Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, tuyến đường Vành đai 5 có chiều dài khoảng 331km (không bao gồm 41km đi trùng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 3); đi qua 36 quận, huyện, thành phố.
Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, tuyến đường Vành đai 5 có chiều dài khoảng 331km (không bao gồm 41km đi trùng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 3); đi qua 36 quận, huyện, thành phố.
Hà Nội sẽ xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thủ đô tổng thể, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả.
Để phát triển hệ thống giao thông đường bộ, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng các tuyến quốc lộ, cao tốc, vành đai (đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3, 3,5; 4; 5), hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống tạo điểm nhấn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông.
Trong đó, thành phố phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistics hiện đại.
Mới đây, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được Quốc hội thông qua với quy mô khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần, kết nối Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng.
Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341 ha, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 85.813 tỉ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 41.860 tỉ đồng; nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.506 tỉ đồng.
Về tiến độ thực hiện, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022. Dự kiến lập, thẩm định, thẩm tra phê duyệt dự án thành phần trước 31/1/2023, khởi công trước 30/6/2023, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Ngoài tuyến đường Vành đai 4, Hà Nội hiện có các tuyến vành đai nằm trong khu vực đô thị và đặt tên theo số 1; 2; 2,5; 3 và 3,5. 7 tuyến đường vành đai được thành phố quy hoạch có tổng chiều dài 285km, mới hoàn thành hơn 132km. Trong đó, có 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5). Song tất cả dự án này vẫn đang dở dang.
Đáng chú ý, trong đó Hà Nội cho biết sẽ chuẩn bị đầu tư, xây dựng vành đai 5 trước năm 2030. Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, Vành đai 5 có chiều dài khoảng 331km (không bao gồm 41km đi trùng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 3); đi qua 36 quận, huyện, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Quy mô đường từ 4 – 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22 – 33m và có đường gom 2 bên. Nhu cầu vốn đầu tư Vành đai 5 – Vùng Thủ đô khoảng 85.560 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013).
Trong đó, đoạn qua Hà Nội (dài 48km), Hòa Bình (hơn 35km), Hà Nam (hơn 35km), Thái Bình (hơn 28km), Hải Dương (gần 53km), Bắc Giang (hơn 51km), Thái Nguyên (gần 29km) và Vĩnh Phúc (hơn 51km).
Tuyến đường Vành đai chạy qua những tỉnh nào?
Đoạn qua địa phận Hà Nội dài 48 km: Tại cầu Vĩnh Thịnh, hướng trùng với đường Hồ Chí Minh (đoạn này dài 21,5 km) giao với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tại xã Yên Bình (thuộc huyện Thạch Thất), tuyến đi về phía Nam sang tỉnh Hòa Bình, đến khu vực Chợ Bến rẽ theo hướng Đông vượt sông Đáy qua tới tỉnh Hà Nam.
Đoạn qua tỉnh Hải Dương dài 52,7 km: Tại điểm vượt sông Luộc, đi trùng đường trục Bắc - Nam đến đường ĐT.392 và đi song song với QL38B, sau đó giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đi theo tuyến tránh TP Hải Phòng trùng với Vành đai 2 Hà Nội giao với QL5 tại phía Tây cầu Lai Vu. Tiếp tục đi song song QL37 về hướng Đông và đi vào đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến nút giao QL37, đi theo hướng song song về phía Tây để qua tỉnh Bắc Giang.
Đoạn qua tỉnh Hà Nam dài 35,3 km: Tại điểm vượt sông Đáy đi song song QL21B, nhập vào QL21B đoạn chợ Dầu - Ba Đa giao với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, sau đó đi theo hướng Đông nhập vào nút giao giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cầu Giẽ - Ninh Bình, vượt qua sông Hông để vào địa bàn Thái Bình.
Đoạn qua tỉnh Hoà Bình dài 35,4km: Tuyến này trùng hoàn toàn với đường HCM trong quy hoạch, song song với QL21 giao với QL6 tại phía Đông của KCN Lương Sơn - Chợ Bến, đi tiếp về phía Đông để qua địa bàn thành phố Hà Nội.
Đoạn qua tỉnh Thái Bình dài 28,9 km: Theo hướng Tây giao với quốc lộ 37 tại xã Hương Sơn (huyện Phú Bình), vượt sông Cầu và đi trùng với đại lộ Đông Tây (Khu tổ hợp Yên Bình), giao với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Sau đó tuyến đi trùng đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (đoạn này 12 km), tiếp tục trùng Quốc Lộ 3 cũ (khoảng 2,5 km), đến điểm giao trạm cân Quá Tải. Từ đây, đi theo hướng Tây Nam qua thị xã Sông Công và đến đèo Nhởn, vượt dãy Tam Đảo tại đèo Nhe sang tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 52,7km: Đi song song với QL37 đoạn Sao Đỏ về phía Tây, đi qua sông Lục Nam ở hạ lưu cầu Lục Nam, đi tránh Bắc Giang về phía Đông giao QL1 (đoạn cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) tại xã Tân Dĩnh (Lạng Giang), đi song song QL37 (đoạn Đình Trám - Phú Bình) về phía Đông, rẽ theo hướng Tây qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 28,9km: Theo hướng Tây giao với QL37 tại xã Hương Sơn (Phú Bình), tiếp tục vượt sông Cầu, đi trùng vào đại lộ Đông Tây - Khu tổ hợp Yên Bình, giao nhau trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên tại nút Yên Bình, đi trùng vào cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (12km) và QL3 cũ (2,5km) ở nút giao trạm cân Quá Tải. Theo hướng Tây Nam đến đèo Nhởn thông qua thị xã Sông Công, tại đèo Nhe vượt dãy Tam Đảo đến vào địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 51,5 km: Bắt đầu từ đèo Nhe hướng về đường tỉnh ĐT.301 và ĐT.310B đến nút giao Bình Xuyên thì đi trùng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn này dài 14,5 km) đến nút giao với quốc lộ 2C, sau đó tuyến tiếp tục trùng đường Hợp Thịnh - Đạo Tú đến quốc lộ 2 và quốc lộ 2C, qua cầu Vĩnh Thịnh và tới TP Hà Nội.
Tuyến đường Vành đai 5 sau khi hoàn thành sẽ tạo ra một vòng tròn lưu thông khép kín giữa 8 tỉnh phía Bắc. Liên kết những khu đô thị xung quanh hướng tâm về Thủ đô, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở những vùng sâu vùng xa về trung tâm thành phố. Hay giúp cho quá trình di chuyển của người dân từ dự án này cũng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Đồng thời, Vành đai 5 trong tương lai cũng sẽ là tuyến đường trọng điểm của phía Bắc, nâng tầm cảnh quan của thành phố hay những đô thị mà nó đi qua. Nhiều chuyên gia cũng dự báo rằng, tuyến đường này sẽ là bàn đạp cho sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực của 8 tỉnh thành nó đi qua nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.
Xem thêm: Triển khai xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, khai thác từ năm 2027
Nam Phong