Theo Công ty Chứng khoán VnDirect (VnDirect), ngay từ đầu năm 2023, khó khăn cho khối doanh nghiệp bất động sản trong nghĩa vụ thanh toán nợ ngày càng gia tăng, doanh nghiệp phải đối diện nguy cơ mất khả năng thanh khoản, trong bối cảnh hoạt động tái cơ cấu nợ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn và bán hàng ảm đạm.
Trong báo cáo mới đây, VNDirect cho rằng thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) còn nhiều áp lực trong 3-6 tháng tới vào giai đoạn cao điểm của trái phiếu đáo hạn. Ngay từ đầu năm 2023, VNDirect nhận thấy ngày càng gia tăng doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn trong nghĩa vụ thanh toán nợ và đối diện nguy cơ mất khả năng thanh khoản, trong bối cảnh hoạt động tái cơ cấu nợ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn và bán hàng ảm đạm.
Đội ngũ phân tích ước tính khối lượng trái phiếu doanh nghiệp BĐS đáo hạn trong quý 2 khoảng 37.642 tỷ đồng, tăng 306,4% so với cùng kỳ và 65.905 tỷ đồng trong nửa cuối 2023, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, vào giữa tháng 2/2023, 54 tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã thông báo chậm trả lãi, làm dấy lên lo ngại về thanh khoản.
VNDirect ước tính khoảng 23.000 tỷ đồng trái phiếu từ các tổ chức này sẽ đáo hạn trong 2023 (~90% đến từ doanh nghiệp BĐS). Ngoài ra, tỷ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp BĐS niêm yết hiện tại đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất của giai đoạn 2011-2013.
Dù sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp BĐS không thực sự tích cực, song VNDirect đánh giá vẫn tốt hơn so với chu kỳ “đóng băng” 2011-2013. Dựa trên báo cáo tài chính của 210 doanh nghiệp BĐS (bao gồm 118 công ty niêm yết và 92 công ty chưa niêm yết) có thể thấy tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu hiện tại lành mạnh hơn giai đoạn 2011-2013. Và tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản thấp hơn cho thấy áp lực giải phóng hàng tồn kho thấp hơn so với giai đoạn 2011- 2013.
Ở góc nhìn tích cực, VNDirect cho rằng những chính sách Chính phủ đã đưa ra dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp với thị trường bất động sản nếu được triển khai sẽ giúp giảm áp lực thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản trong ngắn hạn.
Cụ thể, giải pháp được nêu tại dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh bền vững (ngày 17/2), bao gồm: đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn; tiếp tục cấp tín dụng với dự án bất động sản có phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực tài chính, giảm lãi suất cho vay; đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân (tương tự gói 30.000 tỷ đồng đã phát hành trong giai đoạn 2013-2016).
Bên cạnh đó, dự thảo mới nhất về sửa đổi Nghị định 65 đề xuất cho phép các trái phiếu đã phát hành được đàm phán gia hạn thêm thời gian và nới lỏng một số điều kiện phát hành. Đó là những yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản tháo gỡ khó khăn về thanh khoản trong thời gian tới.
Đi kèm với đó, VNDirect cũng nhấn mạnh về việc khôi phục niềm tin của người mua nhà - một vấn đề cấp thiết để thị trường bất động sản có thể "đảo chiều".
VNDirect dự báo, hiện tại định giá ngành bất động sản Việt Nam đang khá rẻ, giao dịch ở mức P/B chỉ 1,5 lần. Ảnh minh họa
VNDirect dự báo, hiện tại định giá ngành bất động sản Việt Nam đang khá rẻ, giao dịch ở mức P/B chỉ 1,5 lần, thấp hơn 44% so với trung bình 3 năm là 2,7 lần. Tuy nhiên, giá cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản có thể sẽ còn nhiều áp lực trong 3-6 tháng tới vào giai đoạn cao điểm của trái phiếu đáo hạn.
Mặc dù các cơ quan quản lý hiện đang khẩn trương rà soát tháo gỡ các vướng mắc trên thị trường bất động sản, song thời điểm thực thi các chính sách này vẫn còn đang bỏ ngõ.
Bên cạnh đó, các giải pháp về vấn đề tiếp cận nguồn vốn như đã đề cập ở trên nếu được thực hiện, sẽ tác động đến các doanh nghiệp bất động sản lớn, có sức khỏe tài chính lành mạnh hơn là những doanh nghiệp nhỏ với xếp hạng tín dụng yếu sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn trong tương lai gần.
Trong khi hoạt động bán hàng sẽ khó khởi sắc ít nhất đến cuối năm 2023, trong bối cảnh tâm lý của nhà đầu tư chưa được cải thiện, môi trường lãi suất cao và nguồn cung mới ảm đạm do quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật đất đai sửa đổi.
11 tháng năm 2023, cả nước có 4.312 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 247.054 tỷ đồng, tương đương với 52,6% và 57,1% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này đang ở mức hơn 205.462 tỷ đồng, giảm 3,5% so với thời điểm đầu năm; trong đó, tổng dư nợ vay tài chính là 58.944 tỷ đồng, cao gấp 1,34 lần vốn chủ sở hữu...
CTCP Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán FLC) cho biết đã nhận được đơn xin từ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của ông Nguyễn Tri Thống nhưng lý do vị lãnh đạo này rời ghế chưa được công bố.
Theo đề xuất ban đầu của Novaland, khu đô thị phức hợp được xây dựng trên diện tích 30.000 ha, bao gồm nhà ở, biệt thự du lịch, trung tâm thương mại, trường học, công viên cây xanh,... Tổng mức đầu tư cho dự án theo đề xuất khoảng 10 tỷ USD.
Đứng đầu trong danh sách này là Công ty CP Thị Nại Eco Bay (địa chỉ tại Khu đô thị mới Bắc sông Hà Thanh, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) khi nợ hơn 219 tỷ đồng.
Nhà Khang Điền hiện có 3 dự án trọng điểm đã có được giấy phép xây dựng, bao gồm The Privia, The Clarita và The Solina giai đoạn 1 (500 căn thấp tầng, đã hoàn tất thủ tục đền bù).
Công ty cổ phần Tập Đoàn Nam Cường Hà Nội đã không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo tài chính bán niên năm 2022, năm 2021, bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2022, năm 2021, bán niên năm 2021…