Bất động sản Biz

Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 2: Khu đô thị kiểu mẫu bị "phá nát" bởi các nhà cao tầng

Thứ ba, 14/11/2023 | 07:12 Theo dõi BĐS Biz trên

Linh Đàm là một trong hai khu đô thị được Bộ Xây dựng công nhận là Khu đô thị kiểu mẫu vào năm 2009. Tuy nhiên, đến nay, khu đô thị kiểu mẫu đã bị phá nát bởi các tòa nhà cao tầng được xây thêm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Không những vậy, hạ tầng xã hội cũng bị thiếu trầm trọng, tạo gánh nặng cho ngành giáo dục.

>>> Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 1: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

 

Khu đô thị kiểu mẫu bị "biến dạng"

Khu đô thị Linh đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) được khởi công xây dựng năm 1997 với quy mô trên 200ha, bao gồm 02 khu dân cư: Khu nhà ở Bắc Linh Đàm và khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở bán đảo Linh Đàm. Khu đô thị Linh đàm là một trong những khu đô thị mới đầu tiên ở Hà Nội.

Sự xuất hiện của khu đô thị Linh Đàm cũng tạo động lực cho sự ra đời của kinh tế bất động sản với sự xuất hiện của hàng loạt khu đô thị.

Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên khiến khu đô thị Linh Đàm tăng dân số gấp gần 3 lần so quy hoạch ban đầu
Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên khiến khu đô thị Linh Đàm tăng dân số gấp gần 3 lần so quy hoạch ban đầu.
 

Theo quy hoạch, khu đô thị Linh Đàm với sẽ là một khu đô thị xanh với hơn 200 ha, trong đó có 74 ha diện tích mặt nước, 31,5ha là các công viên, vườn hoa cây xanh. Đây được xem là khu đô thị kết hợp hài hòa với 60% diện tích khu là sân chơi, sinh hoạt cộng đồng, vườn hoa, nhà ở chỉ chiếm 23%. Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng đồng bộ được quy hoạch đồng bộ.

Do đó, năm 2009, khu đô thị mới Linh Đàm đã được Bộ Xây dựng công nhận là Khu đô thị kiểu mẫu (cùng với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại TP Hồ Chí Minh) để từ đó phát triển rộng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của Hà Nội, quy hoạch ban đầu của Khu đô thị Linh Đàm đã bị phá vỡ. Khu đất ở trung tâm bán đảo dự kiến xây dựng văn phòng đã bị chuyển đổi thành đất ở, trong đó tòa nhà VP3 và VP5 với hệ số chiếm đất lên tới trên 90% và chiều cao 33 tầng (vượt 8 tầng so với quy hoạch) đã phá vỡ cấu trúc không gian khu vực này.

Khu đất VP6 được quy hoạch là khu nhà ở thấp tầng nằm phía bắc bán đảo Linh Đàm, cạnh đường vành đai 3. Tuy nhiên, thực tế khu đất biến thành tòa nhà cao tới 35 tầng. Khu dịch vụ tổng hợp kết nối giữa khu Bắc Linh Đàm, bán đảo Linh Đàm, khu Tây Nam Linh Đàm… cũng đã trở thành các tòa chung cư cao tầng.

Bài 2: Khu đô thị kiểu mẫu bị
Với việc quy mô dân số tăng cao nhưng bãi đỗ xe lại thiếu, không đáp ứng được nhu cầu nên nhiều chủ phương tiện phải "lấy lòng đường làm bãi đỗ xe".
 

Theo quy hoạch, tổ hợp HH được xây dựng 12 tòa nhà nhỏ trên khu đất phía Tây Nam bán đảo Linh Đàm để làm khu văn phòng, khách sạn và nhà ở cao cấp. Chiều cao các tòa nhà khoảng 25 - 35 tầng. Mật độ xây dựng tại đây chỉ khoảng 20 - 30%.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khu đất HH bị phá vỡ quy hoạch ban đầu và biến thành tổ hợp chung cư HH Linh Đàm với khoảng 8.000 căn hộ. Mỗi tổ hợp lại gồm 3 đơn nguyên nhà A, B, C. Tổng cộng khu HH có tới 12 tòa nhà chung cư cao tầng, mật độ xây dựng trên 50%.

Theo quy hoạch, khu đô thị Linh Đàm sẽ có quy mô dân số 25.000 người. Tuy nhiên, với hàng loạt khu đất được chuyển đổi mục đích sử dụng, hoạng loạt nhà cao tầng xuất hiện đã làm sức chứa của khu đô thị lên tới trên 70.000 người, gần bằng quy mô dân số của đô thị loại III. Với việc người sinh sống nhiều hơn gấp gần 3 lần quy hoạch cộng với việc mật độ xây dựng cao nên diện tích cây xanh giảm xuống chỉ còn hơn 4m2/người, thấp hơn nhiều so với tiêu chí của đô thị kiểu mẫu mà Bộ Xây dựng ban hành.

Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên khiến khu đô thị Linh Đàm tăng dân số gấp gần 3 lần so quy hoạch ban đầu
Vỉa hè trong khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm bị hư hỏng, xe cộ đã tràn lan gây ảnh hưởng mỹ quan và sự an toàn của người đi bộ.
 

Mặt khác, khu dịch vụ tổng hợp kết nối giữa khu Bắc Linh Đàm, bán đảo Linh Đàm, khu Tây Nam Linh Đàm đã trở thành các khu nhà ở. Việc thiếu trung tâm dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn đã hạn chế việc cung cấp các dịch vụ thương mại chất lượng cao tại khu đô thị. Điều này đồng nghĩa với việc cư dân trong khu đô thị bị phụ thuộc vào các dịch vụ bên ngoài. Nói cách khác, với quy mô, lợi thế về quy hoạch và đặc điểm tài nguyên, Linh Đàm có thể trở thành cực hút kinh tế phía Nam thành phố. Nhưng trên thực tế, khu đô thị Linh Đàm đã không đáp ứng được điều này mà với quy mô dân số tăng cao đã lại mang thêm gánh nặng cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vốn còn rất thiếu của Hà Nội.

Thiếu lớp học nhưng trường vẫn chưa được xây dựng dù có đất

Theo quy hoạch, khu đô thị Tây Nam Linh Đàm thuộc Khu đô thị Linh Đàm có 6 ô đất xây dựng trường học nhưng đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học được đưa vào sử dụng. Năm lô đất còn lại quy hoạch xây dựng trường học chưa triển khai hoặc có triển khai nhưng mới chỉ là tập kết vật liệu, trong đó 2 ô đất (NT1 và TH1) đã chuyển cho nhà đầu tư thứ phát; 2 ô đất (NT2, TH2) đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch; 1 ô đất (TH4) chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Khu NT1 trong khu đô thị Linh Đàm được quy hoạch để xây dựng trường học, nhưng đến nay vẫn quây tôn và mới rục rịch tập kết vật liệu xây dựng.
Khu NT1 trong khu đô thị Linh Đàm được quy hoạch để xây dựng trường học, nhưng đến nay vẫn quây tôn và mới rục rịch tập kết vật liệu xây dựng.
 

Khu CC6 trong Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm gồm có 3 dự án. Bao gồm, dự án xây dựng trường tiểu học, dự án xây dựng trường THCS và dự án xây dựng bãi đỗ xe thông minh. Tuy nhiên, hiện nay khu CC6 vẫn chỉ dùng làm bãi đỗ xe ô tô.

Trong khi trường học không chỉ ở khu đô thị Linh Đàm nói riêng mà cả phường Hoàng Liệt nói chung đang thiếu trầm trọng. Hiện nay, trên địa bàn phường Hoàng Liệt có hơn 90 tòa nhà chung cư, cao tầng với dân số trên 90.000 người. Tuy nhiên, trên địa bàn phường hiện chỉ có 3 trường tiểu học, 2 trường THCS, là phường có cơ sở giáo dục công lập nhiều nhất Thủ đô nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Đỉnh điểm, năm học 2022-2023, trẻ em muốn học trường Trường mầm non Hoàng Liệt (trường công lập) thì cha mẹ học sinh phải bốc thăm. Do ngoài việc tuyển đủ 226 hồ sơ của trẻ 5 tuổi để đảm bảo 100% trẻ mầm non 5 tuổi được đi học, nhà trường chỉ có thể tuyển thêm 333/713 hồ sơ đăng ký của nhóm trẻ 3 - 4 tuổi. Như vậy, có 380 cháu không được vào trường công lập.

Việc các cháu học sinh không được học trường công lập sẽ phải đi học ở các trường tư thục và chi phí cũng sẽ tăng lên. Như vậy cũng trở thành gánh nặng đối với các gia đình có điều kiện kinh tế ở mức tầm trung.

Bên cạnh đó, các trường công lập trên địa bàn phường Hoàng Liệt nhiều năm nay do số lượng học sinh quá lớn nên các em học sinh phải học luân phiên. Những ngày các em nghỉ ở nhà bố mẹ lại phải bố trí công việc, bố trí người chăm sóc, điều này cũng gây ra không ít phiền hà cho các bậc phụ huynh.

Chợ cóc chợ tạm xuất hiện trong khu đô thị kiểu mẫu khiến cảnh tượng trông rất nhếch nhác
Chợ cóc chợ tạm xuất hiện trong khu đô thị kiểu mẫu khiến cảnh tượng trông rất nhếch nhác.
 

Với việc từ quy hoạch khu đô thị với sức chứa khoảng 25.000 người, đến nay, dân số tại khu đô thị Linh Đàm đã tăng gấp 3 lần chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc quá tải trường học. Tuy nhiên, khu đô thị Linh Đàm đã được khởi công xây dựng đến nay đã 16 năm, hàng chục toàn nhà cao tầng đã được dựng lên nhưng mới có 1/6 trường học trong quy hoạch được xây dựng. Điều này đặt một dấu hỏi rất lớn trong việc quản lý quy hoạch? Trách nhiệm chủ đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch?

Quang Phú

Theo petrotimes.vn Copy
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán 2025

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán 2025

Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
[Chùm ảnh] Dự án Metro số 2 sau 7 tháng di dời hạ tầng kỹ thuật

[Chùm ảnh] Dự án Metro số 2 sau 7 tháng di dời hạ tầng kỹ thuật

Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
[Chùm ảnh] Tiến độ các dự án trên đường Tân Kỳ Tân Quý

[Chùm ảnh] Tiến độ các dự án trên đường Tân Kỳ Tân Quý

Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Vingroup đề xuất đầu tư xây cầu Tứ Liên

Vingroup đề xuất đầu tư xây cầu Tứ Liên

Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
Từ ngày 1/11 Quảng Ninh thêm thành phố mới

Từ ngày 1/11 Quảng Ninh thêm thành phố mới

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Đông Triều và sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
TP HCM thông qua quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

TP HCM thông qua quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ 'về đích'?

6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ "về đích"?

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Bất động sản Biz