Bản tin bất động sản 12/9 đáng chú ý với thông tin về giá đất để tính bồi thường đối với đất ở tại dự án đường Vành đai 3 (TP HCM) sẽ nằm trong khoảng từ hơn 18 triệu đồng đến hơn 40 triệu đồng/m2 và Dự án khu đô thị HTN Sơn Tây tại Hà Nội có giá từ 27 - 33 triệu đồng/m2...
Bồi thường đất ở dự án Vành đai 3: Từ 18 triệu đến hơn 40 triệu đồng/m2
Sáng 11/9, Thường trực HĐND TP HCM đã tổ chức chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BTHTTĐC) khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Trong đó, xuyên suốt chương trình là những thông tin xoay quanh việc BTHTTĐC cho dự án đường vành đai 3.
Vấn đề được các cử tri quan tâm nhất chính là chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt, làm sao để thông tin về dự án cũng như các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn được công khai, minh bạch. Người dân sau khi nhường đất để cho nhà nước phát triển kinh tế, xã hội sẽ được cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.
Liên quan đến chính sách BTHTTĐC đối với dự án xây dựng đường Vành đai 3, ông Võ Trung Trực, Phó Giám đốc Sở TN&MT đã có những thông tin giá đất, thời hạn bàn giao ranh mốc, thời gian thực hiện BTHTTĐC đối với các loại đất, thời gian bàn giao toàn bộ mặt bằng để thi công dự án.
Cụ thể, về giá đất để tính bồi thường đối với đất phi nông nghiệp trong đó có đất ở tại dự án đường Vành đai 3 sẽ nằm trong khoảng từ hơn 18 triệu đồng đến hơn 40 triệu đồng/m2.
Đối với đất nông nghiệp (chiếm tới 90% diện tích dự án Vành đai 3) thì có hai loại: đất trồng cây lâu năm có giá bồi thường từ 3,2 triệu/m2 - 8,5 triệu đồng/m2; đất nông nghiệp có giá bồi thường là 3,2 triệu đồng/m2 đến 6,5 triệu đồng/m2.
Theo ông Trực, giá để bồi thường nêu trên tùy vào từng từng địa phương và từng vị trí cụ thể. "Đây mới chỉ là giá tạm tính để TP Thủ Đức và các huyện lập phương án BTHTTĐC, lấy ý kiến người dân bị thu hồi đất. Hiện nay, các địa phương đang thuê đơn vị tư vấn để xác định giá bồi thường cụ thể trình TP xem xét", ông Trực nói.
Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, việc bồi thường dự án Vành đai 3 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1-12/2022. Tháng 4/2022 sẽ chi trả toàn bộ số tiền bồi thường đất nông nghiệp và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư vào tháng 5/2023 (khoảng 300ha).
Tháng 7/2023 các địa phương sẽ chi trả bồi thường đất ở cho người dân và bàn giao mặt bằng trước 30/12/2023 (khoảng hơn 400ha) để chủ đầu tư có thể triển khai xây lắp vào năm 2024.
Về vấn đề tái định cư, ông Trực cho biết, hiện nay TP Thủ Đức và huyện Bình Chánh đã đảm bảo quỹ nhà tái định cư cho dự án. Riêng Hóc Môn và Củ Chi đang phối hợp với các sở ngành để lên phương án bố trí tái định cư tại chỗ cho dân.
Phát biểu tại chương trình, ông Phan Văn Mãi nhìn nhận, thời gian qua, chính sách BTHTTĐC khi nhà nước thực hiện các dự án còn nhiều bất cập. Trong đó có cả vấn đề giá bồi thường chưa sát giá thị trường lẫn vấn đề tái định cư cho người dân chưa thực sự ổn thỏa.
"Chúng ta thực hiện BTHTTĐC dựa trên một khung pháp lý chung cộng thêm một số chính sách chúng ta có thể linh hoạt phù hợp với tình hình TP chứ không thể áp dụng một chính sách riêng. Đây là một bất cập mà bất cập này phải được giải quyết đồng bộ từ chủ trương, thể chế", ông Mãi nói.
Người đứng đầu TP cho biết, sắp tới TP sẽ tập trung góp ý sửa đổi Luật Đất đai, thể chế hóa những kiến nghị cho sát với thực tiễn TP. Cùng với đó, khi thực hiện Nghị quyết 18 sẽ gắn liền với việc tổng kết Nghị quyết 54 về cơ chế đặc thù cho TP để thu hẹp khoảng cách giữa giá thị trường và giá đền bù. Qua đó, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người có đất bị thu hồi.
Xem xét 11 dự án bị cấp vượt thẩm quyền ở huyện Kon Plông
Ngày 11/9, thông tin từ Sở KH&ĐT tỉnh Kon Tum cho biết, đã có văn bản số 1484 đề nghị UBND tỉnh xem xét, giao UBND huyện Kon Plông khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng, tình hình triển khai của 11 dự án cấp không đúng thẩm quyền.
Theo Sở KH&ĐT, Luật đầu tư năm 2005 và 2014 cùng các văn bản hướng dẫn liên quan không phân cấp cho UBND huyện Kon Plông chủ trương đầu tư cho các dự án. Bởi vậy, từ năm 2014-2016, việc UBND huyện Kon Plông ban hành quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp là không phù hợp.
Trước sai phạm trên, ngày 24/9/2021, UBND huyện Kon Plông đã thu hồi 11 quyết định chủ trương đầu tư cấp trái thẩm quyền.
Căn cứ quy định, Sở KH&ĐT tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh xem xét, giao UBND huyện Kon Plông khẩn trương rà soát, đánh giá cụ thể hiện trạng, tình hình triển khai của 11 dự án cấp không đúng thẩm quyền trên và các dự án khác (nếu có). Cùng với đó, đánh giá sự phù hợp của các dự án với Quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030, Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 298 ngày 5/2/2013. Đồng thời, làm việc với các nhà đầu tư liên quan để nắm bắt nội dung đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án. Trên cơ sở đó báo cáo, đề xuất hướng xử lý cụ thể đối với các dự án.
Được biết, 11 dự án bị thu hồi đều có tên “Dự án Đầu tư sản xuất rau- hoa- quả xứ lạnh và cây có giá trị cao kết hợp du lịch sinh thái”. Đơn cử, tháng 6/2014, UBND huyện Kon Plông có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho ông L.H.X. (quận 2, TP.HCM) Dự án Đầu tư sản xuất rau- hoa- quả xứ lạnh và cây có giá trị cao kết hợp du lịch sinh thái ở thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông). Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm.
Mục tiêu dự án hình thành vùng sản xuất các loại rau, hoa xứ lạnh theo quy mô trang trại, áp dụng tiêu chuẩn GAP, công nghệ cao, tăng hiệu quả đầu tư. Quy mô dự án có nhà ở, nhà kho, nhà ở công nhân, các công trình phụ, tạo đường đi bộ… với tổng diện tích hơn 4,9 ha. Theo hồ sơ, tổng vốn đầu tư cho dự án hơn 6,3 tỷ đồng (5,3 tỷ đồng vốn tự có, 1 tỷ đồng huy động bên ngoài).
Huyện Kon Plông có thị trấn Măng Đen nổi tiếng với khí hậu trong lành, mát lạnh, đặc biệt nhất Tây Nguyên. Bởi vậy đã thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, giá đất nơi đây tăng chóng mặt.
Tuy nhiên, sự quản lý yếu kém của chính quyền địa phương đã khiến thị trấn này đang bị "băm nát" bởi các dự án sai phạm, có dấu hiệu chiếm đất.
Mới đây, Huyện ủy Kon Plông đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Đặng Thanh Nam (Phó Bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông) vì liên quan đến sai phạm việc giao 5 lô biệt thự không qua đấu giá và Dự án khai thác quỹ đất khu biệt thự phía Bắc trung tâm huyện Kon Plông hơn 21 ha.
HoREA kiến nghị 10 phương án gỡ vướng cho các dự án bất động sản
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) ban hành văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội 10 kiến nghị về sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật để tháo gỡ 'vướng mắc' cho các dự án đô thị, nhà ở thương mại'.
Thứ nhất, HoREA đề nghị thực hiện phổ biến phương thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư:
Cụ thể, cần hoàn thiện Điều 65, Điều 66 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng thực hiện phổ biến phương thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư bảo đảm tính công khai, minh bạch giúp các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được tiếp cận nguồn lực đất đai công bằng, đồng thời phát huy cao nhất nguồn lực từ đất đai và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng.
Thứ hai, đề nghị tiếp tục thực hiện cơ chế “tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”. Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) không còn cho phép thực hiện cơ chế này nên không phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã định hướng.
Thứ ba, tiếp tục sửa đổi khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014, bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư "có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, nhà ở" thì được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Thứ tư, không bắt buộc mà chỉ nên khuyến khích giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thông qua sàn giao dịch bất động sản. Vì việc bắt buộc không phù hợp với hệ thống pháp luật, chỉ sinh ra "đặc quyền, đặc lợi" cho các "sàn giao dịch" và không công bằng, không đảm bảo "quyền tự chủ kinh doanh" của các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án bất động sản. Cần nhất là cấp chứng chỉ hành nghề, có mã số cá nhân môi giới, tránh tình trạng thổi giá, đẩy giá, giao dịch "ảo", tạo "khan hiếm giả tạo", gây ra các cơn "sốt ảo giá đất, giá nhà" trên thị trường.
Thứ năm, chấp thuận cho UBND TP Hồ Chí Minh áp dụng "phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất" để tính tiền sử dụng đất tất cả các dự án nhà ở thương mại, kể cả dự án sử dụng đất có giá trị trên 30 tỷ đồng.
Thứ sáu, đề nghị thực hiện cơ chế hoán đổi các diện tích "đất công" nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại theo phương thức chủ đầu tư giao lại cho nhà nước khoảng 25-30% diện tích đất ở của dự án để nhà nước sử dụng cho các mục đích an sinh xã hội, hoặc đấu giá đất nhằm bổ sung ngân sách địa phương, như TP Hồ Chí Minh đã thực hiện từ hơn 15 năm trước đây.
Cách làm này rất minh bạch, bổ sung thêm nguồn thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công là đất đai, rút ngắn thời gian làm thủ tục "định giá đất cụ thể". Qua đó, giúp cho cán bộ công chức không bị "rủi ro" pháp lý trong thi hành công vụ, vừa giúp nhà đầu tư tiên lượng được nghĩa vụ tài chính với nhà nước và sớm triển khai thực hiện được dự án.
Thứ bảy, đề nghị giữ nguyên 2 điều kiện thu hồi đất tại khoản 8 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai.
Thứ tám, đề nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương sớm xem xét “có kết luận dứt điểm” các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc “đất công” hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoặc do di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm đã bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay do phải thực hiện công tác rà soát pháp lý, trong đó TP Hồ Chí Minh có 64 dự án, theo hướng thực hiện chủ trương “thu hồi triệt để tài sản nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực” và các doanh nghiệp có liên quan phải nộp nghĩa vụ tài chính, kể cả nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, để cho dự án được tiếp tục triển khai thực hiện góp phần phát triển kinh tế và tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản.
Thứ chín, cho phép doanh nghiệp được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ mười, cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị được quyền đầu tư xây dựng, kinh doanh trên phần đất thương mại, dịch vụ của dự án nếu có nhu cầu để chủ đầu tư phục vụ cư dân dự án và người dân trong khu vực tốt hơn, như: Công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí… để bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự án khu đô thị HTN Sơn Tây tại Hà Nội có giá từ 27 - 33 triệu đồng/m2
HTN Sơn Tây có vị trí tọa lạc tại đường Chùa Thông, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Dự án nằm kế cận các tuyến đường lớn như Quốc lộ 21A, đường Thanh Vị và cách trung tâm thành phố Hà Nội 33 km.
HTN Sơn Tây có tổng diện tích 13,7 ha, trong đó diện tích dành cho đất ở chiếm 87.091 m2, đất giao thông 41.031 m2, đất cây xanh 6.394 m2, phần còn lại dành cho đất công cộng và các công trình kỹ thuật.
Dự án HTN Sơn Tây được thiết kế xây dựng với 755 sản phẩm thấp tầng với 90 lô biệt thự, 655 lô cho nhà chia liền kề. Trong đó:
Biệt thự: sở hữu 7 block, diện tích đa dạng từ 200 – 250 – 300 m2, được xây dựng với chiều cao 3 tầng, mật độ xây dựng chiếm 40%.
Liền kề: bao gồm 23 block, diện tích từ 60 – 80 – 100 m2, xây dựng với chiều cao 4 tầng, mật độ xây dựng 80%.
Dự án sở hữu hệ thống tiện ích nội khu đầy đủ như: trường mầm non quốc tế, chuỗi dịch vụ thương mại, công viên, quảng trường, đường dạo bộ ven sông, sân thể thao, khu vực vui chơi trẻ em, hồ bơi. Cùng các hệ thống an ninh, PCCC, khu vực để xe, trạm thu gom rác cho cư dân tại đây.
Ngoài ra, HNT Sơn Tây còn sở hữu các hệ thống tiện ích ngoại khu và hệ thống các khu du lịch lân cận như: Thành cổ Sơn Tây, sân golf Đồng Mô, làng cổ Đường Lâm, khu du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, và hệ thống trường học xung quanh THPT Tùng Thiện, Học viện Biên Phòng, TH Xuân Khanh…
Chủ đầu tư dự án HTN Sơn Tây Hà Nội là Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Á Châu (thuộc tập đoàn HNT), đơn vị phát triển của dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn THT (THT Group) là đơn vị phát triển của dự án. Dự án được đưa vào triển khai thực hiện bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp THT và phân phối bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản THT Mangala.
Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Á Châu được thành lập ngày 27/04/2006, đặt trụ sở tại lô đất số 01, phường Trung Sơn Trầm, thị Xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Theo tìn hiểu, dự án có tên pháp lý là dự án Tiểu khu nhà ở Đồi Dền, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây. Dự án này được tỉnh Hà Tây (cũ) giao đất để xây dựng khu nhà ở thấp tầng trên diện tích 137.222 m2.
Đến ngày 14/3/2008, UBND thành phố Sơn Tây (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) ra văn bản quyết định số 182, giao cho Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Á Châu làm chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tiểu khu nhà ở Đồi Dền, phường Trung Sơn Trầm.
Tháng 7/2008, thành phố Sơn Tây tiếp tục có quyết định cho phép Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Á Châu đầu tư dự án khu nhà ở Đồi Dền. Theo văn bản thời gian thực hiện dự án là 3 năm, kể từ ngày nhận quyết định đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư là 551.984.986.000 đồng (chưa bao gồm tiền sử dụng đất) và được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tháng 2/2008.
Ngày 11/3/2009, UBND thành phố Hà Nội có quyết định 1199 thu hồi 13,7 ha đất để giao cho Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Á Châu thực hiện dự án nhà ở Đồi Dền. Sau đó dự án vẫn chưa được thực hiện.
Sau khoảng thời gian dài, ngày 27/12/2021, HNT Group đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng hợp tác, chiến lược để thực hiện dự án với tên gọi HNT Sơn Tây.
Ngày 24/07/2022, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Á Châu và các đơn vị phát triển của dự án tổ chức lễ động thổ dự án HNT Sơn Tây.
Các sản phẩm tại dự án HNT Sơn Tây có giá tham khảo ban đầu trên thị trường từ 27 - 33 triệu đồng/m2 (bao gồm chi phí xây dựng).
Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, tuyến đường Vành đai 5 có chiều dài khoảng 331km (không bao gồm 41km đi trùng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 3); đi qua 36 quận, huyện, thành phố.
Triển khai xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô; Bộ Xây dựng công bố thêm 11 dự án nhà ở được hỗ trợ lãi suất; CĐT Tecco Diamond bị phạt 90 triệu đồng vì bàn giao nhà chưa đủ điều kiện… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong tuần qua.
Chính phủ yêu cầu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội phải đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/8/2022, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM, trong đó việc tổ chức thi công bắt đầu từ 30/6/2023, hoàn thành 30/6/2026.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.