Bất động sản Biz

Bộ Tài chính nêu 6 nhóm giải pháp để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản

Thứ hai, 20/02/2023 | 07:49 Theo dõi BĐS Biz trên

Liên quan đến lĩnh vực bất động sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải pháp để ổn định và phát triển thị trường trái phiếu DN công khai, minh bạch, an toàn, bền vững nhằm khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển, tập trung vào một số nhóm giải pháp.

thị trường bất động sản

Thứ nhất, đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN, Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định mỗi trường đầu tư, đảm bảo sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động, đầu tư trên thị trường.

Thứ hai, về hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện chính sách theo hướng tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu DN, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải thiện chất lượng của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Bộ Tài chính đang trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 65 về phát hành trái phiếu DN riêng lẻ để góp phần tháo gỡ các khó khăn hiện tại của thị trường trái phiếu.

Thứ ba, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư dài hạn (quỹ đầu tư) để tạo cầu đầu tư bền vững cho thị trường.

Thứ tư, Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi, yêu cầu các doanh nghiệp phải bố trí mọi nguồn lực để thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Yêu cầu các doanh nghiệp nếu có khó khăn trong thanh toán thì phải làm việc, đàm phán với các nhà đầu tư để thống nhất phương án cơ cấu lại trái phiếu.

Đồng thời, Bộ Tài chính chỉ đạo các Sở Giao dịch chứng khoán khẩn trương xây dựng và đưa hệ thống giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ vào hoạt động nhằm phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, an toàn, tăng cường khả năng quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro.

Thứ năm, đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm tại các doanh nghiệp phát hành, các công ty cung cấp dịch vụ để nâng cao chất lượng phát hành của doanh nghiệp phát hành, chất lượng cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu DN, củng cố niềm tin nhà đầu tư. Sau kiểm tra sẽ có công bố công khai rộng rãi ra thị trường về các sai phạm nếu có.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông ổn định tâm lý, tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn, đồng thời tăng cường sự tham gia của các định chế, nhà đầu tư chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ sáu, theo Bộ trưởng, bên cạnh các giải pháp để ổn định và phát triển thị trường trái phiếu DN, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách để củng cố vững chắc nền tảng vĩ mô ổn định, hỗ trợ thị trường nói chung bao gồm cả thị trường BĐS.

"Trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp BĐS có nguồn lực hạn chế nhưng vẫn được cấp phép triển khai nhiều dự án quy mô vượt nhiều lần so với năng lực tài chính, trong khi phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay, phát hành trái phiếu hoặc huy động của người mua nhà. Tình trạng này dẫn đến rủi ro về hoạt động kinh doanh cũng như rủi ro về dòng tiền, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trên thị trường tài chính, tín dụng ngân hàng cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp." - Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ.

Để thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị việc rà soát, sửa đổi các vướng mắc chính sách tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS để tăng cường hiệu quả quản lý thị trường, tạo điều kiện cho phát triển thị trường BĐS ổn định, minh bạch.

Trước mắt, theo Bộ trưởng Tài chính, cần rà soát những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý để các doanh nghiệp BĐS có thể triển khai được ngay các dự án còn dở dang, các dự án vì vướng pháp lý mà chưa triển khai được, qua đó sớm đưa các dự án vào hoạt động, bán được sản phẩm, giải quyết được các khó khăn về tài chính, nguồn vốn;

Nghiên cứu xây dựng các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính trong lĩnh vực xây dựng và BĐS, bao gồm các chỉ tiêu về giới hạn huy động vốn khi cấp phép hoạt động kinh doanh BĐS, cấp phép các dự án đầu tư, kinh doanh BĐS đảm bảo doanh nghiệp phải có đủ năng lực tài chính để triển khai dự án.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Xây dựng và các địa phương giám sát việc tuân thủ các chỉ tiêu an toàn tài chính nêu trên. Cùng với chính sách tín dụng được điều hành hài hòa sẽ góp phần giúp lĩnh vực BĐS vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Xuân Hưng

Theo vnmedia.vn Copy
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz