Bất động sản Biz

Các ngân hàng được nới room tín dụng, người mua nhà có dễ dàng hơn?

Thứ năm, 15/09/2022 | 11:55 Theo dõi BĐS Biz trên

Sau khi việc nới room tín dụng được thực hiện, các ngân hàng tập trung giải ngân vào các lĩnh vực sản xuất, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế... còn với bất động sản, một số ngân hàng sẽ tiếp tục hạn chế cho vay.

Tuy nhiên, một số chuyên gia bất động sản vẫn nhận định, việc nới room tín dụng sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp BĐS và tăng dư địa cho thị trường phục hồi, tái phát triển.

ngan-hang-giao-dich-batdongsanBiz
15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức điều chỉnh cấp thêm từ 1%-4%. Ảnh: Báo Tin tức

Ngày 7/9, 15 ngân hàng có điểm chấm tốt hoặc tham gia tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp thêm hạn mức tín dụng từ 1 - 4%.

Sacombank (STB) được cấp thêm hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng năm nay là 4%; Agribank là 3,5%; HDBank (HDB) 3,4%; MB (3,2%); OCB (3,1%); VIB (3%). Vietcombank và Techcombank cùng được cấp thêm 2,7%; TPBank được bổ sung thêm 1,2%. Một số ngân hàng khác cũng được nới room nhưng ở mức khiêm tốn hơn.

Đây là lần đầu tiên NHNN đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm nay. Các năm trước, NHNN thường có 1 - 2 đợt nới room trong năm, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm.

Sau khi được nới room tín dụng, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành của Vietcombank cho hay ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm soát, tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kiểm soát tốt thanh khoản, rủi ro tín dụng đảm bảo nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp.

Trong khi đó, lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết room tín dụng được cấp thêm sẽ hướng vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Còn với bất động sản, việc cho vay sẽ tiếp tục hạn chế hoặc nếu có chỉ là thực hiện những hợp đồng đã cam kết cấp tín dụng từ trước.

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) cũng cho biết cùng với tập trung cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, VIB cũng dự định tăng cho vay tiêu dùng như mua nhà, mua xe và tập trung tăng trưởng thẻ tín dụng nhằm kích thích nhu cầu chi tiêu của người dân, qua đó tạo sức tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông Vũ Thành Trung, thành viên ban điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) cũng cho biết:” Với việc được nới room thêm 3,2%, tương đương tăng thêm 12.000 tỷ đồng, chúng tôi định hướng trong vòng 1 tháng tới số vốn này sẽ được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn rất lớn trong thời gian qua".

Mặc dù số lượng ngân hàng nới room ở mức độ cho phép, nhưng theo các chuyên gia, động thái này đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý, kỳ vọng thị trường bất động sản cuối năm sẽ ấm trở lại.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, động thái nới hạn mức tín dụng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp khó khăn, dự án đình trệ vì thiếu vốn khi ngân hàng dừng giải ngân do hết room. Thị trường đã có xu hướng giảm nhiệt rõ ràng cả về cung và cầu. Vậy nên nới room tín dụng kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tín hiệu tích cực hơn cho cả người mua nhu cầu ở thực, nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp phát triển.

cao-oc-batdongsanBiz
Động thái nới room tín dụng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường BĐS khơi thông dòng sau thời gian dài khó khăn. Ảnh minh họa

Nhìn nhận diễn biến này, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, việc nới room tín dụng sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản và tăng dư địa cho thị trường phục hồi, tái phát triển.

Thị trường bất động sản TP HCM được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào những tháng cuối năm lúc dòng tín dụng khai thông, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho và tích cực hơn trong phát triển nguồn cung mới. Tuy nhiên room tín dụng mới được cấp phần nào chỉ giải toả được cơn khát vốn cho doanh nghiệp và người dân, nhưng khó lòng đáp ứng hết nhu cầu, nhất là vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. Dòng tiền sẽ vẫn chỉ chảy vào các dự án có quy mô, chất lượng của các chủ đầu tư giàu uy tín.

Đánh giá về thị trường bất động sản cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, sau hơn nửa năm thắt chặt, room tín dụng của các ngân hàng đã được nới ra. Đây là tín hiệu tích cực cho toàn thị trường bất động sản phát triển theo hướng đi lên. Quý 4 sẽ là giai đoạn bật dậy sau quãng nghỉ, doanh nghiệp bất động sản đón chờ dòng vốn mới tiếp sức sẽ mạnh tay hơn trong phát triển dự án còn nhà đầu tư cũng chuẩn bị cho chu kỳ đầu tư mới với loạt dự án tốt sắp ra hàng. Giai đoạn cuối năm, thị trường dự kiến sẽ hoạt động tích cực hơn.

Tuy nhiên, về phía người dân có nhu cầu mua nhà ở vẫn có những lo ngại nhất định, chia sẻ của Minh Vi (quận Ba Đình, TP Hà Nội): Trước đó, hồ sơ vay mua nhà của những khách hàng như chúng tôi đã đủ điều kiện nhưng ngân hàng không còn room nên người mua nhà khó khăn. Hiện tại, tuy đã nới nhưng hồ sơ vay vẫn phải xếp hàng vì trước đó quá nhiều hồ sơ tồn từ quý II-III/2022.

Tuy nhiên, giá căn hộ chung cư ở thị trường Hà Nội đang có xu hướng tăng mạnh. Hiện mức giá phổ biến với căn hộ mới bàn giao hoặc dự kiến bàn giao vào thời gian tới hay cả những dự án được đưa vào sử dụng 3-5 năm tại Hà Nội là từ 40 - 60 triệu đồng/m2. Cá biệt, có chung cư gây sốc khi rao bán với mức giá từ 100 triệu đồng/m2.

Có thể thấy việc nới room nhưng thị trường bất động sản chưa phản ánh đúng giá trị nhà đất thì việc bão giá sẽ trở thành nguyên nhân khiến nhiều người dân có cơ hội mua nhà.

Phù Dung

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Thị trường bất động sản sẽ được “tiếp sức” khi hàng loạt ngân hàng được nới room tín dụng?

Thị trường bất động sản sẽ được “tiếp sức” khi hàng loạt ngân hàng được nới room tín dụng?

Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản, theo chuyên gia.
15 ngân hàng được nới room tín dụng sau thời gian dài 'sốt ruột' chờ đợi

15 ngân hàng được nới room tín dụng sau thời gian dài 'sốt ruột' chờ đợi

Mới đây, ngân hàng Nhà nước chính thức điều chỉnh tín dụng, trong đó có 15 ngân hàng được nới room tín dụng như Techcombank, MBBank. TPBank, Sacombank, OCB, BIDV,...
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh nới 'room' cho một số tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh nới "room" cho một số tổ chức tín dụng

Sáng ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.
Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hơn 784 nghìn tỷ đồng

Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hơn 784 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/6/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 784.575 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz