Bất động sản Biz

Các dự án trọng điểm: “Ai sợ trách nhiệm thì để người khác làm”

Thứ tư, 22/02/2023 | 09:38 Theo dõi BĐS Biz trên

Tại cuộc họp về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT, Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh, “ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác làm, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.”

Chiều 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo với 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Thủ tướng CP
Thủ tướng: Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác làm

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện, danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT gồm 21 dự án lớn với khoảng 70 dự án thành phần. Sắp tới, sẽ bổ sung thêm một số dự án cao tốc vào danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT để triển khai các tuyến cao tốc kết nối đồng bộ trên cả nước theo trục dọc Bắc – Nam và trục ngang Đông Tây, phấn đấu tới năm 2025, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) xuống tới Cà Mau.

Khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan và và nhất là Ban Chỉ đạo quốc gia phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, tạo thành khí thế, phong trào, xu thế với tinh thần thi đua cao nhất có thể.

Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh, “ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác làm, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.”

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, còn nhiều việc phải làm tiếp với nỗ lực lớn hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn. Tiến độ tổng thể nhiều dự án còn chậm, nhiều mốc tiến độ chưa hoàn thành. Công tác lập, thẩm định, điều chỉnh chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư chất lượng chưa cao nên dẫn tới một số dự án phải điều chỉnh nhiều lần, chậm tiến độ, đội vốn, hiệu quả thấp;

Chất lượng khảo sát, thiết kế, đánh giá, lên kế hoạch chưa kỹ càng và có dự án thiếu tinh thần nhiệm của các cán bộ liên quan khiến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư phát sinh khối lượng;

Công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn chậm, viêc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn có khó khăn, chưa đồng bộ, hỗ trợ người dân có chỗ chưa thỏa đáng. Năng lực của nhiều ban quản lý dự án còn hạn chế, còn tình trạng chia nhỏ gói thầu.

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương, ban quản lý phải rà soát lại, nhanh chóng điều chỉnh các vấn đề nói trên, các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm, các nhà thầu phải làm hết trách nhiệm của mình.

Các bộ, cơ quan, ban, ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 6 yêu cầu  trong quá trình triển khai dự án:

- Phải bảo đảm chất lượng;

- Phải bảo đảm tiến độ;

- Phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái;

- Không được đội vốn bất hợp lý;

- Chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm;

- Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Một vấn đề nổi lên tại cuộc họp là nguyên vật liệu cho các dự án, nhất là tại ĐBSCL, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tinh thần là giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại; các địa phương phải phải chung tay, chủ động, tích cực, những nơi có điều kiện phải tạo thuận lợi cho các địa phương khác.

Về các nhiệm vụ cụ thể, đối với các nhóm dự án chưa được phê duyệt, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt; chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ tại các nghị quyết của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện, hướng dẫn các địa phương, bộ ngành hoàn thiện hồ sơ thẩm định về các dự án đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khẩn trương trình Chính phủ về nghị định sửa đổi, bổ sung quy trình đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu để hoàn thiện quy định và thực hiện thống nhất.

Đối với nhóm dự án đã được phê duyệt, các địa phương khẩn trương giải phóng mặt bằng, bảo đảm từ nay đến ngày 30/6/2023, các công trình này được khởi công theo nghị quyết của Chính phủ.

Đối với nhóm dự án đang thi công, trong đó có 3 dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây (dài 263 km) dự kiến hoàn thành trước ngày 30/04/2023, các ban quản lý dự án, nhà thầu phải quyết liệt hơn nữa, thực hiện 3 ca, 4 kíp, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ.

Đối với các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM còn vướng mắc, các bộ trưởng, trưởng ngành phải chủ động phối hợp giải quyết ngay, nếu vẫn vướng mắc thì Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà triệu tập cuộc họp để xử lý, tránh "văn bản lòng vòng", cải tiến cách làm nhanh chóng, hiệu quả.

Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều yêu cầu về tiến độ chưa đạt được, trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư (Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV), đại diện chủ sở hữu của ACV (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nước (Bộ GTVT). Thủ tướng đã có kết luận sau khi kiểm tra thực tế; các cơ quan liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm tập trung khắc phục, bù đắp lại thời gian đã trôi qua và tiến độ bị chậm.

Về công việc cụ thể của Bộ GTVT, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương và các ban quản lý dự án, thúc đẩy các dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và 12 dự án thành phần giai đoạn 2 vừa khởi công. Phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong triển khai dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành.

Các địa phương xử lý dứt điểm tồn tại về giải phóng mặt bằng, di dời các công trình kỹ thuật trong phạm vi dự án; đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. Chủ động triển khai các thủ tục liên quan khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, bãi đổ thải… đáp ứng yêu cầu các dự án; khẩn trương lập, thẩm định các dự án đầu tư được giao theo đúng mốc tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng về bố trí vốn để triển khai dự án, bảo đảm cân đối vốn hài hoà, hợp lý, tập trung nguồn vốn tăng thu cho các dự án đã được phê duyệt.

Các đơn vị tư vấn thiết kế rà soát lại, bảo đảm các dự án cao tốc đúng chuẩn cao tốc, tốc độ tối thiểu 80 km/giờ, ít nhất có 4 làn xe, "không làm nửa vời" gây lãng phí và nguy hiểm các các đối tượng tham gia giao thông. Các bên liên quan đẩy nhanh thủ tục thẩm định, điều chỉnh chủ trương đầu tư với các dự án.

Bộ Xây dựng kiểm tra, đôn đốc các địa phương công bố giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng sát biến động thị trường; hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, hợp đồng xây dựng và thực hiện vai trò Hội đồng kiểm tra nhà nước về nghiệm thu công trình xây dựng trọng điểm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tháo gỡ những quy định về nguyên vật liệu xây dựng, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm cung ứng xăng dầu, năng lượng cho các đơn vị thi công. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết vấn đề liên quan đất rừng, đất lúa. Các bộ liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong di dời các công trình điện, viễn thông. Bộ Công an nắm tình hình, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để ngăn chặn lợi ích nhóm, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong quá trình triển khai các dự án.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm cùng ACV trong triển khai sân bay Long Thành, ga T3 Tân Sơn Nhất; chỉ đạo VEC triển khai các dự án cao tốc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các nhà thầu tư vấn, xây dựng nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm các yêu cầu đã đề ra với các dự án, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Xuân Hưng

Theo vnmedia.vn Copy
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?

Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay tại tỉnh Khánh Hòa.
Dự án Làng Vân 45.000 tỷ: Vingroup kích hoạt 'thiên đường nghỉ dưỡng' mới tại Đà Nẵng

Dự án Làng Vân 45.000 tỷ: Vingroup kích hoạt 'thiên đường nghỉ dưỡng' mới tại Đà Nẵng

Dự án Làng Vân của Vingroup hứa hẹn mở ra chu kỳ phát triển mới cho du lịch Đà Nẵng. Cùng với hạ tầng cảng biển, khu thương mại tự do trong tương lai, khu vực này đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn, nhờ cú hích từ siêu dự án.
Bình Dương ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án KCN cơ khí 75.000 tỷ đồng của THACO

Bình Dương ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án KCN cơ khí 75.000 tỷ đồng của THACO

Với quy mô gần 786 ha và tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 do THACO đầu tư được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm cơ khí – công nghiệp hỗ trợ hiện đại bậc nhất khu vực phía Nam.
Sun Feliza Suites “chào sân” thị trường, thu hút gần 2.000 chuyên viên BĐS

Sun Feliza Suites “chào sân” thị trường, thu hút gần 2.000 chuyên viên BĐS

Ngày 19/6 tại Hà Nội, gần 2.000 chuyên viên kinh doanh từ các đại lý phân phối đã hội tụ tại sự kiện Lễ ra quân (kick-off) dự án Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ cao cấp mang thương hiệu Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group.
Quảng Ninh: Sắp có sân golf 36 hố hơn 1.100 tỷ đồng

Quảng Ninh: Sắp có sân golf 36 hố hơn 1.100 tỷ đồng

Dự án sân golf Uông Bí do Công ty Cổ phần đầu tư sân golf Hạ Long Bay làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng vừa chính thức được khởi công, khi hoàn thành hứa hẹn sẽ hoàn thiện “bản đồ golf” của Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh này trở thành điểm đến thể thao, nghỉ dưỡng cao cấp của miền Bắc.
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” khởi động lại sau hơn 20 năm đình trệ

Dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” khởi động lại sau hơn 20 năm đình trệ

Sau hơn hai thập kỷ kể từ ngày được cấp phép đầu tư lần đầu vào năm 2004, dự án “Khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn” do Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn làm chủ đầu tư đã chính thức được tái khởi động.
Khởi động dự án khu đô thị gần 5.000 tỷ tại Thanh Hóa

Khởi động dự án khu đô thị gần 5.000 tỷ tại Thanh Hóa

Dự án Khu đô thị mới số 01 tại phường Rừng Thông (trước đây là thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn), với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, đang bước vào giai đoạn chuẩn bị bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bất động sản Biz