Bất động sản Biz

Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 1: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Thứ hai, 13/11/2023 | 11:55 Theo dõi BĐS Biz trên

Với mục tiêu phản biện chính sách, mong muốn xây dựng một TP Hà Nội trước hết là phải an toàn cho cư dân; sau mới hướng tới hiện đại, văn minh, văn hiến…, PetroTimes mở loạt bài: “Ai đã "băm nát" quy hoạch Hà Nội?".

Tháng 5/2022, Bộ Chính trị có Nghị quyết 15 đặt ra mục tiêu đến 2030 Thủ đô Hà Nội là thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực…

Tuy nhiên thời gian qua quy hoạch của Thành phố dường như không hề được tôn trọng, trật tự xây dựng “có cũng như không”, những quy định, kiểm tra, giám sát về PCCC bị buông lỏng… dẫn đến sinh mạng người dân không được đảm bảo; môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; hạ tầng quá tải; giao thông bức bối…

Bài 1:
Mục tiêu đến 2030 Thủ đô Hà Nội là thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại...
 

Những khu đô thị “kiểu mẫu" từng một thời tự hào về một không gian đáng sống cho người dân giờ đây đều trong tình trạng “nát như tương bần"; cộng đồng dân cư phải sống trong tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế.

Những khu tái định cư (dành cho người dân bị thu hồi đất) đa phần đều bị dân tình ca thán vì chất lượng xây dựng quá kém. Cư dân vừa về ở được một vài năm thì các hạng mục đều xuống cấp trầm trọng, khiến cho người dân hết sức khổ sở.

Rồi bao nhiêu dự án “treo”, quy hoạch “treo” hàng vài chục năm chưa thấy “động đậy" cũng khiến cho người dân sinh sống trong khu vực thậm khổ; đi không được, ở cũng không xong.

Việc quy hoạch, di rời trụ sở các cơ quan bộ, ngành cũng chỉ “hot" được một thời gian, rồi “đâu lại đóng đấy”.

Sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành từ dưới lên trên cũng nhiệt tình “góp sức" cho các bên tha hồ điều chỉnh quy hoạch, xây thêm nhiều hơn những cao ốc tại những tuyến đường vốn đã quá tải về mật độ xây dựng, mật độ giao thông.

Đi cùng với mật độ xây dựng, mật độ dân số tăng đến chóng mặt thì môi trường sống đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hà Nội đã trở thành một trong số những thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất thế giới.

Nghiêm trọng hơn, hàng loạt vụ hỏa hoạn lớn nhỏ xảy ra tại các chung cư cũ - mới, nhà dân, quán karaoke, khu nhà xưởng… đặc biệt là vụ cháy tại một chung cư mini trên địa bàn quận Thanh Xuân tháng 9/2023 khiến 56 người tử vong thêm một lần nữa gióng lên lời cảnh tỉnh về hậu quả của việc coi nhẹ tuân thủ quy hoạch.

(Còn tiếp)

Minh Tiến

Theo petrotimes.vn Copy
Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam tốc độ 350km/h

Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam tốc độ 350km/h

Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350km h.
Đại biểu Quốc hội muốn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị

Đại biểu Quốc hội muốn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.
Trình thông qua đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Trình thông qua đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Theo Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, đến nay Đồ án đã đủ điều kiện báo cáo, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy trình, quy định.
Quy hoạch Thủ đô: Cần hạn chế phát triển tự phát theo 'vết dầu loang”

Quy hoạch Thủ đô: Cần hạn chế phát triển tự phát theo "vết dầu loang”

Sáng 21/11, do Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 4: “Sống trong sợ hãi' tại các khu tái định cư

Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 4: “Sống trong sợ hãi" tại các khu tái định cư

Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP Hà Nội toàn thành phố hiện có gần 200 toà chung cư tái định cư, với khoảng 18 ngàn căn hộ do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bàn giao, đưa vào sử dụng.
Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 2: Khu đô thị kiểu mẫu bị 'phá nát' bởi các nhà cao tầng

Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 2: Khu đô thị kiểu mẫu bị "phá nát" bởi các nhà cao tầng

Linh Đàm là một trong hai khu đô thị được Bộ Xây dựng công nhận là Khu đô thị kiểu mẫu vào năm 2009. Tuy nhiên, đến nay, khu đô thị kiểu mẫu đã bị phá nát bởi các tòa nhà cao tầng được xây thêm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất...
Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 1: 'Những điều trông thấy mà đau đớn lòng'

Ai đã “băm nát” quy hoạch Hà Nội? Bài 1: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Với mục tiêu phản biện chính sách, mong muốn xây dựng một TP Hà Nội trước hết là phải an toàn cho cư dân; sau mới hướng tới hiện đại, văn minh, văn hiến…, PetroTimes mở loạt bài: “Ai đã "băm nát" quy hoạch Hà Nội?".
Bắc Giang: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân golf, dịch vụ Yên Dũng

Bắc Giang: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân golf, dịch vụ Yên Dũng

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân golf, dịch vụ Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/500.
Bất động sản Biz