Bất động sản Biz

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Thứ năm, 25/04/2024 | 23:08 Theo dõi BĐS Biz trên

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) BĐS đáo hạn trong năm 2024 là 99,6 nghìn tỷ đồng do 92 tổ chức phát hành. Trong đó, trái phiếu có bảo đảm khoảng 91,8 nghìn tỷ đồng (92,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng (7,8%).

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?
Ảnh minh họa
 

Cũng theo báo cáo, có 3 DN rất khó khăn trong việc trả nợ trái phiếu với khối lượng 4,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu, bao gồm: Công ty CP Du lịch và Đầu tư Xây dựng Châu Á (giá trị đáo hạn trong năm 2024 là 600 tỷ đồng); Công ty CP Phát triển BĐS Nhật Quang (2.150 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư Smart Dragon (1.900 tỷ đồng).

Có 18 DN được Bộ Tài chính xếp vào nhóm có khả năng gặp khó khăn trả nợ, giá trị đến hạn trong năm nay là 31,2 nghìn tỷ đồng, như: Công ty CP Đầu tư Golden Hill (giá trị đáo hạn năm 2024 là 5.760 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển đô thị Ngôi sao Phương Nam (4.700 tỷ đồng); Công ty TNHH BĐS Lan Việt (4.100 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh An Nam (4.700 tỷ đồng); Công ty TNHH Phát triển BĐS An Khang (1.000 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (1.500 tỷ đồng); Công ty CP Fuji Nutri Food (1.720 tỷ đồng); Công ty TNHH Đầu tư Phú Thịnh Phát (900 triệu đồng…

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng phân DN và nhóm các DN còn lại. Trong đó, một số DN có khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn trong năm nay. Đối với nhóm DN còn lại, dư nợ trái phiếu khoảng 300 nghìn tỷ đồng (chiếm 29,8% tổng dư nợ) do 222 DN phát hành. Khối lượng đáo hạn trong năm 2024 là 87,3 nghìn tỷ đồng, do 102 tổ chức phát hành.

Trong đó, có 2 DN rất khó khăn trong việc thanh toán, gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (6.570 tỷ đồng); Công ty TNHH Mặt trời Cẩm Phả (870 triệu đồng).

Có 14 DN có khả năng gặp khó khăn trả nợ, với khối lượng 19,4 nghìn tỷ đồng, như Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (1.000 tỷ đồng).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân các DN khó khăn trong thanh toán TPDN, là ngoài yếu tố khách quan đến từ những khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước thì còn do chu kỳ ngành BĐS đi xuống và bối cảnh vĩ mô, cũng như những thay đổi chính sách pháp lý làm cho hoạt động cấp phép dự án và mở bán chậm lại, làm cho lợi nhuận và dòng tiền suy giảm mạnh.

Trong khi đó, về phía nguồn vốn thì định hướng kiểm soát tín dụng BĐS vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro của cơ quan quản lý cũng như suy giảm của kênh huy động qua thị trường trái phiếu giảm mạnh. Ngoài ra, do nhiều dự án vướng vào pháp lý nên chưa thể mở bán, dẫn tới nguồn thu lớn là nhận trước từ khách hàng mua nhà ở mức thấp, làm mất cân đối về tài chính...

Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?

Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?

Trong tổng giá trị chứng khoán đầu tư của TPBank có hơn 12.000 tỷ đồng là trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành. Theo dữ liệu từ HNX, tính từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, TPBank đã phát hành thành công 22 lô trái phiếu hút về hơn 16.000 tỷ đồng.
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng

Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình lãi sau thuế hơn 12 tỷ đồng trong quý III/2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ hơn 170 tỷ đồng. Khoản phải thu và trích lập dự phòng hiện vẫn là thách thức lớn khi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý 3/2024 giảm mạnh, tín dụng tăng 12%

Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý 3/2024 giảm mạnh, tín dụng tăng 12%

Trong khi các ngân hàng khác trong hệ thống liên tục báo lãi tăng thì ngân hàng VIB lại ngậm ngùi báo lãi sụt giảm 21%. Đặc biệt, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tại nhà băng này tăng "dựng đứng".
Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%, kênh trái phiếu sôi động trở lại

Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%, kênh trái phiếu sôi động trở lại

Trong công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024, Bộ Xây dựng cho biết Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%. Đồng thời, kênh trái phiếu sôi động trở lại với 24 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 22,333 tỷ đồng.
BIDV ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

BIDV ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

BIDV tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trên con đường định vị thương hiệu “Ngân hàng Xanh” và đóng góp ngày càng tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng

TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng

Khép lại 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) đạt lợi nhuận hơn 4.300 tỷ đồng, nợ xấu vượt 5.000 tỷ đồng. Đặc biệt, ghi nhận khoản nghĩa vụ nợ tiềm ẩn hơn 55.000 tỷ đồng.
MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm

MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm

Mặc dù trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ kéo tụt lợi nhuận của ngân hàng MSB, nhưng đây là giải pháp quan trọng để ngân hàng tăng trưởng bền vững trong tương lai. Các khoản dự phòng này có thể được hoàn nhập khi ngân hàng thu hồi được nợ và chuyển thành lợi nhuận.
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm

Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm

Loạt ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024. Điều bất ngờ, một số ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro, nhưng lợi nhuận vẫn tăng kỷ lục.
Bất động sản Biz