Sở Xây dựng TP HCM vừa thông tin về tình hình phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân trên địa bàn TP. Trong đó, Sở Xây dựng có nêu rõ những điều kiện, tiêu chí để các chủ đầu tư dự án, người mua nhà tham khảo và đăng ký tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33 2023 của Chính phủ.
Theo đó, tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở.
Ngoài ra, còn có các cá nhân tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phải thuộc trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Với đối tượng cá nhân còn gồm các trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại Nghị định số 69/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Cụ thể, chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo quy định pháp luật về tín dụng do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thì đối tượng được vay chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chí khác.
Đối với đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải có hợp đồng mua nhà ở xã hộivới chủ đầu tư theo quy định pháp luật về nhà ở.
Đối với đối tượng được bố trí tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải có hợp đồng mua, nhà ở, công trình xây dựng bố trí tái định cư theo quy định pháp luật về nhà ở.
Trong khi đó, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư phải có trong danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cải tạo, xây dựng lại chung cư do UBND cấp tỉnh công bố và phải đảm bảo các điều kiện khác theo hướng dẫn.
Sở Xây dựng nhấn mạnh, các thông tin về điều kiện, đối tượng, tiêu chí đã rõ ràng. Vì vậy, đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư có nhu cầu vay vốn gói tín dụng 120.000 tỷ đồng gửi văn bản (kèm hồ sơ pháp lý) về Sở Xây dựng (địa chỉ 60 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3) để tổng hợp báo cáo UBND TP theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Trong quá trình chờ đợi doanh nghiệp đăng ký, Sở Xây dựng cũng rà soát danh mục các dự án đủ điều kiện để xử lý bước đầu.
TP HCM thông tin cách đăng ký tham gia gói 120.000 tỉ đồng. Ảnh minh họa
Riêng về tình hình phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân trên địa bàn TP, Sở Xây dựng cho biết, từ năm 2006 đến năm 2020, TP có 31 dự án nhà ở xã hội đã hoàn tất xây dựng và đưa vào sử dụng, cung ứng 18.840 căn hộ. Trong đó, 2016-2020 là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ nhất với tổng nguồn cung gần 15.000 căn hộ. Đến tháng 3/2022, có thêm 1 dự án nhà ở xã hội với quy mô 260 căn hộ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Hiện trên địa bàn TP có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với tổng quy mô 6.383 căn hộ. Trong đó có 5 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020. Riêng trong năm 2022, TP đã động thổ 4 dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.
Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, Bộ Xây dựng cũng cho biết thời gian qua bộ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đốc thúc các địa phương đẩy nhanh việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn 4 ngân hàng thương mại nhà nước về nguyên tắc, thời gian triển khai gói tín dụng, thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động nghiên cứu nghị quyết 33 của Chính phủ để triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương đang có dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được cấp phép xây dựng khẩn trương xem xét, kiểm tra thủ tục pháp lý, lập danh mục công bố công khai để các ngân hàng có cơ sở cho vay vốn.
Với quan điểm triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không chỉ để "giải cứu" thị trường bất động sản trước mắt, mà đáp ứng mục đích lâu dài giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, người thu nhập thấp ở đô thị.
Bộ Xây dựng cho hay thời gian tới bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục làm việc với một số địa phương trọng điểm kiểm tra, đôn đốc tạo nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án cải tạo chung cư cũ.
Vài tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng như: OCB, BIDV, ABBank,... đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục hơn 15,9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023 .
Ngân hàng TMCP Á Châu (ngân hàng ACB) vừa đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới trong bối cảnh nợ xấu đang tăng mạnh, nhu cầu tín dụng thấp, lãi suất huy động và cho vay đều giảm.
Tập đoàn ngoại chi tiền khủng mua trái phiếu doanh nghiệp Việt, tuy nhiên tình hình tài chính của không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn hạn chế.
Xu hướng hấp thụ tín dụng trái chiều trên thị trường thời gian gần đây cho thấy, mức lãi suất cho vay hiện tại đã trở nên dễ tiếp cận hơn với các chủ đầu tư trong khi vẫn chưa đủ hấp dẫn người mua nhà, theo chuyên gia.
Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) giảm sàn về mức 46.500 đồng cp. Quy mô vốn hóa của Tập đoàn Vingroup giảm còn hơn 177.348 tỷ đồng (gần 7,3 tỷ USD).
Theo phương án vừa được phê duyệt, Novaland sẽ mua lại 2.252 tỷ đồng trong số 5.543 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232001 và 94 tỷ đồng trong số 231 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232002 . Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng.