TP HCM tăng cường ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng; Yêu cầu đóng cửa khu công nghiệp Biên Hoà 1 trước tháng 12/2025; Hậu Giang chuyển mục đích sử dụng hơn 12ha đất thực hiện Dự án Khu đô thị mới; Phú Quốc tạm dừng giao dịch 9 khu đất sau thanh tra…là những tin tức Xây dựng - Bất động sản đáng chú ý
Nhiều chủ đầu tư chiếm giữ phí bảo trì chung cư tại TP Thủ Đức
Việc chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ quỹ bảo trì chung cư vẫn là chủ đề nóng, thậm chí là nguồn cơn của các cuộc tranh chấp tại các chung cư, dù đã có chế tài xử lý rõ ràng
Mới đây, các hộ dân đang sinh sống tại chung cư Centum Wealth (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao 2% quỹ bảo trì mà bặt vô âm tín.
Một cư dân tại đây thông tin, cuối năm 2018, Công ty Bách Phú Thịnh (chủ đầu tư) bắt đầu mở bán căn hộ và đến cuối năm 2020, người mua nhà lần lượt chuyển về sinh sống. Tháng 10/2022, Hội nghị chung cư lần đầu đã bầu ra Ban Quản trị, nhưng cuối tháng 5/2023, chủ đầu tư mới hoàn thiện hồ sơ gửi UBND phường Hiệp Phú để làm thủ tục công nhận.
Ngay sau khi có quyết định thành lập, Ban Quản trị chung cư đã nhiều lần yêu cầu Công ty Bách Phú Thịnh bàn giao giấy tờ pháp lý, bản vẽ thiết kế… và quỹ bảo trì chung cư (cả gốc lẫn lãi), nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Phản hồi các công văn của Ban Quản trị, chủ đầu tư này nhiều lần hứa hẹn, kéo dài thời gian bàn giao hồ sơ và quỹ bảo trì cho cư dân.
Trong khi đó, các hợp đồng vận hành, bảo trì hệ thống thang máy, nước thải, phòng cháy chữa cháy… tại chung cư đều đã hết hạn. Nhiều thiết bị bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng do không được bảo trì, bảo dưỡng trong thời gian dài, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hơn 500 hộ dân tại đây.
Tương tự, tại chung cư 4S Linh Đông (TP.Thủ Đức) do Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc (Công ty Thành Trường Lộc) làm chủ đầu tư, dù dự án đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ lâu, nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao đầy đủ quỹ bảo trì cho Ban Quản trị chung cư. Thậm chí, chủ đầu tư còn “quên” thực hiện trách nhiệm bảo hành của mình theo quy định.
Trường hợp khác là chung cư Topaz Home 2 - Block B. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thuận Kiều chưa bàn giao quỹ bảo trì, nên gần 2 năm qua, người dân ở đây liên tục gửi đơn cầu cứu lên cơ quan chức năng, nhưng sự việc chưa được giải quyết triệt để.
Tình trạng chủ đầu tư “om” quỹ bảo trì như trên không hiếm tại TP.HCM. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn quận 8 hiện có 14 chung cư chưa bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư theo quy định. Trong đó, 10 chung cư bàn giao chưa đầy đủ và 4 chung cư chậm bàn giao…
Yêu cầu đóng cửa khu công nghiệp Biên Hoà 1 trước tháng 12/2025
Mới đây, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký kế hoạch triển khai phương án di dời các nhà máy, xí nghiệp theo đề án chuyển đổi Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành Khu đô thị thương mại – dịch vụ và cải thiện môi trường
Theo đó, đến trước tháng 12/2025 phải hoàn thành việc di dời toàn bộ các doanh nghiệp, nhà máy trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Việc thực hiện triển khai chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 sẽ thực hiện trong hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 phải hoàn thành di dời các nhà máy, doanh nghiệp nằm trong diện tích Khu 1 với khoảng 75ha (giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, Xa lộ Hà Nội) đến hết tháng 12-2024; Giai đoạn này sẽ bồi thường giải phóng mặt bằng 10 công ty.
Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025 với các doanh nghiệp còn lại nằm trong KCN Biên Hòa 1 để thực hiện dự án.
Việc thực hiện đề án chuyển đổi công năng phải đúng lộ trình, trọng tâm là di dời các nhà máy, xí nghiệp, các hộ sinh sống trong ranh dự án, đảm bảo triển khai có hiệu quả, được sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và người lao động trong đề án.
Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu xây dựng các Sở, ban ngành liên quan thực hiện các phương án bồi thường di dời các nhà máy, doanh nghiệp nằm trong KCN Biên Hòa 1 di dời trước ngày 31/12/2025. Các sở ngành như: Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN, Sở Tài chính, UBND TP Biên Hòa… phải thường xuyên báo cáo kết quả định kỳ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Ngoài ra, các Sở ngành, đơn vị liên quan phải tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng Khu trung tâm Chính trị - hành chính của tỉnh, các tuyến đường trong nội bộ và lập đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận dự án để tạo vốn phát triển và kết nối giao thông hạ tầng.
KCN Biên Hòa 1 được hình thành từ năm 1963 với tên gọi Khu kỹ nghệ Biên Hòa. Sau năm 1975, Khu kỹ nghệ Biên Hòa đổi tên thành KCN Biên Hòa 1. Do ra đời đã lâu, có nhiều hạn chế, lại nằm sát sông Đồng Nai nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao.
Năm 2008, Đồng Nai đã có đề xuất lên Chính phủ thực hiện chuyển đổi công năng của KCN Biên Hòa 1 nhằm bảo vệ môi trường nước sông Đồng Nai. Sau một năm Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ. Cuối tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam.
Hậu Giang chuyển mục đích sử dụng hơn 12ha đấtthực hiện Dự án Khu đô thị mới
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký văn bản chấp thuận UBND tỉnh Hậu Giang chuyển mục đích sử dụng 12,50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất, bảo đảm thống nhất hồ sơ và thực địa, phù hợp với chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bóc tách sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tiếp thu và thực hiện đầy đủ ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi dự án đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định, sự đầy đủ, chính xác của các hồ sơ, tài liệu kèm theo và nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, bảo đảm theo đúng quy định; theo dõi và hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên đúng quy định của pháp luật.
Phú Quốc tạm dừng giao dịch 9 khu đất sau thanh tra
Mới đây, ông Huỳnh Quang Hưng – Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc (Kiên Giang) ký thông báo tạm ngưng thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất đối với 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trên địa bàn Phú Quốc. Tổng diện tích 9 thửa đất này lên tới gần 106.000m2 (gần 10,6ha).
Quyết định được đưa ra để không gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình kiểm tra việc giao đất, cấp các sổ đỏ cho công dân.
Việc tạm ngưng giao dịch với 9 thửa đất trên thực hiện theo kết luận thanh tra ban hành tháng 3/2023, của chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về thanh tra trách nhiệm quản lý, xử lý các vi phạm đất đai , đất rừng, trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Phú Quốc.
UBND TP. Phú Quốc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tạm ngưng thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất đối với 9 sổ đỏ, gồm điều chỉnh biến động, cấp đổi sổ...
UBND TP. Phú Quốc đề nghị Sở Tư pháp Kiên Giang thông báo đến các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh về quyết định trên.
Về thời hạn tạm dừng giao dịch các thửa đất và sổ đỏ trên, theo lãnh đạo UBND TP. Phú Quốc, cho tới khi cơ quan có thẩm quyền kết luận.
TP HCM tăng cường ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng
Sở Xây dựng TP HCM vừa có công văn gửi các đơn vị liên quan góp ý dự thảo kế hoạch tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.
Trước đó, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP HCM ban hành kế hoạch thay thế kế hoạch số 3333/2019. Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường đã chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát, hoàn chỉnh, tiếp tục trình Chủ tịch UBND TP HCM xem xét, đảm bảo đồng bộ, khả thi và hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức thực hiện.
Kế hoạch lần này sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, nhà ở và quán triệt, triển khai nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 23/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM (về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố), nhằm tiếp tục đảm bảo hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng, khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế…
Đồng thời, đảm bảo các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố phải được kiểm tra (trừ công trình thuộc bí mật nhà nước). Các vi phạm hành chính về trật tự xây dựng phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.
Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 23/2019, kế hoạch 3333/2019, đến tháng 6-2023, trên địa bàn thành phố có 2.699 công trình vi phạm (bình quân 1,8 vụ/ngày), giảm 6,7 vụ/ngày; tỉ lệ giảm 78,5% so với bình quân số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị 23 là 8,5 vụ/ngày.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, có 170 công trình vi phạm (bình quân 0,9 vụ/ngày), giảm 7,6 vụ/ngày; tỉ lệ giảm 89%.
Cả năm 2023, Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra gần 51.000 lượt, phát hiện 352 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 13 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 là 365 trường hợp).
Cụ thể, xây dựng sai phép 159 trường hợp, giảm 18 trường hợp so với cùng cùng năm 2022 là 177 trường hợp.
Xây dựng không phép là 72 trường hợp, giảm 28 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 là 100 trường hợp. Các vi phạm khác là 121 trường hợp, tăng 33 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 là 88 trường hợp (chủ yếu là công trình không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng).
Đà Nẵng tiếp tục cho phép 4 dự án nhà ở cho người nước ngoài sở hữu; Đề xuất TP HCM điều chỉnh phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư; Thạch Thất đấu giá 34 thửa đất, giá trúng cao nhất 59,3 triệu đồng/m2… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) - nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”, trong vài năm trở lại đây và rất khó...
SKV - UBND TP.HCM cho biết đã có 8/30 dự án bất động sản đã được giải quyết hoàn toàn, 22/30 dự án có vướng mắc đang được sở ngành, TP.Thủ Đức tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định. Điều này đã giúp tăng nguồn cung cho thị trường.
Hai dự án tại Đà Nẵng đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đang thế chấp; Thanh Oai (Hà Nội) đấu giá lô đất cao nhất 75,3 triệu đồng/m2; Hà Nam giao hơn 12,5 ha đất cho dự án Khu nhà ở tại thị xã Duy Tiên...
Trong khuôn khổ chương trình ký họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, vừa được Quốc hội thông qua chiều 23/11.
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.