Bất động sản Biz

Ngân hàng tăng vốn 'khủng', hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp chào sàn

Thứ hai, 17/10/2022 | 15:31 Theo dõi BĐS Biz trên

Cổ phiếu thưởng, cổ phiếu riêng lẻ được các ngân hàng phát hành sẽ ồ ạt đổ bộ lên sàn chứng khoán khiến cổ phiếu ngân hàng đối mặt với áp lực pha loãng giá.

Tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Theo đề án, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng.

Do đó, các ngân hàng dồn dập lên kế hoạch tăng vốn. Từ đầu năm 2022 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, việc tăng vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp dội sàn chứng khoán

co-phieu-ngan-hang

Với các kế hoạch tăng vốn lớn dồn dập triển khai, sàn chứng khoán chuẩn bị đón thêm hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sắp được niêm yết bổ sung.

Ngân hàng MSB (mã ck: MSB) đã được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 30%. Ngân hàng sẽ phát hành 458,25 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tổng giá trị theo mệnh giá là 4.582,5 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ từ 12.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 10/10/2022, ngày đăng ký cuối cùng là 11/10/2022.

MSB cho biết, việc tăng vốn sẽ giúp Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng kế hoạch tăng trưởng.

Ngân hàng OCB (mã ck: OCB) cũng vừa công bố việc triển khai tăng vốn điều lệ từ hơn 13.698 tỷ đồng lên hơn 17.808 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành 30% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Hội đồng quản trị OCB kỳ vọng, việc này sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, tăng trưởng quy mô và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Còn Nam A Bank (mã ck: NAB) cũng thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu phát hành để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu là ngày 20/10, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/10.

Cụ thể, Nam A Bank sẽ phát hành gần 123 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18,7364% (100 cổ phiếu được nhận thêm 18,7364 cổ phiếu) và phát hành 67 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 10,2075% (100 cổ phiếu được nhận thêm 10,2075 cổ phiếu).

Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành là 190 triệu đơn vị với tỷ lệ phát hành là 28,94%. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 1.900 tỷ đồng lên 8.464 tỷ đồng.

Trong khi đó, ABBank (mã ck: ABB) cũng chuẩn bị tăng vốn điều lệ từ 9.409 tỷ đồng lên 10.400 tỷ đồng, thông qua chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, sau khi đã sử dụng một phần để phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35% vào ngày 11/2/2022.

abb
Nguồn: ABBank.

Sau khi hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, ABBank dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP trong quý IV/2022. Số vốn tăng thêm sẽ được bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, đầu tư công nghệ…

Tương tự, giữa tháng 9 vừa qua, Eximbank (mã ck: EIB) cũng đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.355 tỷ đồng lên hơn 14.814 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 245 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu EIB sẽ nhận thêm 2 cổ phiếu mới. 

Giá cổ phiếu ngân hàng gặp áp lực lớn?

Chia cổ tức bằng cổ phiếu ở nhóm ngân hàng và các doanh nghiệp là một hình thức phổ biến trên sàn chứng khoán và sau mỗi đợt chi trả lại có thêm một lượng lớn cổ phiếu được bơm ra thị trường. Với hàng tỷ cổ phiếu mới được đưa vào thị trường khiến mức độ pha loãng lớn. 

Có ý kiến lo ngại, nguồn cung cổ phiếu tăng mạnh sẽ tạo áp lực lên sức cầu, nhất là khi thị trường chứng khoán có diễn biến giảm điểm như hiện nay. So với mức đỉnh năm 2022, chỉ số VN-Index hiện giảm 27%, trong khi giá nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm 30 - 40% như MSB, TPB, VIB,… thậm chí giảm 50% như OCB, STB,…Một số mã giảm xuống dưới mệnh giá như VBB, ABB, VAB.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ gây tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư vì pha loãng cổ phiếu khiến cảm giác giảm giá cổ phiếu trở nên trầm trọng hơn, nhà đầu tư cảm thấy chắc ăn hơn khi nắm giữ tiền mặt.

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ mang lợi ích tích cực khi thị trường đang trong xu hướng đi lên. Bởi khi giá cổ phiếu đang tăng mạnh, việc pha loãng cổ phiếu giúp thị giá giảm xuống, tạo tâm lý tích cực trong ngắn hạn cho những nhà đầu tư có nhu cầu giải ngân. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng kỳ vọng sự tăng trưởng giá cổ phiếu sau đó sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn hơn tiền mặt.

Bên cạnh áp lực nguồn cung tăng khiến cổ phiếu bị pha loãng thì giá cổ phiếu nhóm ngân hàng lao dốc còn do nhiều nhà đầu tư e ngại nguy cơ nợ xấu gia tăng, khả năng biên lãi ròng thu hẹp do phải tăng lãi suất huy động, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bị cơ quan quản lý kiểm soát chặt hơn...

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Đã có 4 ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022

Đã có 4 ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022

Hiện đã có khoảng 4 ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 với những chỉ tiêu chính như lợi nhuận, tăng trưởng dư nợ cho vay và huy động.
Những tin đồn thất thiệt làm 'chao đảo' cả hệ thống ngân hàng Việt Nam

Những tin đồn thất thiệt làm 'chao đảo' cả hệ thống ngân hàng Việt Nam

Tin đồn lãnh đạo ngân hàng bị bắt, bỏ trốn hay mới đây là thông tin, bình luận thất thiệt gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý bất an được đăng trên mạng xã hội đã khiến cho cả hệ thống ngân hàng... chao đảo.
Sau 5 năm tái cơ cấu, ngân hàng Sacombank đã xử lý trên 76.000 tỷ đồng nợ xấu

Sau 5 năm tái cơ cấu, ngân hàng Sacombank đã xử lý trên 76.000 tỷ đồng nợ xấu

Sau 5 năm tập trung tái cơ cấu, ngân hàng Sacombank đã thu hồi và xử lý được hơn 76.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng. Đặc biệt, lãi sau thuế 9 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành 84,1% kế hoạch năm.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz