Bất động sản Biz

WeWork - Con cưng của giới đầu tư mạo hiểm sắp nộp đơn phá sản

Thứ ba, 14/11/2023 | 06:46 Theo dõi BĐS Biz trên
Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, năm 2020, họ lỗ 3,2 tỷ USD, quý I/2021 - họ lỗ thêm 2,1 tỷ USD, tăng mạnh từ mức 556 triệu USD trong quý I/2020.
Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, năm 2020, WeWork lỗ 3,2 tỷ USD và đến quý I/2021 lỗ thêm 2,1 tỷ USD, tăng mạnh từ mức 556 triệu USD trong quý I/2020.
 

WeWork được thành lập từ năm 2010 với quy mô chỉ khoảng 10 nhân sự, công ty startup này đã được định giá đến 47 tỷ USD, chính thức trở thành "siêu kỳ lân" vào năm 2019. Tại thời điểm đó, WeWork có tới 930.000 mét vuông văn phòng trên 86 thành phố thuộc 32 quốc gia gồm các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Đông Bắc Á và cả Đông Nam Á.

Người sáng lập WeWork là Adam Neumann và Miguel Mckelvey bắt đầu với việc thuê văn phòng giá rẻ, sau đó tân trang và cho các công ty cũng như cá nhân thuê lại với rất nhiều lựa chọn : thuê theo giờ, theo buổi, ngày, tuần hoặc tháng hay thuê dài hạn.

Năm 2019, Co-Founder của WeWork là ông Adam Neumann đã đưa ra một kế hoạch IPO vô cùng hoành tráng, với định giá doanh nghiệp lên đến 47 tỷ USD – một mình SoftBank đã đổ vào ‘kỳ lân nhiều sừng’ này tới 10 tỷ USD. Và nếu thương vụ thành công, thì đây sẽ một trong những là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ của nước Mỹ. Tuy nhiên, từ hồ sơ mà WeWork nộp lên cơ quan chức năng của Mỹ để chuẩn bị cho kế hoạch IPO, đã tiết lộ những góc khuất ‘đáng báo động’ của họ: như phong cấp quản trị công ty kỳ dị của Adam Neumann, những khoản lỗ khổng lồ…

Đến tháng 6, WeWork duy trì 777 địa điểm trên 39 quốc gia, trong đó 30% ở Mỹ. Công ty sẽ đối diện khoản tiền thuê nhà ước tính 10 tỷ USD bắt đầu từ nửa cuối năm nay đến cuối năm 2027 và thêm 15 tỷ USD bắt đầu từ 2028.

Điều này đã khiến kế hoạch IPO của Adam Neumann trở tan vỡ và WeWork được định giá chỉ còn khoảng 8 tỷ USD. Không những thế, 2 nhà sáng lập Adam Neumann và Miguel McKelvey đều phải rời công ty sau khi chuyển giao quyền quản trị - quản lý cho SoftBank. Ngay lập tức, Chủ tịch SoftBank Masayoshi Son đã cử Marcelo Claure xuống làm Chủ tịch và thuê Sandeep Mathrani làm Giám đốc điều hành của WeWork.

Nhưng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến WeWork khi năm 2020, họ lỗ 3,2 tỷ USD, quý I/2021 - họ lỗ thêm 2,1 tỷ USD, tăng mạnh từ mức 556 triệu USD trong quý I/2020.

Đầu tháng 4/2020, tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) hủy bỏ thương vụ chi 3 tỷ USD để mua cổ phiếu WeWork từ nhà Đồng sáng lập Adam Neumann và các cổ đông khác – một thỏa thuận có thể mang tới cho vị cựu CEO gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, SoftBank tiếp tục cho WeWork vay 1,1 tỷ USD – thể hiện quyết tâm không ‘bỏ rơi’ đứa con đang gặp nhiều khó khăn này.

Vào tháng 3/2021, WeWork và Adam Neumann đã cùng có 1 thỏa thuận mới để chấm dứt tranh chấp.

Cuối 2021, WeWork đã thành công IPO thông qua phương thức hợp nhất với SPAC BowX Acquisition Corp. Quá trình hợp nhất chính thức hoàn tất vào ngày 20/10/2021, mang đến cho WeWork tổng số tiền mặt trị giá khoảng 1,3 tỷ USD như đã công bố cùng cơ sở hỗ trợ vốn chủ sở hữu từ Cushman & Wakefield.

Thỏa thuận cho phép Neumann chuyển khoảng 480 triệu USD cổ phiếu cho SoftBank, đồng thời yêu cầu anh phải tránh xa vai trò của mình trong hội đồng quản trị WeWork trong một năm. SoftBank cũng sẽ trả cho Neumann 50 triệu USD để trang trải các khoản phí pháp lý và 50 triệu khác bổ sung như một phần của khoản phí không cạnh tranh đã hứa. Neumann cũng được gia hạn 5 năm đối với khoản vay 430 triệu USD từ SoftBank.

Thỏa thuận này có nghĩa là Neumann sẽ phải bán khoảng 1/4 vị trí của mình tại WeWork và việc dàn xếp sẽ chấm dứt tranh chấp pháp lý cấp cao giữa Neumann – SoftBank.

Đến 2023, cổ phiếu WeWork đã giảm 96% và riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 WeWork đã "vung tay" 530 triệu USD, hiện chỉ còn khoảng 205 triệu USD tiền mặt. Trong khi startup này còn khoản nợ dài hạn 2,9 tỷ USD và hơn 13 tỷ USD tiền thuê mặt bằng phải thanh toán.

Kỳ lân công nghệ một thời cũng đã trễ hạn thanh toán trái phiếu đợt 2/10 và đang sắp hết thúc thời gian gia hạn 30 ngày. Hôm 31/10, công ty cho biết họ đã đạt được thỏa thuận với các trái chủ để cho phép họ có thêm 7 ngày đàm phán với các bên liên quan trước khi tình trạng vỡ nợ được kích hoạt.

Hoàng Đan

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz