Bất động sản Biz

Doanh nghiệp bất động sản phát hành gần 52.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2022, giảm 76% so với cùng kỳ

Thứ tư, 18/01/2023 | 22:38 Theo dõi BĐS Biz trên

Năm 2022, tổng giá trị trái phiếu phát hành của nhóm doanh nghiệp bất động sản đạt 51.979 tỷ đồng, giảm gần 76% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong năm 2022, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ tổng cộng 420 đợt với trị giá xấp xỉ 244.565 tỷ đồng, chiếm 96% tổng giá trị phát hành, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái; có 23 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 10.599 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành).

Trong đó, nhóm Ngân hàng dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân của nhóm này là 5,47 năm, lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm.

Nhóm bất động sản đứng vị trí thứ hai với 51.979 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%. So với cùng kỳ năm 2021 (hơn 214.000 tỷ đồng), lượng trái phiếu do nhóm doanh nghiệp địa ốc phát hành sụt giảm gần 76%.

VBMA cũng cho biết, trong năm 2022, có tổng cộng 2 đợt phát hành ra quốc tế của CTCP Tập Đoàn VinGroup trị giá 625 triệu USD.

Năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại 210.830 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2021. Riêng trong tháng 12, tính đến thời điểm 30/12/2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng là 39.542 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ tháng 12/2021.

Cũng theo đơn vị này, tính đến ngày 6/1, tức tuần đầu tiên năm 2023, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 310 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Capture
Giá trị trái phiếu phát hành năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ 2021. Ảnh minh hoạ.

Đáng chú ý, trong năm 2023, sẽ có khoảng 289.819 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Riêng tháng đầu năm, có khoảng 17.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Cụ thể, tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn. Còn doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5.900 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn.

Năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục thận trọng trong kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo tổng hợp của VBMA, mới có 2 ngân hàng đưa ra kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm nay là Bac A Bank có kế hoạch chào bán ra công chúng đợt 2, giá trị hơn 2.500 tỷ đồng trong tháng 1 và tháng 2/2023, kỳ hạn 7 và 8 năm.

BIDV cũng có kế hoạch chào bán ra công chúng đợt 2 với tổng giá trị hơn 6.700 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 7, 8 và 10 năm. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 12/2022 đến tháng 1/2023 (tùy thuộc điều kiện thị trường thuận lợi).

Năm 2023-2024 được coi là đỉnh đáo hạn trái phiếu với khối lượng đáo hạn lên tới gần 700.000 tỷ đồng.

Các chuyên gia của VNDirect nhận định, thị trường TPDN sẽ tương đối im lìm trong nửa đầu năm 2023. Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn.

Trong khi đó, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo, tính theo lượng đáo hạn các tháng trong năm 2023, giai đoạn giữa năm sẽ là giai đoạn căng thẳng đối với thị trường khi áp lực trái phiếu đến hạn lớn. Mặt khác, niềm tin của nhà đầu tư giảm trong thời gian qua khiến cho lượng phát hành mới sụt giảm mạnh và dự báo khó có khả năng hồi phục trong năm 2023. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất trong nước và quốc tế tăng cao cũng khiến dòng tiền đầu tư dịch chuyển sang kênh gửi tiết kiệm.

Nam Phong

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?

Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?

Trong tổng giá trị chứng khoán đầu tư của TPBank có hơn 12.000 tỷ đồng là trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành. Theo dữ liệu từ HNX, tính từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, TPBank đã phát hành thành công 22 lô trái phiếu hút về hơn 16.000 tỷ đồng.
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng

Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình lãi sau thuế hơn 12 tỷ đồng trong quý III/2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ hơn 170 tỷ đồng. Khoản phải thu và trích lập dự phòng hiện vẫn là thách thức lớn khi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý 3/2024 giảm mạnh, tín dụng tăng 12%

Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý 3/2024 giảm mạnh, tín dụng tăng 12%

Trong khi các ngân hàng khác trong hệ thống liên tục báo lãi tăng thì ngân hàng VIB lại ngậm ngùi báo lãi sụt giảm 21%. Đặc biệt, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tại nhà băng này tăng "dựng đứng".
Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%, kênh trái phiếu sôi động trở lại

Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%, kênh trái phiếu sôi động trở lại

Trong công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024, Bộ Xây dựng cho biết Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%. Đồng thời, kênh trái phiếu sôi động trở lại với 24 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 22,333 tỷ đồng.
BIDV ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

BIDV ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

BIDV tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trên con đường định vị thương hiệu “Ngân hàng Xanh” và đóng góp ngày càng tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng

TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng

Khép lại 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) đạt lợi nhuận hơn 4.300 tỷ đồng, nợ xấu vượt 5.000 tỷ đồng. Đặc biệt, ghi nhận khoản nghĩa vụ nợ tiềm ẩn hơn 55.000 tỷ đồng.
MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm

MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm

Mặc dù trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ kéo tụt lợi nhuận của ngân hàng MSB, nhưng đây là giải pháp quan trọng để ngân hàng tăng trưởng bền vững trong tương lai. Các khoản dự phòng này có thể được hoàn nhập khi ngân hàng thu hồi được nợ và chuyển thành lợi nhuận.
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm

Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm

Loạt ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024. Điều bất ngờ, một số ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro, nhưng lợi nhuận vẫn tăng kỷ lục.
Bất động sản Biz