Bất động sản Biz

Loạt nhà băng sắm sửa tăng vốn điều lệ trả cổ tức 'khủng' cho cổ đông

Thứ sáu, 26/08/2022 | 08:14 Theo dõi BĐS Biz trên

Từ nay đến cuối năm, các phương án tăng vốn điều lệ của hầu hết ngân hàng đều thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông.

Nhiều ngân hàng sắp phát hành lượng cổ phiếu khủng để chia cổ tức cho cổ đông
Vừa qua một số ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 như Ngân hàng NamABank với tỷ lệ 29%, Ngân hàng VietBank mức 21%, Ngân hàng Bản Việt với tỷ lệ 15%;…

Ngoài ra, Hội đồng quản trị Ngân hàng OCB mới đây vừa thông báo sẽ triển khai việc tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm 4.127 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, tỷ lệ phát hành sẽ là 30% (cổ đông cứ sở hữu 10 cổ phiếu được nhận về 3 cổ phiếu mới), số lượng cổ phiếu sẽ phát hành là gần 413 triệu đơn vị. Thời gian thực hiện trong năm 2022 căn cứ theo sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguồn vốn sử dụng lấy từ vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2021, xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán.

Tương tự, Ngân hàng VPBank cũng vừa thông báo sẽ phát hành tối đa hơn 2,23 tỷ cổ phiếu theo theo tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng.

Theo đó, VPBank vừa được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Kế hoạch này dự kiến sẽ thực hiện vào quý 3/2022.

Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Với phương án này số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu.

Mức giá phát hành sẽ do Hội đồng Quản trị quyết định theo thoả thuận, đàm phán giữa hai bên nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của VPBank. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ít nhất 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.

Trước đó, ngân hàng MB cũng thông báo dự kiến phát hành thêm hơn 755 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức là ngày 23/8. Nguồn vốn chia cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế của năm 2021.

Sau đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức này, MB nâng tổng số lượng lên hơn 4,5 tỷ cổ phiếu, đưa vốn điều lệ tăng từ mức 37.783 tỷ đồng lên hơn 45.339 tỷ đồng.

Còn tại ngân hàng SHB cũng vừa hoàn thiện hồ sơ trình NHNN phương án tăng vốn điều lệ mà Đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2022 thông qua, từ 26.674 tỷ đồng lên 36.459 tỷ đồng trong năm 2022.

Phương án tăng vốn gồm 3 phần, trong đó có chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu dự kiến phát hành trong quý III/2022. Ngoài ra, SHB sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 100:20 với giá chào bán 12.500 đồng/cổ phiếu và chào bán cổ phiếu ESOP với tổng lượng phát hành là 45,12 triệu cổ phiếu mới.

Với mức vốn 36.459 tỷ đồng sau khi hoàn thành, SHB dự kiến sẽ đứng trong Top 3 ngân hàng cổ phần có vốn tư nhân lớn nhất về vốn điều lệ.

Tương tự như SHB, ngân hàng MSB cũng cho biết đã gửi hồ sơ lên NHNN để chờ chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ. Trong đó, ngân hàng có kế hoạch phát hành 458,25 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 30% và tối đa 14,25 triệu cổ phiếu ESOP.
Các phương án tăng vốn điều lệ của hầu hết ngân hàng được hoàn thành thông qua việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức, bán cho cổ đông hiện hữu, chào bán riêng lẻ, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Tăng vốn điều lệ, cổ đông nhỏ chịu áp lực?
"Cuộc đua" tăng vốn điều lệ của ngành ngân hàng diễn ra mạnh mẽ từ cuối năm 2021 nhằm thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đề án này, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng. Còn nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ - trung bình và ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), đáp ứng những yêu cầu quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel 2.

Theo các chuyên gia, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng. Tuy nhiên, tăng vốn cũng trở thành một trong những gánh nặng đối với các ngân hàng khi phải đối diện với áp lực đảm bảo lợi nhuận, chỉ số tài chính cũng phải tăng theo trong môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như. Hơn nữa, việc tăng mạnh một lượng cổ phiếu ra thị trường cũng gây áp lực với giá cổ phiếu ngân hàng vốn đã giảm mạnh trong thời gian qua.

Đáng chú ý, để đảm bảo tăng vốn thành công, các ngân hàng thường ‘đào vốn’ mạnh nhất từ nhóm cổ đông hiệu hữu với cách phổ biến: giữ lại cổ tức để tăng vốn, bán thêm cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi – thưởng…

Thực tế, cách làm này có thể gây áp lực lớn cho các cổ đông nhỏ vì họ phải liên tục góp thêm vốn trong khi không nhận được cổ tức bằng tiền mặt. Trước mắt, lợi ích chưa thấy đâu nhưng tiền bỏ thêm, tài sản lại bị méo mó khi giá cổ phiếu giảm sau mỗi lần tăng vốn. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo ngân hàng giải thích về dài hạn có lợi cho cổ đông khi sở hữu lượng cổ phiếu ngân hàng lớn.

Trên thực tế, năm 2021, nhiều ngân hàng thuận lợi tăng vốn hàng nghìn tỷ đồng khi trúng thời điểm giá cổ phiếu lên đỉnh cao sau nhiều năm loanh quanh mức trên dưới mệnh giá. Tuy nhiên, sau khi ngân hàng tăng vốn giá cổ phiếu lại giảm sâu tới từ 30 đến 50%. Mới đây, ngân hàng lại có kế hoạch tăng vốn nữa khiến không ít cổ đông cảm thấy rất mệt mỏi khi phải nộp thêm tiền.

Thậm chí, cũng có ngân hàng nhiều năm không trả cổ tức với lời bao biện để gia tăng tiềm lực ngân hàng, cổ đông sẽ có lợi dài hạn và khi ngân hàng mạnh lên thì cổ phiếu sẽ tăng giá. Thế nhưng, thực tế từ khi lên sàn trừ đợt tăng giá mạnh theo thị trường năm 2021 thì giá cổ phiếu ngân hàng này liên tục giảm, đặc biệt sau mỗi lần tăng vốn, giá cổ phiếu lại giảm mạnh hơn nữa.

Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/loat-nha-bang-sam-sua-tang-von-dieu-le-tra-co-tuc-khung-cho-co-dong-d148248.html?fbclid=IwAR0CHAMJ1djvmvbmDaLxN12xxbV1ie1shz8ndK3V6iJd5IBlsPDU87vYqfI

Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Bất động sản Biz