Tính đến cuối tháng 6/2024, cơ cấu vốn tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) mất cân đối khi chủ yếu hình thành từ nợ phải trả. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đạt mức 2,8 lần, trong đó, nợ vay tại doanh nghiệp chiếm hơn 74% tổng nợ phải trả.
CII xin lùi lịch thanh toán cổ tức để trả nợ và dồn tiền đầu tư bất động sản
Mới đây, HĐQT CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã: CII) thông qua việc chuyển thời điểm chi trả cổ tức cho cổ đông vào ngày đầu quý IV qua các quý tiếp theo. Đồng thời, nâng tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty tại các đợt tiếp theo cao hơn tỷ lệ 4% để bù cho tỷ lệ chi trả của cổ tức của quý IV.
Theo CII, nguyên nhân khiến công ty lùi lịch trả cổ tức do cần tập trung nguồn vốn để đầu tư cho dự án bất động sản và thanh toán trái phiếu đến hạn.
Hiện CII có một lô trái phiếu mã CIIB2124002 trị giá 500 tỷ đồng đáo hạn vào ngày 21/10 tới. Vì thế, “công ty cần phải nỗ lực hết sức để không xảy ra tình trạng chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn”.
Phía CII còn tiết lộ, một trong số các đơn vị thành viên của công ty có thể nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư một dự án bất động sản trong quý IV. Tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối năm 2023, CII gây chú ý với phương án chi trả cổ tức tương đối “độc lạ”. Công ty quyết định triển khai chi trả cổ tức đều đặn vào ngày đầu mỗi quý với mức tỷ lệ chi trả là 4%, tổng tỷ lệ cổ tức cả năm là 16% bằng tiền mặt. Thông báo khi đó của công ty nêu rõ: “CII sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt (tỷ lệ 4%/quý, tương đương 16%/năm) đều đặn vào đầu mỗi quý”.
Đáng chú ý, CII cũng vừa thông báo về kế hoạch chào bán 300 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng với mã CIIB2426001 để có tiền cơ cấu lại các khoản nợ.
Cụ thể, công ty dự kiến chào bán là 3.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 10%/năm. Thời gian đăng ký mua từ ngày 24/9 đến ngày 14/10.
Đây là lô trái phiếu “ba không”: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm bằng tài sản. Số tiền huy động được sẽ được công ty dùng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của trái phiếu mã CIIB2124002.
Theo BCTC hợp nhất soát xét nửa đầu năm 2024, tại thời điểm 30/6, CII có 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.519 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu 500 tỷ đồng CIIB2124002 đáo hạn vào ngày 21/10. Lô trái phiếu 1.019 tỷ đồng CII012029 đáo hạn vào ngày 31/1/2029.
Hồi tháng 7, CII đã phát hành thành công lô trái phiếu 300 tỷ đồng với mã CIIB2427001.
Khối nợ của ông "trùm đất" Thủ Thiêm đang phình to, ai là chủ nợ lớn nhất?
CII được biết đến là “trùm đất” Thủ Thiêm khi sở hữu loạt quỹ đất ở vị trí đắc địa trong khu đô thị mới này.
Tại thời điểm cuối năm 2023, CII đã bàn giao 3 dự án bất động sản Lakeview 1, Lakeview 2 và D’Verano nằm tại các lô 3.1, 4.7 và 3.2 nằm trên trục đường trung tâm Thủ Thiêm với tổng giá trị 1.187 tỷ đồng.
Một dự án lớn khác của CII là The River nằm ngay chân cầu Thủ Thiêm 1 tại lô đất 3.15 với diện tích hơn 15.000m2 và tổng vốn đầu tư 3.495 tỷ đồng hiện đã hoàn tất bàn giao cho khách hàng.
Hiện tại, CII còn nhiều dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị thi công như D'Vernal trên lô đất 3.6, dự án Riverfront Riverside trên lô đất 3.13, dự án The River 2 trên lô đất 3.16, công trình thương mại văn phòng lô 1-18 với tổng giá trị hơn 5.600 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024, tính đến 30/6/2024, tổng tài sản của CII ghi nhận 35.664 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương với tiền, tiền gửi ngân hàng khoảng 1.448 tỷ đồng.
Công ty có gần 1.006 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, trong đó 616 tỷ đồng đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn River Front, số còn lại là đầu tư vào CTCP Tasco (Mã: HUT). Với 2 mã cổ phiếu trên, CII phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 81 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho của CII gần 2.252 tỷ đồng, gấp gần 3,9 lần so với đầu năm, chủ yếu nằm ở các bất động sản dở dang. Trong đó, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư Delagi là 1.039 tỷ đồng, dự án khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi là 612 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, bao gồm 9.332 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và hơn 26.332 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ vay tại CII đạt 19.600 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%, chiếm hơn 74% nợ phải trả, chủ yếu là nợ vay dài hạn với hơn 14.000 tỷ đồng từ các ngân hàng và nợ vay trái phiếu. Trong nửa đầu năm 2024, CII phải trả gần 982 tỷ đồng lãi vay và hơn 4.530 tỷ đồng nợ gốc.
Có thể thấy, cơ cấu vốn tại CII mất cân đối khi chủ yếu hình thành từ nợ phải trả, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đạt mức 2,8 lần.
Tính đến 30/6/2024, Vietcombank hiện là chủ nợ ngân hàng lớn nhất của CII với dư nợ cho vay dài hạn gần 8.900 tỷ đồng. Các ngân hàng khác như VPBank vay dài hạn hơn 2.700 tỷ đồng; VietinBank hơn 1.200 tỷ đồng; BIDV hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, HDBank cho vay ngắn hạn tại CII hơn 1.300 tỷ đồng, TPBank hơn 430 tỷ đồng; Vietinbank hơn 326 tỷ đồng; BIDV hơn 217 tỷ đồng;...
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, CII ghi nhận 1.651 tỷ đồng doanh thu thuần, gần như không đổi so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, CII đạt hơn 470 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh 195% so với cùng kỳ năm trước.
Một loạt công trình hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục tại Long An đã được T&T Group khánh thành và đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để Long An sẵn sàng cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất lên đến hơn 12%/năm.
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố kết luận thanh tra đối với các dự án bất động sản của Hoàng Huy Group tại Hải Phòng, bao gồm dự án Hoàng Huy - Sở Dầu và Hoàng Huy Green River, với nhiều sai phạm được chỉ ra liên quan đến quy hoạch, giao đất, định giá và xác định nghĩa vụ tài chính.