Bất động sản Biz

CC1 là công ty gì? Tổng Công ty Xây dựng số 1 làm ăn ra sao?

Thứ ba, 18/07/2023 | 07:18 Theo dõi BĐS Biz trên
CC1 hay Sây dựng số 1 là cách gọi tắt của Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1; tên Tiếng Anh: Construction Corporation No 1 Joint Stock Company)
 

CC1 là công ty gì?

CC1 hay Sây dựng số 1 là cách gọi tắt của Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1; tên Tiếng Anh: Construction Corporation No 1 Joint Stock Company). Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP có địa chỉ trụ sở chính tại tầng 9, Tòa nhà Sailing Tower, 111A Pasteur - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.

Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1 JSC) là một trong những doanh nghiệp xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trong gần 40 năm qua, CC1 đã cố gắng chuyển tải ý tưởng “Xây dựng khát vọng Việt” và tầm nhìn của khách hàng vào những dự án thành công.

CC1 đã cung cấp dịch vụ xây lắp hàng đầu đến khách hàng trong hơn 1/3 thế kỷ qua. Kể từ khi thành lập chính thức vào năm 1979, với vai trò là một nhà thầu phụ trong nước cho các dự án xây lắp, công ty đã phát triển không ngừng và tự hào là một nhà cung cấp dịch vụ xây lắp, một nhà đầu tư có năng lực, đáng tin cậy trong lòng khách hàng và các đối tác trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, CC1 cũng tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2016. CC1 được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 07/2017.

Lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Số 1?

Chủ tịch HĐQT của CC1 hiện nay là ông Nguyễn Văn Huấn (SN1981). Ông Huấn từng có 10 năm đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT CTCP Đất Vàng (Đất Vàng), hiện là Tổng Giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật của CTCP Thương mại dịch vụ đầu tư địa ốc vàng (Golden Land).

Golden Land được thành lập vào tháng 3/2020, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Công ty này có vốn điều lệ 60 tỉ đồng, các cổ đông sáng lập có chung địa chỉ thường trú, bao gồm: ông Nguyễn Văn Huấn (90% VĐL), ông Nguyễn Văn Huy (5% VĐL) và ông Đinh Tú Tài (5% VĐL).

Chủ tịch HĐQT của CC1 hiện nay là ông Nguyễn Văn Huấn.
 

Trước đó tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (AGM 2019), các cổ đông CC1 đã thảo luận về đề xuất cho phép nhà đầu tư chiến lược được chuyển nhượng cổ phần tự do sau 3 năm nắm giữ (thay vì 5 năm như quy định trước đó). Chủ trương này đã được AGM 2019 của CC1 thông qua với tỉ lệ tán thành tuyệt đối, song vẫn phải chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Bộ Xây dựng có ý kiến chính thức.

Cơ cấu cổ đông của CC1 kể từ sau AGM 2019 càng trở nên "cô đặc" với sự xuất hiện của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt.

Tại ngày 10/7/2020, Bộ Xây dựng là cổ đông lớn nhất tại CC1, nắm giữ hơn 44,58 triệu cổ phần, tương đương với tỉ lệ sở hữu 40,53% vốn điều lệ. Tiếp đến là các cổ đông chiến lược, gồm CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (Tuấn Lộc), CTCP Cơ điện lạnh Nam Thịnh (Nam Thịnh) và CTCP Top American Việt Nam (Top American Việt Nam) với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 19%, 15% và 11,03% vốn điều lệ. Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt là cổ đông lớn, với tỉ lệ sở hữu 9,47% vốn điều lệ.

Đến tháng 11/2020, Bộ Xây dựng đã tổ chức bán đấu giá toàn bộ số cổ phần CC1 đang nắm giữ. Với giá khởi điểm là 23.030 đồng/cp, lô cổ phiếu của Bộ Xây dựng có giá trị lên tới cả nghìn tỉ đồng.

Dù có tới 13 nhà đầu tư tham gia, song thương vụ đấu giá diễn ra khá trầm lắng. Giá đấu cao nhất cũng chỉ ở mức 23.040 đồng/cp, cao hơn 10 đồng so với giá khởi điểm. Khối lượng đặt mua của các nhà đầu tư cũng chỉ ở mức vừa phải, đủ để không trở thành cổ đông lớn của CC1.

Kết quả, có 12 nhà đầu tư cá nhân trúng đấu giá, với mức giá đấu bình quân là 23.031 đồng/cp, chỉ hơn 1 đồng so với mức giá khởi điểm.

Sau khi cổ đông Nhà nước thoái lui, Top American Việt Nam, Tuấn Lộc và Quản lý Quỹ Bảo Việt đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu CC1. Nam Thịnh cũng thể hiện quyết tâm thoái vốn sau 3 lần không thành công.

Ở chiều hướng ngược lại, các ông Trần Tấn Phát và Nguyễn Văn Huấn đã lần lượt mua vào 13,7 triệu cổ phiếu và 12,1 triệu cổ phiếu, qua đó trở thành cổ đông lớn tại CC1 với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 12,49% và 11,03% vốn điều lệ. Trong đó, ông Nguyễn Văn Huấn đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT CC1 thay thế cho ông Lê Dũng kể từ ngày 21/1/2021.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Số 1 là ông Lê Bảo Anh
 

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Số 1 là ông Lê Bảo Anh. Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, ông Lê Bảo Anh đã có hơn 17 năm đảm trách nhiều vị trí trọng yếu ở CC1. Với xuất phát điểm là Cán bộ kỹ thuật tại phòng Quản lý dự án, bằng năng lực và kinh nghiệm, ông được Ban lãnh đạo tin tưởng bổ nhiệm làm Phó phòng Kế hoạch – Đầu tư, Trưởng phòng nghiên cứu chiến lược và phát triển dự án, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và đầu tư, Giám đốc Đầu tư, và gần đây nhất là Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư.

Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư, ông đã góp phần tạo nên thành công cho nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực dân dụng, năng lượng và giao thông – hạ tầng kỹ thuật theo hình thức BT, BOT, BOO,…

Tổng Công ty Xây dựng số 1 làm ăn ra sao?

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT Lê Văn Huấn và Tổng Giám đốc Lê Bảo Anh, thời gian qua, CC1 đã trúng thầu hàng loạt dự án trọng điểm như Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án thành phần cao tốc Vân Phong - Chí Thạnh, dự án thành phần cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, CC1 ghi nhận doanh thu thuần công ty đạt mức 2.605 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt mức gần 149 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 1,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 85%, chỉ còn 86 tỷ đồng. Khấu hao các chi phí, CC1 ghi nhận mức lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 94 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 137 tỷ đồng, giảm 58% so với quý này năm trước.

Doanh thu tài chính giảm cùng tổng các chi phí tăng kéo lợi nhuận thuần giảm 70% so với cùng kỳ, đạt 139 tỷ đồng. Lợi nhuận khác tăng 149% nên lãi trước và sau thuế lần lượt đạt 243 tỷ đồng và 184 tỷ đồng, giảm 52% và 61% so với cùng kỳ.

CC1 đã sử dụng quyền sở hữu, quản lý vận hành, khai thác cao ốc Sailing Tower làm tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu của công ty
 

CC1 đặt mục tiêu năm 2022 với 11.252 tỷ đồng doanh thu thuần và 396 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, CC1 đã hoàn thành 59% kế hoạch doanh thu và 61% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Đáng chú ý, nợ vay tài chính của CC1 ở mức 6.779 tỷ đồng, tương ứng gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ trái phiếu của công ty tính đến cuối quý IV/2022 là 2.639 tỷ đồng.

Loạt tài sản được CC1 đem đi thế chấp ngân hàng

Ngoài cao ốc Sailing Tower, CC1 còn thế chấp hàng loạt tài sản khác cho các khoản vay ngân hàng. Cụ thể, tháng 1/2023, CC1 đã thế chấp các quyền tài sản của công ty phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 3741/PMUMT-HĐXL ngày 25/12/2022 về việc thực hiện Gói thầu Xây lắp thi công xây dựng toàn tuyến (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) của dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (bên nhận thế chấp là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Thiêm).

Tháng 12/2022, CC1 thế chấp các quyền tài sản của CC1 phát sinh từ hợp đồng thi công xây dựng công trình số 195/HĐ-BHTĐT ngày 23/12/2022 liên quan đến Gói thầu XL-07: Đoạn từ cầu Tham Lương đến cầu Chợ Cầu thuộc dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn) (Bên nhận đảm bảo là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Thiêm).

CC1 cũng đã đem các khoản phải thu và quyền đòi nợ hình thành từ Hợp đồng thi công xây dựng số 22088/PMUT3TIA/ACV-HANCORP-CC1 ngày 14/7/2022 về việc thi công gói thầu số 11: “Thi công phá dỡ, nền đất, móng cọc, sàn đáy tầng hầm công trình” thuộc dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất”, làm tài sản thế chấp (bên nhận đảm bảo là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tây Sài Gòn).

Tháng 8/2022, CC1 đem thế chấp Toàn bộ các quyền tài sản và lợi ích khác của CC1 phát sinh từ việc khai thác một số căn hộ thuộc Khối nhà Block B, Block C - Chung cư Lô số 1 và 2 nền nhà C2 và C3 tại dự án Khu dân cư Hạnh Phúc, tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (các tài sản này được thế chấp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội).

SHTT

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đặt ra hàng loạt kế hoạch để gỡ khó trước bối cảnh khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, khiến trích lập dự phòng lớn, nguồn vốn mất cân đối, gánh nặng nợ vay cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.
Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Ngoài sự sụt giảm của kết quả kinh doanh, dòng tiền âm thì Phục Hưng Holdings cũng đang "đau đầu" với khoản phải thu chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG), một doanh nghiệp môi giới BĐS phía Nam đang đối diện với tình trạng kinh doanh ảm đạm, nhiều lần xin khất kỳ hạn đáo hạn trái phiếu.
Taseco Land sắp khởi công loạt dự án, liên danh với đối tác làm dự án 800 tỷ

Taseco Land sắp khởi công loạt dự án, liên danh với đối tác làm dự án 800 tỷ

Taseco Land của Chủ tịch Phạm Ngọc Thanh hiệp lực cùng 'tân binh' 1 tháng tuổi làm dự án đô thị cao cấp tại Quảng Bình. Năm 2024, doanh nghiệp dự kiến khởi công loạt dự án và huy động vốn làm dự án Taseco Đồng Văn 3.
Chi phí lãi vay của Nam Long bất ngờ giảm mạnh trong quý I/2024

Chi phí lãi vay của Nam Long bất ngờ giảm mạnh trong quý I/2024

CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024, hiện đang tiếp tục bàn giao nhà tại các dự án. Điều bất ngờ là chi phí lãi vay của Nam Long giảm mạnh trong quý I/2024...
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Bất động sản Biz