Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đứng vị trí thứ 116 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Vinaconex là ai ? Vinaconex có năng lực như thế nào? Vinaconex đã xây dựng những công trình nào ?
Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đứng vị trí thứ 116 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Vinaconex là ai ? Vinaconex có năng lực như thế nào? Vinaconex đã xây dựng những công trình nào ?
Vinaconex là cách gọi tắt của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HOSE: VCG; Tên Tiếng Anh: Vietnam Construction And Import-Export Joint Stock Corporation). Vinaconex có địa chỉ Tòa nhà Vinaconex - 34 Láng Hạ - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
Tổng Cty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam tiền thân là Cty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988. Ngày 20/11/1995 Tổng Cty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được thành lập.
Là Tổng cty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư, thiết kế, khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và nguyên liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên viên và lao động ra nước ngoài.
Hiện nay, Vinaconex có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào 5 cty liên doanh và 14 cty liên kết hoạt động trong vô số lĩnh vực trên khắp mọi miền của đất nước. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Vinaconex lên tới hơn 40.000 người gồm nhiều cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm.
Vinaconex xác định chất lượng sản phẩm, dịch vụ là uy tín, là hiệu quả, là nền tảng của sự phát triển.
Vinaconex coi trọng yếu tố con người, do đó luôn luôn lưu ý đến công tác đào tạo, cập nhật kiến thức cho toàn thể Cán bộ Công nhân viên, tạo ra môi trường làm việc thuận tiện với cơ sợ hạ tầng tân tiến nhằm phát huy tối đa năng lực của mọi thành viên.
Vinaconex cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thích hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng
27/9/1988: Thành lập Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài quản lý hơn 13.000 cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô.
10/8/1991: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động.
20/11/1995: Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được thành lập và hoạt động đa doanh trong lĩnh vực như:
Xây lắp (gồm xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, v.v.)
Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác
Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác
13/5/2004 Vinaconex được chọn là 1 trong các Tổng Công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng Công ty.
27/11/2006, Đại hội cổ đông thành lập Tổng Công ty cổ phần đã được áp dụng và Vinaconex đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần.
5/9/2008 Cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VCG. Nhà nước hoàn tất việc thoái vốn toàn bộ tại Vinaconex vào tháng 12/2018.
11/01/2019 Nhà nước hoàn tất việc thoái vốn toàn bộ tại Tổng công ty Vinaconex. Tổng công ty tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 để bầu thay cho thế Thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2022.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Vinaconex: xây lắp công trình, đầu tư – kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế và sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, các lĩnh vực khác (kinh doanh thương mại – dịch vụ – khách sạn, khu vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo, bóng đá, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ và dịch vụ đô thị)
Kinh doanh bất động sản là một trong hai lĩnh vực kinh doanh then chốt của Vinaconex. Lĩnh vực này được Tổng công ty quan tâm và phát triển từ năm 1995, Vinaconex bắt đầu triển khai đầu tư Dự án Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính và Trung tâm thương mại Tràng Tiền tại Hà Nội.
Các loại hình kinh doanh bất động sản của Vinaconex: đầu tư và kinh doanh các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ ca0, nhà và văn phòng cho thuê, các khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, khách sạn, các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản khác.
Một số dự án bất động sản Vinaconex và các công ty thành viên đã và đang triển khai
Khu Đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội)
Trung tâm Thương mại Tràng Tiền (Hà Nội)
Trung tâm Thương mại Thanh Hóa (Thanh Hóa)
Khách sạn Suối mơ (Hạ Long)
Khách sạn Holiday View (Cát Bà)
Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Bắc Phú Cát (Hà Tây)
Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Nội)
Khu phức hợp nghỉ dưỡng biệt thự biển cao cấp, bến du thuyền, casino và công viên giải trí Cát Bà Amatina (Đảo Cát Bà, Hải Phòng)
Dự án Khu đô thị nhà ở cao tầng kết hợp Thương mại dịch vụ VINACONEX Thảo Điền (Thành phố Hồ Chí Minh)
Dự án xây dựng hạ tầng khu Công nghệ cao trong Khu công nghiệp Hòa Lạc (Hà Tây)
Chủ tịch HĐQT Vinaconex hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh (77 tuổi), ông Thanh ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Vinaconex từ năm 2017 trước đó ông Thanh là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn COTANA (HNX: CSC) năm 2004.
Về quá trình công tác của ông Đào Ngọc Thanh như sau: Từ tháng 08 năm 2014 : Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam
Từ năm 2007 : Chủ tịch HĐQT – Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam . Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển .Bất động sản HUDLAND.
Từ năm 2004 đến tháng 10 năm 2004 : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam
Từ năm 1971 đến năm 2004 : Giảng viên chính, Chủ nhiệm bộ môn Trường Đại học Xây dựng.
Tổng Giám đốc Vinaconex hiện nay là ông Nguyễn Xuân Đông (57 tuổi). ông Đông từng là Chủ tịch HĐQT Vinaconex 25.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG) có kết quả kinh doanh quý II/2023 không khả quan với lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại báo cáo tài chính riêng, Vinaconex cho biết lợi nhuận sau thuế quý II/2023 của tổng công ty đạt 36 tỷ đồng, giảm 25,6 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 41,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023, doanh thu Vinaconex đạt 4.566 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng đạt 4.137 tỷ đồng, tăng 122% và cao hơn mức tăng doanh thu, các khoản chi phí phí khác đều tăng như chi phí tài chính tăng 24% đạt 245 tỷ đồng; riêng chi phí lãi vay là 213 tỷ đồng, tăng 10%; ngoài ra, chi phí bán hàng tăng gần 24 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 104 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý II/2023 Vinaconex đạt 130,3 tỷ đồng, giảm 41,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến việc lợi nhuận hợp nhất quý II/2023 của Công ty giảm là do giá vốn của hoạt động kinh doanh cùng với chi phí hoạt động tài chính đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, từ đầu năm 2023 đến nay, các công ty con, công ty liên doanh, liên kết trong hệ thống đều bị ảnh hưởng chung bởi những khó khăn của kinh tế trong nước dẫn đến kết quả kinh doanh đều bị giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinaconex đạt 6.532 tỷ đồng doanh thu, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt gần 139,2 tỷ đồng, giảm 81%.
Trong đó, cơ cấu doanh thu 6 tháng của Vinaconex chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp với 3.922 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng góp 1.659 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp là 337 tỷ đồng, kinh doanh giáo dục là 126 tỷ đồng, các khoản còn lại là 487 tỷ đồng.
Năm 2023, Vinaconex đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 16.340 tỷ đồng, tăng 70% so với thực hiện năm 2022 và lợi nhuận sau thuế 860 tỷ đồng, giảm 8%. Với kết quả 6 tháng, Vinaconex đã hoàn thành 42% kế hoạch về tổng doanh thu và 15,3% kế hoạch về lợi nhuận sau thuế cả năm.
Tính đến ngày 30/6/2023, Vinaconex có tổng tài sản đạt hơn 31.409 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so đầu năm. Trong đó, Vinaconex nắm giữ gần 1.274 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 26%. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.928 tỷ đồng, tăng 19%, trong đó 67 tỷ đồng là khoản đầu tư trái phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/7, cổ phiếu VCG tăng 1,38% lên mức 25.750 đồng/CP.