Nợ phải trả của Đèo Cả cuối quý 3/2022 đạt 27.105 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ghi nhận 20.835 tỷ đồng khiến doanh nghiệp tăng mạnh chi phí lãi vay lên gần 165 tỷ, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Con số này cũng khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thu hẹp trong quý 3.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu 563 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Khấu từ giá vốn, lợi nhuận gộp Công ty tăng nhẹ từ 211 tỷ lên 257,5 tỷ đồng.
Ngược lại, hoạt động tài chính giảm sút với doanh thu giảm mạnh, chỉ còn gần 2 tỷ đồng so với cùng kỳ hơn 16 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc quý III/2022 công ty bị hụt thu khoản cổ tức, lợi nhuận được chia của cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lãi từ tiền gửi, tiền cho vay của doanh nghiệp cũng sụt giảm từ hơn 4,3 tỷ đồng xuống còn xấp xỉ 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí tài chính kỳ này tăng mạnh, ghi nhận 164,8 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với con số 87,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, toàn bộ chi phí tài chính tại HHV kỳ này là chi phí lãi vay, với việc tăng mạnh chi phí lãi vay lên gần 165 tỉ đồng đã thu hẹp lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Một điểm sáng trong kết quả kinh doanh của Đèo Cả là trong quý III/2022 đã có lãi tại công ty liên doanh, liên kết đạt 13 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đang lỗ hơn 20 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ đi mọi chi phí và thuế, Đèo Cả báo lãi 80,7 tỷ đồng, giảm gần 1 tỷ đồng so với cùng kỳ, dù mức giảm không đáng kể nhưng có thể thấy lợi nhuận doanh nghiệp đã đi lùi so với quý 3/2021.
Phía doanh nghiệp giải trình, lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 bị sụt giảm là do đặc thù hoạt động thi công cầu, đường bị ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, nhất là giai đoạn bước vào mùa mưa, dẫn đến công tác thi công bị gián đoạn. Điều này khiến doanh thu xây lắp bị sụt giảm. Ngoài ra, chi phí vốn tăng, đặc biệt đối với hoạt động thi công xây lắp, khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu, giá xăng dầu... đã làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của Đèo cả.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 1.478 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 240 tỷ, tăng lần lượt 19% và 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 2.515 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 396 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đã đạt 59% chỉ tiêu doanh thu và khoảng 61% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng, doanh thu các trạm thu phí BOT chiếm 75% với 1.112 tỷ đồng, tăng 20% so với 9 tháng năm 2021. Hoạt động xây lắp mang về 320 tỷ đồng (chiếm 22%) tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lại là doanh thu hoạt động tu bảo dưỡng hầm đường, cung cấp dịch vụ trung chuyển.
Hiện, Đèo Cả đang triển khai các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, dự án đường ven biển qua các địa phương với tổng giá trị hợp đồng đang thực hiện khoảng 2.000 tỷ, đây là cơ sở để HHV đẩy mạnh tham gia thi công các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 sẽ được khởi công vào cuối năm nay.
Bên cạnh đó, HHV cho biết đang quản lý, khai thác hơn 25km hầm đường bộ, hơn 265km đường cao tốc và đường Quốc lộ, cùng với tổ chức quản lý 15 trạm thu phí dịch vụ sử dụng công trình giao thông.
Gánh nặng nợ vay hơn 20.000 tỷ
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Đèo Cả là 35.020 tỷ đồng, tăng nhẹ 1.057 tỷ đồng so với con số 33.963 tỷ đồng đầu năm. Trong đó, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất là 28.562 tỷ đồng (chiếm 82%); hàng tồn kho của công ty tăng gấp 4 lần so với đầu năm lên mức 153 tỷ đồng; khoản tiền, tương đương với tiền, tiền gửi có kỳ hạn đạt 514 tỷ đồng.
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của Đèo Cả tại thời điểm 30/9 đạt 27.105 tỷ đồng, tăng 3,1% so với đầu năm và chiếm tới 77,4% tổng tài sản và cao gấp 3,4 lần vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đạt 7.915 tỷ đồng tại ngày 30/9 bao gồm 769 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trong cơ cấu nợ, chủ yếu là nợ dài hạn với 23.790 tỷ đồng và nợ ngắn hạn chỉ ở mức 3.314 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ đạt 425 tỷ đồng.
Nợ vay của doanh nghiệp ghi nhận 20.835 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nguồn vốn. Chủ nợ lớn nhất của Đèo Cả là Ngân hàng Vietinbank với các khoản vay ngắn cũng như dài hạn lên đến 19.456 tỷ đồng, tương đương chiếm 93% tổng nợ vay của doanh nghiệp.
Cụ thể, về khoản vay ngắn hạn, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng cho doanh nghiệp vay hơn 116 tỷ đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh với tài sản đảm bảo là cà vẹt xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà tại căn hộ Plaza và hình thức tín chấp.
Về khoản vay dài hạn, Đèo Cả vay Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội 4 khoản vay trị giá lần lượt là 2.500 tỷ đồng, 4.182 tỷ đồng, 4.800 tỷ đồng và 1.190 tỷ đồng. Cả 4 khoản vay trên đều được bảo đảm bằng quyền thu phí của dự án BOT với thời hạn vay dao động từ 15 đến 20 năm.
9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đi vay thêm 383 tỷ, đồng thời trả nợ gốc vay 655 tỷ đồng. Tổng chi phí lãi vay ba quý đầu năm là 480 tỷ đồng.
Muốn huy động 2.674 tỷ đồng làm các dự án hạ tầng, đầu tư bất động sản và trả nợ
Đầu tháng 10/2022, Đèo Cả công bố phương án huy động gần 2.674 tỷ đồng thông qua việc chào bán 267,38 triệu cổ phiếu ra công chúng. Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là lần đầu tiên HHV chào bán cổ phiếu ra công chúng kể từ khi bắt đầu giao dịch trên UPCOM vào năm 2015.
Thời gian nhận đăng ký mua từ ngày 1/11 đến hết ngày 1/12. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ ngày 1/11 đến hết ngày 25/11. Tổ chức đứng ra tư vấn cho việc phát hành là CTCP Chứng khoán Everest.
Về mục đích sử dụng vốn, trong 2.674 tỷ đồng thu được, HHV sẽ dành 1.300 tỷ đồng, tương ứng 63% tổng số vốn để hợp tác kinh doanh với CTCP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. 370 tỷ đồng HHV dự định hợp tác kinh doanh với CTCP Tập đoàn Đèo Cả để tham dự dự án đường Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1.
Bên cạnh đó, HHV sẽ trích ra 492 tỷ đồng để bổ sung vốn phục vụ cho các hoạt động công ty, như trả nợ cho Tập đoàn Đèo Cả, trả nợ CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT, trả nợ CTCP Đầu tư Hạ tầng miền Bắc và bổ sung vốn để thực hiện các gói thầu cho dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dự án cao tốc Bắc Nam,...
Ngoài ra, HHV sẽ dành ra 329 tỷ đồng để đầu tư vào bất động sản, bao gồm nhận chuyển nhượng bất động sản tại số 502 Xã Đàn, Hà Nội; bất động sản tại 44 Trần Hưng Đạo, Phú Yên và bất động sản tại tỉnh Lạng Sơn.
Trước đó, đại diện HHV cũng đã đề cập đến việc doanh nghiệp có ý định chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn, từ đó có nguồn tiền tham gia đầu tư tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo (đi qua ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) dự kiến hoàn thành cuối năm 2023 và bắt đầu đưa vào sử dụng. Tuyến đường này có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 85 làm đại diện cơ quan quản lý Nhà nước tại dự án; Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty 194 làm nhà đầu tư. Dự án được khởi công từ tháng 12/2021, dự kiến thi công trong 24 tháng, với quy mô 4 làn xe.
Ngoài dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Đèo Cả cũng đang thực hiện các thủ tục trình lên cấp trên để được thông qua triển khai như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh và dự án Tân Phú - Bảo Lộc.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên sáng 28/10/2022, cổ phiếu HHV đạt thị giá, 9.950 đồng/cp, thấp hơn so với mức giá 10.000 đồng/cp theo phương án chào bán vừa được doanh nghiệp công bố.
Công ty Đèo Cả (Mã chứng khoán HHV - HoSE) dự kiến phát hành hơn 267,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Giá chào bán cổ phiếu là 10.000 đồng CP.
Chỉ trong thời gian ngắn, Tập đoàn Đèo Cả đã bắt tay hợp tác với hai doanh nghiệp lớn là Tập đoàn Hưng Thịnh và TTC Land.
Loạt ông lớn bất động sản bắt tay hợp tác với ‘ông trùm’ khoan hầm Việt Nam
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...