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu.

Cụ thể, cuối tháng 1/2019, CTCP Tư vấn Đầu tư và Kỹ thuật Mê Kông đã huy động thành công 900 tỷ đồng; tháng 6/2019 Tiến Phước Group huy động được 350 tỷ đồng, trước đó vào thành 3/2018 đơn vị này cũng huy động thành công 300 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Tiến Phước Land là đơn vị huy động nhiều nhất khi liên tục phát hành trái phiếu và huy động hàng nghìn tỷ đồng qua kênh này. Trong khoảng thời gian từ 31/7 - 11/11/2019, Tiến Phước Land đã 4 lần phát hành trái phiếu và thu về 1.023,5 tỷ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 18 tháng, lãi suất cố định 8%/năm.

Nghi vấn khó khăn vốn triển khai dự án?

Theo tìm hiểu, CTCP Bất động sản Tiến Phước được thành lập vào năm 2003, đóng trụ sở tại số 524 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch của Tiến Phước là ông Nguyễn Thành Lập.  Ông Nguyễn Thành Lập cũng là người sáng lập doanh nghiệp này.

Tiến Phước được biết là một trong những doanh nghiệp BĐS có tiếng tại khu vực phía nam với những dự án như: Khách sạn Le Meridien tại 3C Tôn Đức Thắng (quận 1); Khu dân cư Long Trường (quận 9); Khu dân cư Senturia Vườn Lài 9,8ha (quận 12); Khu dân cư Senturia Nam Sài Gòn 19,8ha (huyện Bình Chánh); Palm Heights 30ha (quận 2); Senturia An Phú 18,2ha (quận 2).

Ngoài ra, Tiến Phước còn “bắt tay” với Trần Thái Group, Keppel Land và Gaw Capital thực hiện dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm, dự án “khủng” có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 26.000 tỷ đồng.

Tiến Phước gây nhiều chú ý “bắt tay” với Trần Thái Group, Keppel Land và Gaw Capital thực hiện dự án Empire City tỷ đô tại Khu đô thị Thủ Thiêm

Bên cạnh TP.HCM, Tiến Phước Group đang nỗ lực mở rộng quỹ đất tại các địa phương vệ tinh trong vài năm trở lại đây, nổi bật là dự án Khu đô thị mới Cỏ May quy mô 149ha, vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu nói trên.

Dù vậy, trong khoảng 3 năm gần đây, điều được giới đầu tư quan tâm không phải danh mục dự án mà dòng tiền của doanh nghiệp này.

Một thời gian dài trước đó, Tiến Phước nói không với nợ ngân hàng, nhờ vậy mà doanh nghiệp này vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng địa ốc và dần khẳng định vị thế. Tuy nhiên, khoảng vài năm gần đây, dấu hiệu "đói vốn" của nhóm doanh nghiệp này dần lộ ra với những thương vụ huy động trái phiếu cấp tập quy mô hàng nghìn tỷ đồng và mức lãi suất cao nhất lên đến 11%.

Với việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao như vậy, doanh nghiệp phải có cấu trúc tài chính vững chắc, ít nhất là việc đảm bảo lợi nhuận và dòng tiền mỗi năm để xử lý các chi phí tài chính.

Trong khi đó, những năm gần đây, Tiến Phước Group và hệ thống các công ty thành viên trong “hệ sinh thái” Tiến Phước lại gặp khó.

Cụ thể, năm 2019, doanh thu của Tiến Phước Group chỉ đạt 155,8 tỷ đồng, mức thấp nhất trong giai đoạn 2017-2019. Kết quả là công ty này chịu lỗ thuần 126,2 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2020, Tiến Phước Group ghi nhận lỗ sau thuế đến 55,4 tỷ đồng.

Khó khăn về dòng tiền trong khi nhu cầu sử dụng vốn khá lớn, Tiến Phước đã gia tăng vay nợ, huy động vốn qua phát hành trái phiếu để hiện thực hoá tham vọng tại hàng loạt dự án lớn. Đặc biệt khi doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào 2 dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đòng tại Vũng Tàu.

Chuyên gia cảnh báo rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp đang là một kênh huy động vốn được ưa chuộng trong vài năm trở lại đây. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giải được bài toán vốn mà còn góp phần giảm gánh nặng đang dồn trên vai hệ thống ngân hàng.

Vì vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển khá mạnh, rất nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp quá hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với lãi suất ở mức khá cao, trung bình gấp 1,5 lần, thậm chí gấp 2 lần lãi suất huy động của các ngân hàng.

Đặc biệt, đối với một số nhóm ngành như bất động sản, mặt bằng chung lãi suất trái phiếu ở mức cao gấp đôi lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng với những công ty bất động sản đưa ra mức lãi suất trái phiếu cao gấp đôi lãi suất ngân hàng bình thường. Bởi lãi suất càng cao sẽ đi đôi với những rủi ro càng cao.

Theo phân tích, đối với những công ty không có báo cáo tài chính hay những công ty có tuổi đời chưa lâu, để thu hút đầu tư họ sẽ càng trả lãi suất cao. Trong trường hợp các doanh nghiệp không thể trả lãi hoặc gốc cho nhà đầu tư thì chắc chắn thiệt hại đầu tiên sẽ thuộc về người mua trái phiếu.

Mặt khác, trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, rủi ro mất vốn có thể xảy đến khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, số doanh nghiệp phá sản, phải đóng cửa đang gia tăng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, trái phiếu vẫn phát hành đều nhờ lãi suất, trong khi hàng chục nghìn doanh nghiệp buộc lòng phải rời bỏ thị trường. Nếu từ giờ đến cuối năm, tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn, con số này có thể lên tới 100.000 doanh nghiệp.

Nguyễn Trí Hiếu cho rằng không ai dám chắc trong số đó không có những doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu. Vì vậy, "nguy cơ vỡ bom nợ trái phiếu dần hiện rõ, đặc biệt là trái phiếu bất động sản", ông Hiếu đánh giá.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước nguy cơ phá sản khi dự án không thể triển khai, không có hàng để bán hoặc không bán được hàng, không có dòng tiền vào để trả nợ…

Khi mua trái phiếu của doanh nghiệp BĐS, các nhà đầu tư phải đối diện với thực tế là phần lớn trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không được chuyển đổi, không kiểm soát được dòng vốn của doanh nghiệp BĐS; dòng tiền huy động lại được đầu tư ngược vào các dự án BĐS, vốn đã rất rủi ro.

Vì thế, nguy cơ vỡ trận có thể xảy ra khi sự phục hồi của thị trường BĐS chưa thể dự đoán, khả năng cầm cự và phát triển của doanh nghiệp còn khốn khó…

Theo Hải Lan - Huy Tùng/kinhtexaydung.petrotimes.vn

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tien-phuoc-don-dap-phat-hanh-trai-phieu-huy-dong-von-cho-hai-du-an-10000-ty-dong-o-vung-tau-624811.html

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Bất động sản Biz