Bất động sản Biz

Lợi nhuận tại TPBank đi xuống vì quá "thừa tiền"?

Thứ năm, 26/10/2023 | 09:36 Theo dõi BĐS Biz trên

Tính đến cuối quý III/2023, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) tuy tín dụng tăng cao hơn huy động vốn, song lợi nhuận bị ăn mòn bởi chi phí dự phòng rủi ro gia tăng để chống đỡ với nợ xấu. TPBank hiện đang 'sở hữu' hơn 47.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ

TPBank nặng gánh trả lãi huy động, tăng dự phòng rủi ro

Tiền gửi tăng nhanh, gánh nặng trả lãi cho người gửi tiền lớn, trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay tăng chậm là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi (cho vay) sụt giảm.

Theo BCTC quý III/2023, thu nhập từ lãi của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) chỉ tăng 28% đạt gần 7.000 tỷ đồng trong khi chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng tới 48% gần 4.000 tỷ đồng khiến thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ, đạt gần 2.963 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập từ lãi chỉ tăng 32% đạt hơn 20.000 tỷ đồng trong khi chi phí lãi tăng tới 72% lên mức 12.377 tỷ khiến thu nhập lãi thuần tại TPBank sụt giảm 2% so với cùng kỳ, đạt hơn 8.428 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tăng mạnh là do chi phí trả lãi tiền gửi tăng tới 110% so với cùng kỳ, đạt gần 9.990 tỷ đồng và chi phí trả lãi tiền vay cũng tăng tới 62% lên mức 1.226 tỷ đồng.

Lợi nhuận tại TPBank đi xuống vì quá
Nguồn: BCTC quý III/2023 tại TPBank.
 

Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản tại TPBank đạt 344.402 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 12% đạt 179.946 tỷ đồng. Về phía nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ 1% đạt 193.753 tỷ đồng.

Số liệu này cho thấy, tín dụng tại TPBank tăng cao hơn huy động vốn, song lợi nhuận lại bị ăn mòn bởi gánh nặng trích lập dự phòng rủi ro gia tăng để chống đỡ với nợ xấu bất chấp hoạt động tín dụng tăng khả quan.

Cụ thể, riêng quý III/2023, TPBank trích ra 1.293 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ 2022 chỉ dừng ở mức 328 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 4 lần cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2023, nhà băng này tăng đến 14% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, ghi nhận hơn 1.976 tỷ đồng.

Do đó, TPBank chỉ còn thu được 4.959 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm, giảm 16% so với cùng kỳ. Riêng quý III/2023, lợi nhuận trước thuế giảm tới 26% mang về hơn 1.575 tỷ đồng.

Năm 2023, TPBank đề ra mục tiêu 8.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy Ngân hàng mới chỉ thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Theo TPBank, trong bối cảnh các doanh nghiệp chưa ổn định và chưa có nhiều khởi sắc cùng với việc ngân hàng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn dẫn đến kết quả kinh doanh của TPBank không được như kỳ vọng.

Tuy nhiên, theo Báo cáo tài chính mới nhất, một trong những nguyên nhân chính TPBank có lợi nhuận sụt giảm là do ngân hàng này mạnh tay trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để ứng phó với nợ xấu tăng đột biến và nặng gánh trả lãi huy động.

Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2023, tổng nợ xấu của TPBank tăng đột biến lên mức 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 8,5 lần lên mức hơn 3.265 tỷ đồng, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gần 3 lần lên mức 1.390 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 37,4% lên mức 694,4 tỷ dồng. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức chỉ 0,84% đầu năm lên 2,97%.

Đặc biệt, các chỉ số an toàn khác được TPBank duy trì ở mức tốt, trong đó hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III đạt 11%, thuộc top cao của ngành ngân hàng.

Điểm nhấn trong 9 tháng đầu năm nay ở TPBank là ngân hàng liên tục cập nhật các chính sách lãi suất ưu đãi để đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Riêng năm nay TPBank đã kết giảm lãi vay khoảng 1.400 tỷ đồng cùng 76 tỷ đồng các loại phí cho khách hàng. Đầu năm 2023, TPBank cũng đã tăng vốn điều lệ lên hơn 22.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 39,19%.

TPBank đang sở hữu con số "khủng" nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

Ngoài lợi nhuận, “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” tại TPBank cũng đáng chú ý khi sở hữu hơn 47.000 tỷ đồng.

Cụ thể, tại báo cáo tài chính quý III/2023, tính đến 30/9/2023, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank ghi nhận gần 47.974 tỷ đồng, tăng tới 35% so với đầu năm.

Trong đó tăng mạnh nhất là bảo lãnh vay vốn từ 455 tỷ đồng hồi đầu năm lên gần 1.355 tỷ đồng, tương đương tăng gấp gần 3 lần so với đầu năm; bảo lãnh khác cũng tăng tới 34% từ 32.222 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 43.069 tỷ đồng và cam kết trong nghiệp vụ LC tăng 30% lên hơn 3.549 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ ‘nghĩa vụ nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng’ chiếm đến 27% và tỷ trọng ‘bảo lãnh khác’ chiếm 23%.

Lợi nhuận tại TPBank đi xuống vì quá

Đối với các ngân hàng thương mại, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các khoản bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C, các khoản bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu… Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng. Mặc dù việc quản lý dư nợ cho vay hiện nay đã được đẩy mạnh kiểm soát, song rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại vẫn còn là một dấu hỏi lớn.​

Lê Thanh

Theo suckhoeviet.org.vn Copy
Vua hầm Đèo Cả lãi trăm tỷ, đang gánh nợ hơn 33.000 tỷ đồng

Vua hầm Đèo Cả lãi trăm tỷ, đang gánh nợ hơn 33.000 tỷ đồng

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, Tập đoàn Đèo Cả có tổng nợ phải trả hơn 33.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% nguồn vốn doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để trả nợ

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG - sàn HOSE) vừa phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8/2024 nhằm thanh toán lô trái phiếu phát hành năm 2021.
Công ty tài chính vốn ngoại kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Công ty tài chính vốn ngoại kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Shinhan Finance, Home Credit, Mirae Asset hiện là công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tình hình kinh doanh các nhà thầu vừa giành gói thầu 6.300 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành

Tình hình kinh doanh các nhà thầu vừa giành gói thầu 6.300 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành

Nhóm nhà thầu vừa giành gói thầu 6.300 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành từng liên danh và trúng gói thầu trị giá 8.100 tỷ đồng vào tháng 8/2023.
Ngân hàng Agribank rao bán khoản nợ được thế chấp bằng 29 căn hộ tại Dự án Ocean Gate

Ngân hàng Agribank rao bán khoản nợ được thế chấp bằng 29 căn hộ tại Dự án Ocean Gate

Ngân hàng Agribank đang chuẩn bị rao bán khoản nợ được thế chấp bởi các căn hộ tại Dự án Ocean Gate Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Tốc độ tăng nợ nhóm 2 ngân hàng có xu hướng chậm lại

Tốc độ tăng nợ nhóm 2 ngân hàng có xu hướng chậm lại

Nửa đầu năm 2024, nợ nhóm 2 của các ngân hàng tiếp tục tăng, song tốc độ tăng của nhóm nợ này chậm hơn đáng kể so với nợ xấu.
Nhà Khang Điền (KDH) muốn phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

Nhà Khang Điền (KDH) muốn phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: Mã chứng khoán KDH) công bố nghị quyết HĐQT thông qua triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Vietcombank có hơn 20.000 tỷ đồng lợi nhuận, dư nợ cho vay khách hàng 1,37 triệu tỷ đồng

Vietcombank có hơn 20.000 tỷ đồng lợi nhuận, dư nợ cho vay khách hàng 1,37 triệu tỷ đồng

Sau nửa đầu năm 2024, Vietcombank đã hoàn thành gần 50% kế hoạch lợi nhuận năm. Tính đến ngày 30/6/2024, dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 1,37 triệu tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm.
Bất động sản Biz