Bất động sản Biz

Hưng Thịnh Incons là doanh nghiệp gì? Hưng Thịnh Incons kinh doanh ra sao?

Thứ tư, 02/08/2023 | 05:48 Theo dõi BĐS Biz trên
Hưng Thịnh Incons là doanh nghiệp gì?
 

Hưng Thịnh Incons là doanh nghiệp gì?

Hưng Thịnh Incons là cách gọi tắt của Công ty CP Hưng Thịnh Incons (HOSE: HTN; tên tiếng Anh: Hung Thinh Incons JSC). Hưng Thịnh Incons là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực chính là ây dựng và bất động sản. Trụ sở chính của Hưng Thịnh Incons đặt tại số 53 Trần Quốc Thảo - Phường Võ Thị Sáu - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh.

Hưng Thịnh Incons là tiền thân của Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh thành lập năm 2007. Đến năm 2010, Công ty chuyển đổi loại hình hoạt động sang dạng Cổ phần. Ngày 24/10/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty với mã HTN.

Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons luôn tập trung chủ yếu trong ngành thiết kế và xây dựng công trình. Hưng Thịnh Incons hiện là tổng thầu thi công hơn 50 dự án quy mô, đa dạng loại hình trên khắp cả nước. Bằng tiềm lực tài chính vững chắc, nguồn nhân lực chất lượng, tâm huyết cùng việc liên tục áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và thường xuyên cập nhật các công nghệ xây dựng mới, Hưng Thịnh Incons đang tiếp tục giữ vững vị thế trên thị trường xây dựng Việt Nam.

Hiện tại, Hưng Thịnh Incons đang thi công cùng lúc gần 20 dự án trên nhiều tỉnh thành như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Khánh Hòa… Bước sang năm 2021, Hưng Thịnh Incons có kế hoạch mở rộng đấu thầu các dự án bên ngoài Tập đoàn Hưng Thịnh cùng định hướng mở rộng thị trường và ngành nghề từ xây dựng dân dụng và công nghiệp sang hạ tầng, giao thông, vật liệu xây dựng cơ bản và công nghệ vật liệu mới thông qua thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Hưng Thịnh Incons và Tập đoàn Đèo Cả, Hưng Thịnh Incons đang đặt ra các mục tiêu phát triển vượt bậc và từng bước vươn mình ra khu vực.

Quá trình phát triển Hưng Thịnh Incons

- Năm 2007: Thành lập Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh; bắt đầu xây dựng các dự án công nghiệp ở Long An, Tây Ninh; dự án năng lượng ở Bình Dương và một số dự án y tế tại Tp.HCM.

- Năm 2010: Đổi tên thành CTCP Thiết kế - Xây dựng Hưng Thịnh; khởi công xây dựng dự án Khu dân cư cao tầng đầu tiên – Chung cư Thien Nam Apartment.

- Năm 2012: Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về năng lực xây dựng với dự án Golden Bay – Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Bắc bán đảo Cam Ranh rộng 79ha.

- Năm 2013: Tổng thầu xây dựng dự án Chung cư cao cấp đầu tiên – Căn hộ 91 Phạm Văn Hai.

- Năm 2014: Khởi công xây dựng các dự án Căn hộ Sky Center, Căn hộ Melody Residences.

- Năm 2015: Phát triển thành một đơn vị tổng thầu chuyên nghiệp với nhiều dư án quy mô lớn như Căn hộ Florita, Căn hộ Vung Tau Melody.

- Năm 2016: Đổi tên thành CTCP Hưng Thịnh Construction; tiếp tục là tổng thầu thi công của các dự án Căn hộ 9View Apartment, Căn hộ Moonlight Residences, Căn hộ Moonlight Park View...; tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.

- Năm 2017: Khởi công xây dựng các dự án Biệt thự nghỉ dưỡng Cam Ranh Mystery Villas, Căn hộ Lavita Charm, Khu phức hợp TTTM - Khách sạn nhà hàng kết hợp dịch vụ giải trí thể thao tại T. Bình Định.

- Từ tháng 5/2017: Đổi tên thành CTCP Hưng Thịnh Incons; tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.

- Năm 2018: Khởi công xây dựng dự án Căn hộ Q7 Saigon Riverside Complex.

- Ngày 24/10/2018: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty.

- Năm 2019: Công ty tăng vốn điều lệ từ 287.49 tỷ đồng lên 330.62 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

- Năm 2020: Công ty thông qua kế hoạch phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên hơn 495 tỷ đồng.

Lãnh đạo Hưng Thịnh Incons là ai?

Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Incons hiện nay là ông Nguyễn Đình Trung (quê quán Bình Định). Được biết, từ năm 2002 đến 2006 ông Nguyễn Đình Trung là Giám đốc – Công ty CP DV – TM Đồng Tiến (nay là Công ty CP Hưng Thịnh Land).

Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Incons hiện nay là ông Nguyễn Đình Trung
 

- Từ 2007: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – Công ty Cổ

phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh

- Từ 2016: Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (Horea)

- Từ 03/2017: Phó Chủ tịch Liên đoàn quần vợt Việt Nam. Chủ tịch Liên đoàn quần vợt Thành phố Hồ Chí Minh

- Từ 10/2016: Ủy viên Ban chấp hành – Phó Chủ tịch Hội đồng hương Bình Định. Chủ Tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Bình Định tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ 2015: Chủ tịch HĐQT – Công ty CP Hưng Thịnh Incons.

Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Incons hiện nay là ông Trần Tiến Thanh.

Trước đó, Hưng Thịnh Incons thông báo bổ nhiệm ông Trần Tiến Thanh giữ chức vụ Tổng giám đốc thay thế cho ông Tú kể từ ngày 13/1. Ông Thanh được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc vào 22/6/2019.

Công ty cũng quyết định bổ nhiệm thêm ông Huỳnh Thanh Tú giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kể từ ngày 13/1. Như vậy, công ty duy trì 1 CEO và 4 Phó Tổng giám đốc.

Hưng Thịnh Incons kinh doanh ra sao?

Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2023 vừa qua, công ty công bố xem xét nghiên cứu tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền để tạo giá trị cộng đồng. Ngoài ra, công ty đang trong quá trình đàm phán với một số đối tác để mua bán, sáp nhập (M&A) các dự án tiềm năng.

Không phải lần đầu tiên doanh nghiệp trong Tập đoàn Hưng Thịnh đưa ra định hướng phát triển sản phẩm nhà ở xã hội, nhà giá rẻ. Vào đầu năm 2022, lãnh đạo tập đoàn này đã cùng lãnh đạo Đồng Tâm Group, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành công bố "Sáng kiến nhà ở vừa túi tiền". Nhưng thực tế, thị trường chưa ghi nhận dự án nào của "bộ ba" nhà đầu tư này.

Biên lợi nhuận gộp trong 5 năm qua duy trì ở khoảng 8% trở lên. Thậm chí trong năm 2022, khi thị trường xây dựng suy giảm, nhiều doanh nghiệp lớn đầu ngành chỉ giữ được mức biên lợi gộp khoảng 3% thì Hưng Thịnh Incons vẫn đạt 8%.

Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng chung từ thị trường, doanh thu năm 2022 giảm 11% so với năm trước. Các loại chi phí tăng cao, nhất là chi phí lãi vay đã ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Cả năm, công ty lãi 64 tỷ đồng, giảm 73% so với năm trước.

Năm 2022, Hưng Thịnh Incons tăng thêm 29% nợ vay tài chính (đều là nợ vay ngắn hạn), ở mức 2.537 tỷ đồng, khiến chi phí lãi vay tăng tương ứng. Nợ vay tài chính trên vốn chủ sở hữu là 1,73 lần.

Theo kế hoạch kinh doanh đã được ĐHĐCĐ thông qua, năm 2023, HTN đặt mục tiêu doanh thu thuần 4,200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng. Theo đó, doanh nghiệp này đã đưa ra nhiều kế hoạch cụ thể về hoạt động phát triển, xây dựng dự án, ưu tiên đẩy mạnh thi công ở những công trình sắp hoàn thiện để nhanh chóng bàn giao sản phẩm, từ đó tạo thanh khoản cho công ty để kịp thời nắm bắt cơ hội trong giai đoạn thị trường phục hồi.

Từ giữa tháng 6/2023, Hưng Thịnh Incons thông báo đang khẩn trương thi công một số dự án trọng điểm như New Galaxy Nha Trang (Khánh Hòa), Grand Center Quy Nhon (Bình Định), Vung Tau Pearl (Bà Rịa – Vũng Tàu), New Galaxy (Bình Dương), Richmond Quy Nhon (Bình Định), Bien Hoa Universe Complex (Đồng Nai)… Nguồn việc dồi dào tại nhiều địa phương là cơ sở để Công ty đảm bảm công ăn việc làm cho đội ngũ lao động. Giá trị backlog tính đến cuối tháng 4/2023 là hơn 28,000 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm vào các tháng cuối năm, trong bối cảnh HTN đang tích cực tham gia đàm phán các gói thầu mới.

SHTT

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Bất động sản Biz