Bất động sản Biz

Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 4: “Sống trong sợ hãi" tại các khu tái định cư

Thứ sáu, 17/11/2023 | 08:15 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP Hà Nội toàn thành phố hiện có gần 200 toà chung cư tái định cư, với khoảng 18 ngàn căn hộ do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bàn giao, đưa vào sử dụng. Trong số này có đến 103 toà nhà không có nhà sinh hoạt cộng đồng; 54 toà không có diện tích kinh doanh dịch vụ.

Đặc biệt, có rất nhiều toà nhà và các căn hộ bị hỏng hóc, xuống cấp nghiêm trọng chỉ sau một thời gian sử dụng. Cư dân tại các toà nhà đang phải sống trong tình cảnh khóc dở mếu dở…

Bài 4: “Sống trong sợ hãi
Tòa nhà B12 có 2 thang máy thì một đã bị hỏng hoàn toàn (bên trái), cái còn lại thường xuyên hư hỏng.
 

Khổ như ở nhà tái định cư

Chúng tôi có mặt tại tòa nhà B12 tại Khu TĐC Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) vào buổi trưa một ngày cuối tháng 11/2023. Hôm trước trời vẫn còn nắng gắt, song chỉ sau một trận mưa vào buổi chiều tối thì hôm sau cái gió mùa kèm mưa lạnh khiến cho người ta phải co ro.

Tại khu vực thang máy, một số người dân vừa đi chợ về tay xách làn chen chân với người đưa cháu chơi dưới sân lên nhà ăn cơm.

Bà Phạm Thị X. (sống tại tầng 10 toà nhà) năm nay đã gần 70 tuổi không chen nổi với nhóm người khoẻ mạnh nên bị “tụt lại" phía sau. Bà cho biết tại đây có hai thang máy, song một chiếc đã hỏng mấy năm nay rồi, hiện chỉ còn một chiếc duy nhất còn chạy được. Chân đau không thể đi thang bộ, bà X. không ít lần “hú vía" khi thang máy hỏng hóc đột ngột.

“Có lần tôi bị tụt từ tầng 12 xuống 4 tầng, thang máy rung lắc rồi lại tụt tiếp. Có hôm lại bị nhốt 15 phút mới được bảo vệ phát hiện và gọi người đến cứu. Cháu tôi gần 10 tuổi mà vẫn không dám đi thang máy một mình. Nhiều khi cháu khóc nức nở vì sợ “ông ngáo ộp thang máy” - bà X. kể lại

Theo cư dân tòa nhà, khoảng 4-5 năm đầu khi mới về đây sinh sống, cơ sở vật chất tại toà nhà vẫn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên theo thời gian đã xuống cấp trầm trọng, và chưa một lần nào được chủ đầu tư tu sửa.

Còn theo ông H., một hộ dân tại đây thì các thiết bị cần thiết để sử dụng cho sự cố cháy nổ, mất điện của toà nhà như máy bơm, máy phát điện dự phòng... đều hỏng từ lâu. “Tôi luôn nơm nớp lo sợ cháy nổ vì mùa hè thời tiết khắc nghiệt, nguy cơ cháy nổ cũng tăng cao” - ông H. cho biết.

“Tiền dịch vụ vẫn được thu đều đặn hằng tháng nhưng chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất của tòa nhà đều thiếu! Từ nhân lực như lao công, bảo vệ... đến thang máy, hệ thống PCCC, hệ thống thoát nước đều không đảm bảo”.

Bài 4: “Sống trong sợ hãi
Tầng để xe cho cư dân tại khu TĐC Đền Lừ đã xuống cấp nghiêm trọng.
 

Tại khu TĐC Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hàng trăm hộ dân sống tại đây đều là các gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy. Sau khoảng hơn chục năm định cư, các hạng mục trong và ngoài tòa nhà đều bị xuống cấp nghiêm trọng.

Khu vực hầm gửi xe, tường bị bong tróc lở loét, mốc meo, trần cũng thủng. Bất cứ lúc nào những mảng tường có thể sẽ rơi xuống

Ông Nguyễn Sỹ Dân, một cư dân tại đây phản ánh. Nhiều năm trở lại đây toà nhà bị xuống cấp nghiêm trọng. Thang máy liên tục hỏng, sàn nhà nền sảnh chung cư đều lâm tình cảnh xập xệ xuống cấp cư dân phải tự góp tiền để sửa lại.

Các toà nhà tại khu TĐC phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng không khá hơn là bao.

Ông Vũ Khắc Tảng cho biết khi gia đình vừa nhận nhà một thời gian thì bắt đầu bị xuống cấp. Các bức tường thuộc căn hộ tầng 6 nhà ông đều bị ẩm mốc, bong tróc do nước ở đâu đó thấm xuống trần, tường. Cực chẳng đã ông phải mua xi măng về trát lại cho mảng tường bị hỏng nặng nhất. Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn là lớp xi măng bị mủn, vữa ra do không chịu nổi nước ngấm.

Ghi nhận của PV tại một số khu tái định cư như Nam Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Đồng Tàu, Đền Lừ, Long Biên, Việt Hưng, Láng Thượng, Chùa Láng, khu tái định cư TP giao lưu (thuộc các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm)... đều xuất hiện tình trạng sụt lún, hệ thống PCCC gần như tê liệt, chất thải xả thẳng ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nghiêm trọng, hàng quán bán đồ ăn lấn chiếm toàn bộ khu vực tầng 1…

Bài 4: “Sống trong sợ hãi
Cảnh nhếch nhác trong một khu TĐC.
 

Ai sẽ về nhà tái định cư?

Theo một kiến trúc sư thuộc công ty Ashui các chung cư tái định cư của Hà Nội rất khó chấp nhận về chất lượng công trình xây dựng và quản lý đô thị. Bởi lẽ các từ tòa nhà tái định cư mới được đưa vào sử dụng khoảng từ 5 - 8 năm nhưng đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Các hạng mục như hệ thống cấp, thoát nước, trần nhà, tường thấm dột, khu vệ sinh ứ tắc, gạch lát bong tróc... đều xuống cấp, dân kiến nghị sửa chữa nhưng không được cơ quan, ban ngành nào quan tâm xử lý. Nhiều khu tái định cư người dân phải chịu đựng đằng đẵng cả chục năm trời, và chưa biết đến bao giờ mới được “đèn giời soi xét".

Cũng theo báo cáo từ Sở Xây dựng Hà Nội, trong giai đoạn 2021 - 2030, trên địa bàn TP sẽ xây dựng nhiều công trình trọng điểm, nên nhu cầu về nhà ở tái định cư lên đến 16.000 căn hộ. Hiện tại, quỹ nhà ở tái định cư còn bỏ trống khoảng trên 400 căn; Quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên thuộc các dự án: Khu nhà ở xã hội CT19A Việt Hưng (quận Long Biên), Khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình II (quận Nam Từ Liêm), Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) còn khoảng 7.400 căn bỏ trống.

Sở Xây dựng đã có văn bản đôn đốc chủ đầu tư sớm hoàn thành dự án, bảo đảm chất lượng công trình, để sớm đưa vào sử dụng và tập trung tuyên truyền, động viên, vận động người dân đồng thuận với chủ trương của TP trong việc tái định cư, giao đất để TP triển khai đầu tư các công trình công cộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định pháp lý. Đơn cử như đề xuất chuyển các khu nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội hay việc quản lý, sử dụng diện tích dịch vụ ở các tòa nhà tái định cư để bán, đấu giá cho người dân hay kinh phí bảo trì... nhưng đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể hay cho phép thực hiện, mặc dù Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng dự thảo lấy ý kiến từ các địa phương, song vẫn đang trong quá trình xây dựng. Chúng tôi đã có văn bản đề xuất, tham mưu, tuy vậy vẫn phải chờ có văn bản quy định cụ thể” - Giám đốc Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở (Sở Xây dựng Hà Nội) Phạm Hữu Tiến cho hay.

Bài 4: “Sống trong sợ hãi
Hễ mưa là lụt tại một khu nhà TĐC.
 

Có thể thấy hàng ngàn, hàng vạn hộ dân hiện đang sinh sống tại các khu tái định cư một khi chấp nhận di rời, trả mặt bằng cho các dự án kinh tế - xã hội của thành phố là họ đã phải chịu chấp nhận nhiều thiệt thòi.

Đơn cử có những hộ nhà đang ở mặt đường, có thể kinh doanh hoặc cho thuê. “Bỗng dưng" bị liệt vào diện tái định cư, họ bị mất đi một khoản khu nhập không nhỏ. Đã thế, điều kiện môi trường sống ở nơi mới chưa chắc đã tốt hơn, rồi giao thông không thuận tiện, dịch vụ cũng chưa chắc đã bằng.

Dù phải nhận thiệt thòi, song nhiều người dân vẫn chấp hành chủ trương lớn của Nhà nước, vì lợi ích chung. Vậy mà vừa mới “an cư" được một thời gian thì nhiều hộ đã lại phải sửa sang, chắp nối. Những hộ có điều kiện thì đành bán rẻ để mua một căn nhà có chất lượng tốt hơn. Những người ở lại thì đành cam chịu, dặn nhau rằng “chỉ nên dại một lần".

Chủ trương về tái định cư là hoàn toàn đúng, song việc thực hiện lại có nhiều vấn đề. Bên cạnh chất lượng nhà kém, một nguyên nhân cơ bản khiến người dân không mặn mà với nhà tái định cư là do không đáp ứng được nguyện vọng của họ. Vì vậy, cần phải có cách thức phù hợp trong quá trình quản lý, vận hành; đồng thời việc nghiên cứu xây dựng mới cần phải bám sát với thực tế của người dân đó là gắn với việc mưu sinh, phát triển kinh tế hộ gia đình.

GS. TSKH Đặng Hùng Võ

Minh Tiến

Theo petrotimes.vn Copy
Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Phú Quốc dự kiến đầu tư 7.000 tỷ đồng làm đường ven biển

Phú Quốc dự kiến đầu tư 7.000 tỷ đồng làm đường ven biển

Dự án đường ven biển Phú Quốc có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, quy mô mặt đường bình quân từ 9m-30m, tổng chiều dài 26,6km.
Nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân lên sân bay quốc tế đón 5 triệu khách/năm

Nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân lên sân bay quốc tế đón 5 triệu khách/năm

Quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều định hướng chức năng của Cảng hàng không Thọ Xuân trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc...
Chuyên gia: Nên quy hoạch các vị trí gần trung tâm để xây nhà ở xã hội cho thuê

Chuyên gia: Nên quy hoạch các vị trí gần trung tâm để xây nhà ở xã hội cho thuê

Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.
Hà Nội: Nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

Hà Nội: Nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển

UBND Thành phố Hà Nội sẽ xem xét phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường 70, đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp.Dự chi 2.800 tỷ đồng để thực hiện dự án trên.
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sẽ có 2 trạm dừng nghỉ đẹp nhất miền Bắc

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sẽ có 2 trạm dừng nghỉ đẹp nhất miền Bắc

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định số 545 QĐ-UBND về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm để thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km 20 062.80 thuộc dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tại xã Thống Nhất, TP Hạ Long.
Nút giao 3 tầng ở TP Thủ Đức sẽ hoàn thành trước năm 2025

Nút giao 3 tầng ở TP Thủ Đức sẽ hoàn thành trước năm 2025

Được xem như nút giao lớn nhất ở TP HCM sau khi hoàn thành, nút giao An Phú giúp giảm ùn tắc cho khu vực này vì hiện lượng xe qua đây rất đông; đồng thời nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành khi sân bay Long Thành đi vào vận hành.
Thông xe toàn tuyến đèo Prenn từ 8 giờ sáng ngày 31/1/2024

Thông xe toàn tuyến đèo Prenn từ 8 giờ sáng ngày 31/1/2024

Theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, thống nhất với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, cho phép tất cả các phương tiện giao thông (trừ ô tô tải) lưu thông hai chiều theo tuyến đường đèo Prenn bắt đầu từ 8h sáng 31 1, tốc độ lưu thông tối đa không quá 60km h.
Bất động sản Biz