Bất động sản Biz

Bộ GTVT lên tiếng về vị trí ga ngầm C9, tuyến metro số 2 Hà Nội

Thứ năm, 24/03/2022 | 07:58 Theo dõi BĐS Biz trên

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về vị trí xây dựng ga ngầm C9 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

UBND TP. Hà Nội cần có ý kiến chính thức về phương án lựa chọn vị trí ga C9, tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để các bộ, ngành tham gia ý kiến.
Phối cảnh ga ngầm C9.

Theo Bộ GTVT, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại văn bản số 3439/VPCP-CN ngày 25/5/2021 của Văn phòng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội đã nghiên cứu các phương án vị trí ga C9 theo nguyên tắc đảm bảo an toàn kỹ thuật chạy tàu, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến dân cư khu vực phố cổ và đảm bảo an toàn cho công trình di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm.

Cụ thể có 3 phương án được UBND Tp. Hà Nội đề xuất gồm: điều chỉnh cục bộ vị trí ga C9 ra ngoài vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm; giữ nguyên như phương án ban đầu đã được phê duyệt; bỏ ga C9 (hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai).

Bộ GTVT cho rằng, hồ sơ nêu trên đã phân tích làm rõ các ưu, nhược điểm của từng phương án nhưng lại không đề xuất phương án lựa chọn.

“Vì vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá các phương án, đề nghị UBND TP. Hà Nội cần có ý kiến chính thức về phương án lựa chọn làm cơ sở để các bộ, ngành tham gia ý kiến”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Về các phương án vị trí ga C9, theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, phương án 2 phù hợp quy hoạch chung xây dựng TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, quy hoạch GTVT TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là phương án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND TP.Hà Nội tiếp tục làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan về phương án này.

“Trường hợp khó khăn, đề nghị UBND TP. Hà Nội nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh cục bộ vị trí nhà ga C9 ra ngoài vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm trên nguyên tắc phù hợp chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ”, Bộ GTVT nêu quan điểm.

Trước đó, trong công văn số 1412 gửi Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 4/2021, liên quan đến Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 và phương án bố trí nhà ga C9 nói riêng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết là từ năm 2008 đến nay, bộ này đã nhiều lần có văn bản góp ý.

Theo đó, nội dung các văn bản đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án bố trí nhà ga, tịnh tiến thân ga về phía Đông đường Đinh Tiên Hoàng (cách xa bờ phía Đông của Hồ Hoàn Kiếm và nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng.

Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học, vào tháng 1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này, trong đó khẳng định thân ga ngầm C9 theo phương án quy hoạch hiện tại nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, là công trình phục vụ giao thông, không phải là “công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích” như Luật quy định.

Do đó, nếu xây dựng công trình này là vi phạm Điều 32 Luật di sản văn hóa. Quan điểm này cũng được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định tại Công văn số 1479/UBVHGDTTN14 ngày 16/8/2018 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ: “phương án được lựa chọn không chỉ vi phạm Luật di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của Trung tâm Thủ đô”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cho rằng, phương án thiết kế mà UBND TP. Hà Nội lựa chọn (thân ga cách Tháp Bút 36m, đường hầm chạy dưới lòng đất chỉ cách chân Tháp Bút 1m). Việc thi công ga bắt buộc phải di dời toàn bộ cây xanh trong khu vực này ở ven hồ, đào đất theo biện pháp “đào hở” sâu khoảng 20m và làm rào chắn, sau khi thi công xong mới hoàn trả mặt bằng của di tích… gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực, có thể tạo ra những rung chấn, ảnh hưởng tới Nghi môn, Tháp Bút của Đền Ngọc Sơn và Đền Bà Kiệu ở phía đối diện, đặc biệt là với Tháp Bút - một biểu tượng đặc sắc riêng có về truyền thống hiếu học và văn hiến của Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời, phương án này còn ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực, với những không gian mặt nước và cây xanh lâu năm đã đi vào tiềm thức của mọi người dân bị thay đổi khi nơi đây trở thành công trường thi công trong thời gian dự kiến là 3 năm. Mặt khác, tạo nên nguy cơ tắc nghẽn giao thông khi trở thành điểm tiếp nhận lượng hành khách lớn từ bên ngoài vào trung tâm Hà Nội, nơi vốn đã có mật độ giao thông cao.

Với những lý do nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga và các công trình phụ trợ để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các di tích trong khu vực, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo sự đồng thuận cao của cộng đồng.

Theo Bùi Phương/ Sở hữu Trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/bo-gtvt-len-tieng-ve-vi-tri-ga-ngam-c9-tuyen-metro-so-2-ha-noi-d134652.html

Phú Quốc dự kiến đầu tư 7.000 tỷ đồng làm đường ven biển

Phú Quốc dự kiến đầu tư 7.000 tỷ đồng làm đường ven biển

Dự án đường ven biển Phú Quốc có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, quy mô mặt đường bình quân từ 9m-30m, tổng chiều dài 26,6km.
Nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân lên sân bay quốc tế đón 5 triệu khách/năm

Nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân lên sân bay quốc tế đón 5 triệu khách/năm

Quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều định hướng chức năng của Cảng hàng không Thọ Xuân trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc...
Chuyên gia: Nên quy hoạch các vị trí gần trung tâm để xây nhà ở xã hội cho thuê

Chuyên gia: Nên quy hoạch các vị trí gần trung tâm để xây nhà ở xã hội cho thuê

Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.
Hà Nội: Nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

Hà Nội: Nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

UBND Thành phố Hà Nội sẽ xem xét phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường 70, đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp.Dự chi 2.800 tỷ đồng để thực hiện dự án trên.
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sẽ có 2 trạm dừng nghỉ đẹp nhất miền Bắc

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sẽ có 2 trạm dừng nghỉ đẹp nhất miền Bắc

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định số 545 QĐ-UBND về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm để thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km 20 062.80 thuộc dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long.
Nút giao 3 tầng ở TP Thủ Đức sẽ hoàn thành trước năm 2025

Nút giao 3 tầng ở TP Thủ Đức sẽ hoàn thành trước năm 2025

Được xem như nút giao lớn nhất ở TP HCM sau khi hoàn thành, nút giao An Phú giúp giảm ùn tắc cho khu vực này vì hiện lượng xe qua đây rất đông; đồng thời nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành khi sân bay Long Thành đi vào vận hành.
Thông xe toàn tuyến đèo Prenn từ 8 giờ sáng ngày 31/1/2024

Thông xe toàn tuyến đèo Prenn từ 8 giờ sáng ngày 31/1/2024

Theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, thống nhất với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, cho phép tất cả các phương tiện giao thông (trừ ô tô tải) lưu thông hai chiều theo tuyến đường đèo Prenn bắt đầu từ 8h sáng 31 1, tốc độ lưu thông tối đa không quá 60km h.
Một tập đoàn xin đầu tư gần 10 tỷ USD làm tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ

Một tập đoàn xin đầu tư gần 10 tỷ USD làm tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ

Mới đây, Tập đoàn CT Group đề xuất đầu tư tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với tổng mức đầu tư dự kiến 9,98 tỷ USD (gần 300.000 tỷ đồng).
Bất động sản Biz