Bất động sản Biz

TP. HCM đề xuất chuyển 21 dự án có đất trồng lúa sang nhà ở

Thứ sáu, 30/09/2022 | 08:28 Theo dõi BĐS Biz trên

Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với 18 dự án có diện tích dưới 10 ha và 3 dự án trên 10 ha để thực hiện các dự án. Trong đó, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án nhà ở khoảng gần 30ha.

Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM có công văn Số 8068/TTr-STNMT-QLĐ trình HĐND TP.HCM danh mục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, danh mục cần thu hồi đất trên địa bàn để thực hiện dự án.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường, hiện nay tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 111.875ha, giai đoạn 2015 – 2020 diện tích đất nông nghiệp giảm 3.623ha, trung bình giảm 725ha/năm. Do trong quá trình đô thị hóa đất nông nghiệp chủ yếu chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đất ở.

Trong đó, diện tích đất trồng lúa năm 2020 là 15.586ha, giảm 3.089ha so với 2015 (đất chuyên trồng lúa giảm 1.468ha). Như vậy, chỉ tiêu đất trồng lúa còn lại để chuyển mục đích sử dụng là 10.172ha.

Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần phát triển ổn định thị trường bất động sản, khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án kéo dài đến nay vẫn chưa kết thúc, dẫn đến tiến độ dự án chậm, vốn đầu tư tăng; các dự án có sử dụng vốn ngân sách để bồi thường, đầu tư xây dựng được bố trí vốn chậm, hạn chế.

Do đó, căn cứ pháp lý của việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa: văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Sở Tài nguyên Môi trường đề xuất cho 18 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha diện tích 31,74ha và 3 dự án có chuyển mục đích đất trồng lúa trên 10ha với diện tích 170,11ha. 

Trong đó, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án nhà ở khoảng gần 30ha.

Chuyen-doi-dat-o-BatdongsanBiz
 Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang dự án nhà ở. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, dự án nhà ở xã hội tại phường Long Phước, TP Thủ Đức của Công ty Cổ phần phát triển Thành phố Xanh cần chuyển mục đích 8,08ha diện tích đất trồng lúa; dự án xây dựng khu căn hộ Điền Phúc Thành, phường An Khánh, TP Thủ Đức có 0,07ha đất trồng lúa cần chuyển mục đích; khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ và văn phòng tại phường Trường Thọ, TP Thủ Đức của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản Đất Phương Nam cần chuyển 0,39ha.

Tại huyện Nhà Bè, khu dân cư An Hưng, xã Nhơn Đức của Công ty Cổ phần đầu tư TMDV An Hưng cần chuyển 8,05ha đất trồng lúa; khu chung cư cao tầng và thương mại, dịch vụ, văn phòng tại xã Phước Kiển của Công ty Cổ phần bất động sản Sài Gòn Nam Phú cần chuyển 0,93ha.

Khu dân cư tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn của Công ty Cổ phần STC Corporation cần chuyển mục đích 2,38ha diện tích đất trồng lúa. Dự án khu nhà ở Thới An Luxury City tại Quận 12 của Công ty TNHH Xây dựng kinh doanh phát triển nhà Sang Anh cần chuyển mục đích 6,94ha diện tích đất trồng lúa.

Dự án chung cư cao tầng tại phường Phú Thuận, Quận 7 (LuxStar) của Công ty Cổ phần đầu tư Đất Viễn Đông cần chuyển mục đích 0,86ha đất trồng lúa; dự án khu chung cư cao tầng tại phường Phú Thuận, Quận 7 của Công ty Cổ phần bất động sản Sông Hồng Land House cần chuyển mục đích 1,77ha diện tích đất trồng lúa để thực hiện dự án.

Ngoài ra, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn khoảng 1.067,68ha. Trong đó, Quận 7 có 4,6ha, Quận 12 có 16,94ha, quận Bình Tân có 13,79ha, huyện Nhà Bè có 16,51ha, huyện Hóc Môn có 334,28ha, huyện Cần Giờ có 141,88ha, huyện Củ Chi có 336,54ha, huyện Bình Chánh có 193,14ha và TP Thủ Đức có 69,87ha.

Diệu Nguyên

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Tín hiệu tích cực để bổ sung nguồn cung bất động sản công nghiệp

Tín hiệu tích cực để bổ sung nguồn cung bất động sản công nghiệp

Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022, thị trường bất động sản công nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Các khu công nghiệp tại hai đầu cầu kinh tế lớn đạt tỷ lệ lấp đầy cao. Điều này khẳng định sức hút của công nghiệp Việt Nam đồng thời đặt ra thách thức về nguồn cung trong thị trường. 
Động lực mới thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội

Động lực mới thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội

Theo nhận định của chuyên gia, phía Đông đang có những yếu tố vượt trội để phát triển thị trường bất động sản như quy hoạch và hạ tầng, sức hút từ các đại dự án đô thị kiểu mẫu “nam châm hút dân” như VinGroup mang lại sinh khí cho bờ đông. Đặc biệt, bất động sản phía đông còn dư địa để phát triển mạnh mẽ và tốc độ tăng giá vượt trội.
Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Nhiều ĐBQH cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn sẽ tránh tình trạng đối tượng “cò” tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.
Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Long An đấu giá hơn 200 lô đất với mức giá lên đến hơn 4,6 tỷ/lô;Hải Phòng quy hoạch khu công nghiệp 687ha; Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Theo báo cáo, tính đến ngày 20/11, ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 2,87 tỷ USD nguồn vốn FDI, giảm 31,4% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Ngày 28/11, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với hơn 94% đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo quy định mới, chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản buộc phải thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm kiểm soát dòng tiền giao dịch bất động sản của chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%

Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%

Sáng 28/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc lên trên 20% giá trị tài sản nhằm hạn chế tình trạng cò đấu giá và bỏ cọc.
Loạt điểm mới của Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua

Loạt điểm mới của Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Tin bất động sản ngày 28/11: Tổng Liên đoàn Lao động được làm nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 28/11: Tổng Liên đoàn Lao động được làm nhà ở xã hội

Loạt khách sạn ở Nha Trang vi phạm trật tự xây dựng;Tại sao Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm; Lâm Đồng chấp thuận nhà đầu tư dự án khu dân cư 1.570 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz