Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thu thêm hơn 10.000 tỷ từ đấu giá nhiều khu đất vàng; Đề xuất hơn 4.800 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn; Kiên Giang lập tổ giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, xây dựng; Quảng Nam từ chối gia hạn tiến độ dự án của Công ty STO…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
Bộ Tài chính vừa thông báo, bảng giá đất của các địa phương đã ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Điều này được nêu rõ trong công văn số 8288 gửi đến các bộ ngành và địa phương nhằm hướng dẫn triển khai các quy định của Luật Đất đai 2024.
Trong công văn, Bộ Tài chính cho biết UBND cấp tỉnh có quyền điều chỉnh bảng giá đất nếu cần thiết, theo quy định tại điều 17 Nghị định số 71/2024 của Chính phủ. Đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 103 quy định về tiền sử dụng đất và Nghị định số 104 về quỹ phát triển đất, trong đó có những quy định chi tiết về việc tính toán, thu, nộp, miễn giảm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.
Bên cạnh việc hướng dẫn các địa phương trong việc áp dụng bảng giá đất, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố triển khai ngay các trách nhiệm được giao theo quy định của Chính phủ. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, nếu được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, họ có quyền chuyển sang hình thức thuê đất nếu có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất được giao để sản xuất, kinh doanh.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu, đã kiến nghị UBND Tp.HCM xem xét chưa nên ban hành bảng giá đất mới từ ngày 1/8/2024. Ông cho rằng nên tập trung vào việc xây dựng bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024. HoREA chỉ ra rằng bảng giá đất dự thảo có thể tăng từ 10-20 lần so với giá đất quy định tại quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Tp.HCM.
Theo HoREA, việc ban hành bảng giá đất mới chưa thực sự cần thiết, đặc biệt khi UBND Tp.HCM đã điều chỉnh hệ số giá đất cho năm 2024, trong đó khu vực 1 có hệ số điều chỉnh tăng lên 3,5 lần so với 2,5 lần trước đó. Điều này dẫn đến giá đất đã được điều chỉnh tăng khoảng 1,4 lần ở khu vực 1-3 và khoảng 1,5 lần ở khu vực 4-5.
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thu thêm hơn 10.000 tỷ từ đấu giá nhiều khu đất "vàng"
Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố danh sách 9 khu đất đắc địa sẽ được đấu giá trong năm 2024, dự kiến thu về hơn 10.000 tỷ đồng. Các khu đất này đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý.
Cụ thể, trong số 9 khu đất, Tp. Vũng Tàu có 5 khu, bao gồm chợ Du lịch cũ, khu 13,8 ha tại Mũi Nghinh Phong, khu đất thu hồi từ Công ty TNHH Sáng kiến Y tế Quốc tế Vũng Tàu, khu 76,7 ha khu đô thị đường 3/2 và khu đất 1,4 ha (Tôm càng xanh). Hai khu đất chợ Du lịch cũ và khu Mũi Nghinh Phong nằm trong khu vực thương mại, dịch vụ và được quy hoạch phát triển du lịch.
Huyện Long Điền sẽ đấu giá 3 khu đất thương mại và dịch vụ, trong khi thị xã Phú Mỹ sẽ đấu giá khu đất 1,7 ha quy hoạch cho dự án Bệnh viện đa khoa 200 giường. Tổng diện tích quỹ đất công trên địa bàn tỉnh hiện là hơn 11.104 ha, với 41 khu đất dự kiến đấu giá trong năm 2024, tổng diện tích khoảng 110 ha.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết sẽ phê duyệt giá khởi điểm cho các khu đất và tổ chức đấu giá vào quý III và IV năm 2024. Các đơn vị quản lý địa phương sẽ phối hợp để hoàn thành công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng nhằm chuẩn bị đất sạch cho đấu giá.
Đề xuất hơn 4.800 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn
UBND Tp.HCM vừa có đề nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét phương án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, với tĩnh không thông thuyền là 80m x 15m và tổng mức đầu tư khoảng 4.840 tỷ đồng. Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ nối quận 7 với Tp. Thủ Đức (quận 2 cũ), nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của các phương tiện thủy nội địa chở khách và du lịch trên sông Sài Gòn.
Hiện tại, sông Sài Gòn có nhiều tàu nhà hàng với sức chở từ 120 đến 1.000 khách, chiều cao lên đến 12m. Các doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư vào tàu nhà hàng có sức chứa lớn hơn 1.000 hành khách và chiều cao trên 12m, do đó, việc xây dựng cầu với tĩnh không thông thuyền lớn hơn là cần thiết.
Cầu Thủ Thiêm 4 được tư vấn thiết kế với chiều dài toàn tuyến khoảng 2,16 km, trong đó phần cầu chính dài hơn 1,6 km, bao gồm 6 làn xe (4 làn ô tô và 2 làn hỗn hợp). Nếu tĩnh không thông thuyền của cầu chính được xác định là 80m x 10m, tổng mức đầu tư sơ bộ sẽ là khoảng 4.365 tỷ đồng. Tuy nhiên, phương án tĩnh không 80m x 15m, mặc dù có tổng mức đầu tư cao hơn 10% (tăng 475 tỷ đồng), sẽ giúp mở rộng khả năng hoạt động cho các tàu có sức chở lớn và chiều cao trên 10m, góp phần khai thác hiệu quả khu cảng Nhà Rồng, Khánh Hội.
UBND Tp.HCM nhận định rằng phương án tĩnh không thông thuyền 80m x 15m sẽ tạo thuận lợi cho các tàu nhà hàng và nâng cao mỹ quan đô thị khu vực. Tỉnh đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét ý kiến về phương án đầu tư này, nhằm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và sớm trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư cho dự án.
Kiên Giang lập tổ giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, xây dựng
Ngày 12/8, UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Tổ công tác của tỉnh Kiên Giang có 30 thành viên, do ông Diệp Văn Thế - Phó Giám Công an tỉnh Kiên Giang làm tổ trưởng; tổ phó gồm lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thanh tra tỉnh. Thành viên tổ công tác có thêm đại diện các sở ngành, địa phương trong tỉnh.
Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; rà soát các vụ việc khó khăn, phức tạp, kịp thời phát hiện các sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật dẫn tới phát sinh vụ việc tranh chấp, khiếu nại kéo dài và kiến nghị giải pháp khắc phục, xử lý từng vụ việc; kiên quyết xử lý nhanh chóng, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật...
Lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp thông tin, tài liệu từng vụ việc cần giải quyết, xử lý cho tổ công tác.
“Đối với những vụ việc phức tạp, vượt thẩm quyền chủ tịch UBND tỉnh, phải báo cáo bằng văn bản đến chủ tịch UBND tỉnh trước khi xin ý kiến các cơ quan trung ương”, quyết định nêu rõ.
Quảng Nam từ chối gia hạn tiến độ dự án của Công ty STO
Ngày 12/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Nông nghiệp Nông thôn và Dịch vụ thể thao du lịch STO (Công ty STO) từ chối đề nghị gia hạn tiến độ thực hiện dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trước đó, Công ty STO đã gửi công văn đề nghị gia hạn tiến độ và tiếp tục đầu tư xây dựng dự án này. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh cho biết dự án đang được Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện và đã có kết luận về các sai phạm nghiêm trọng.
Cụ thể, Thanh tra tỉnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến các sai phạm có dấu hiệu cố ý làm trái quy định pháp luật và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Trần Chiến Thắng - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty STO sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra làm rõ.
Văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: "Hiện nay, vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra. Do đó, việc đề nghị gia hạn tiến độ và tiếp tục thực hiện dự án là chưa có cơ sở để xem xét."
Dự án khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc được UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2009 với diện tích 12,64 ha. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, tiến độ thi công dự án diễn ra rất chậm, khiến hàng trăm khách hàng mua đất nền không thể nhận sổ đỏ như đã cam kết.
Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng, cấp điện, thoát nước và cây xanh đã hoàn thành, nhưng các block chung cư vẫn chưa được hoàn thiện. Trước tình hình này, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã quyết định thanh tra toàn diện dự án và phát hiện nhiều sai phạm của Công ty STO liên quan đến chuyển nhượng dự án và hợp đồng thi công, dẫn đến việc kiện tụng. Thanh tra tỉnh đã kiến nghị cơ quan điều tra vào cuộc để xử lý các vi phạm.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.