Tại báo cáo "Triển vọng nợ xấu ngân hàng nhìn từ các thay đổi gần đây trong ngành bất động sản", Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận xét, ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh sẽ ảnh hưởng tới rủi ro nợ xấu tại các ngân hàng có mức phân bổ cao tín dụng vào ngành bất động sản, kéo theo biên chi phí tín dụng cao hơn.
Theo VDSC, mức độ rủi ro là khác nhau tùy vào mức độ tiếp xúc tín dụng của từng ngân hàng với ngành bất động sản và sức khỏe tài chính của các đối tác bất động sản.
Ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh, rủi ro nợ xấu tăng/Ảnh minh họa
VDSC cho biết, áp lực thanh khoản với các doanh nghiệp bất động sản, vốn là những chủ thể có giá trị phát hành trái phiếu cao sẽ ngày càng tăng và ở mức cao trong thời gian còn lại của năm.
Nguyên nhân đầu tiên được kể đến là hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ đã bị đình trệ trong phần lớn thời gian của năm 2022, do nghị định sửa đổi Nghị định 153 cần nhiều thời gian xem xét trước khi được thông qua vào tháng 9/2022, đã phần nào ảnh hưởng đến dòng tiền đáo hạn trong năm 2022.
Cũng theo Báo cáo, áp lực thanh khoản tăng thêm khi các nhà đầu tư yêu cầu mua lại trái phiếu trước hạn. Ước tính có khoảng 142.000 tỷ đồng trái phiếu đã được mua lại trước hạn trong 9 tháng đầu năm 2022.
Trong khi đó, từ đầu năm nay, ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh với nguồn cung và tỷ lệ hấp thụ giảm rõ rệt do cung không gặp cầu, dòng vốn vào bất động sản gặp khó do cả tín dụng thắt chặt và lãi suất tăng, cùng với chủ trương ngăn chặn đầu cơ bất động sản gây sức ép giảm giá bán.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng đang xem xét bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp bất động sản.
Chuyên gia VDSC cho rằng, áp lực dòng tiền cao phát sinh trong ngắn hạn trong khi tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa giảm có thể dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp có số dư trái phiếu riêng lẻ cao có thể rơi vào tình trạng rủi ro về khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các khoản vay tại ngân hàng.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, những người nắm giữ trái phiếu không được thanh toán gốc và lãi đúng hạn, có thể gián tiếp gặp khó khăn về dòng tiền. Đây cũng là rủi ro tiềm tàng nếu các cá nhân này có khoản vay tại ngân hàng nhưng thiếu các dòng thu nhập ổn định, VDSC nhận định.
Báo cáo trích dẫn thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy mô tín dụng vào ngành bất động sản (gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) hiện cao hơn đáng kể so với trước đây.
Số dư tính đến 30/6/2022 là 2,37 triệu tỷ đồng, tương đương 20,7% tổng tín dụng toàn nền kinh tế, so với mức 16,5% vào năm 2017. Số liệu cho thấy mức độ tiếp xúc của ngành ngân hàng với bất động sản ngày càng tăng.
Báo cáo nhận định, nhóm ngân hàng có mức phân bổ cao (trên 10%) tín dụng vào cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp như TPBank, MB, VPBank, SHB, SeABank, HDBank, MSB và Eximbank (đến cuối quý II) sẽ chịu rủi ro cao hơn các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, mức độ rủi ro là khác nhau tùy vào mức độ tiếp xúc tín dụng (cho vay và đầu tư TPDN) với ngành bất động sản và sức khỏe tài chính của các đối tác bất động sản liên quan.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/nganh-bat-dong-san-buoc-vao-giai-doan-dieu-chinh-rui-ro-no-xau-tang-669492.html?fbclid=IwAR27jSggpkj51Tk2rVNdC_f-WjxkIu-msQcg6ruIznuEqxyoWyeRMqlrTAUCopy link
VMI JSC - Công ty 18.000 tỷ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới thành lập được đánh giá là sẽ tạo sự đột phá cho thị trường bất động sản. Trước mắt sẽ thu hút thêm dòng tiền của nhà đầu tư nhỏ lẻ, đồng thời thúc đẩy thanh khoản trên thị trường thứ cấp, tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư và thị trường chung…
Theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars), mặc dù tình hình giao dịch có dấu hiệu sụt giảm nhưng có thể khẳng định thị trường bất động sản chưa rơi vào suy thoái bởi sự quan tâm và nhu cầu vẫn ở mức cao.
Chuyên gia kinh tế Lê Trí Sĩ, cho biết, thiếu dòng vốn khiến thanh khoản thị trường suy giảm mạnh nhưng thị trường bất động sản 2023 kỳ vọng sẽ có nhiều điểm sáng...
Trong quý 3, các hoạt động giao dịch bất động sản đều gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng kiểm soát tín dụng cũng như giá nhà đất vẫn ở mức quá cao, thanh khoản thị trường ảm đạm. Dù vậy, một số loại hình thấp tầng như đất nền dự án, nhà riêng… tuy vắng khách mua nhưng giá bán vẫn không giảm, thậm chí tăng mạnh ở nhiều nơi.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid-19, kinh tế trong nước hồi phục, tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm, phục hồi trở lại.
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư.
Dù lãi suất vay mua nhà hiện nay có xu hướng giảm, nhưng ưu đãi chỉ áp dụng ưu đãi trong thời gian ngắn, sau đó chuyển sang lãi suất thả nổi khó dự báo, khiến nhiều người trẻ ngần ngại vay mua nhà.
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư.
Phân khu Central Bay không chỉ mang đến không gian sống, làm việc và giải trí tích hợp, mà còn góp phần tạo dựng một cộng đồng hiện đại, tiện nghi và bền vững. Vậy, giá của các sản phẩm trong phân khu Central Bay hiện nay ra sao?
Sau loạt “siêu phẩm” chiếm lĩnh thị trường BĐS miền Bắc vừa qua, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng căn hộ Park Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng 1001 tiện ích Sun Urban City Hà Nam. Dự án hướng tới phong cách sống năng động, đa trải nghiệm và tràn ngập tiện nghi ngay ngưỡng cửa.
Với sự nâng cấp vượt bậc về hạ tầng giao thông, các sản phẩm du lịch độc đáo kéo dài trải nghiệm, đảo Cát Bà không chỉ khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa mà còn tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp phát triển mạnh mẽ.